Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan cho biết chính phủ Hoa Kỳ nhận thấy Israel đang mang trên vai "một gánh nặng bất thường, thậm chí là chưa từng có trong cuộc xung đột này".
Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan tái khẳng định quan điểm chính thức của chính phủ Hoa Kỳ rằng, không có nạn diệt chủng nào đang xảy ra trong bối cảnh thường dân Palestine tại Gaza liên tục bị sát hại bởi những cuộc đọ súng trong cuộc chiến vẫn c̣n đang tiếp diễn giữa Israel và nhóm khủng bố Hamas.
C
ố vấn An ninh Quốc gia ông Jake Sullivan nói chuyện trong một cuộc họp báo tại Ṭa Bạch Ốc (Ảnh: Jim Watson/AFP qua Getty Images)
"Chúng tôi không nghĩ rằng những ǵ đang xảy ra tại Gaza là một cuộc diệt chủng", ông Sullivan nói với các phóng viên hôm thứ Hai 13/05/24.
"Chúng tôi đă kiên quyết bác bỏ ư kiến này".
Khi được hỏi về các tiêu chuẩn mà phía Hoa Kỳ sử dụng để đưa ra kết luận này, ông Sullivan trả lời rằng, họ đang sử dụng
"các thuật ngữ được cộng đồng quốc tế thừa nhận về tội diệt chủng, trong đó có việc lấy động cơ làm trọng tâm". Để giải thích thêm về lập trường quan điểm này, ông giới thiệu cho các phóng viên về bản phân tích pháp lư mà Ṭa Bạch Ốc đă tŕnh bày trước Ṭa án Công lư Quốc tế.
Liên Hiệp Quốc có định nghĩa,
"tội diệt chủng là một loạt những hành vi phạm tội với động cơ hủy hoại toàn bộ hoặc một phần một quốc gia, dân tộc, chủng tộc, hoặc tôn giáo".
Những hành vi cụ thể được nhắc đến gồm có sát hại nhiều thành viên trong một nhóm người, gây ra
"tổn hại nghiêm trọng về mặt thể xác hoặc tinh thần cho các thành viên của nhóm đó, gây tổn hại một cách có chủ đích đến điều kiện sinh sống nhằm hủy hoại về mặt thể chất đối với toàn bộ hoặc một phần nhóm người đó, và sử dụng các biện pháp nhằm ngăn chặn việc sinh sản trong nhóm người đó".
Định nghĩa của Liên Hiệp Quốc cũng nêu ra rằng, cần phải đưa ra được bằng chứng cụ thể để chứng minh chủ đích hủy hoại về mặt thể chất đối với một nhóm người đó. Đây là điều mà Văn pḥng Chống Nạn Diệt chủng của Liên Hiệp Quốc cho là yếu tố khó xác định nhất. Văn pḥng này tuyên bố, sự phá hoại về mặt văn hóa hay đơn giản là chủ đích giải thể một nhóm người là chưa đủ, tuy nhiên tội diệt chủng th́ được xem là sự hủy hoại đối với chỉ một phần trong số bốn nhóm người trên (quốc gia, dân tộc, chủng tộc hoặc tôn giáo), miễn là nhóm người đó là có thể được nhận biết và "có số lượng đáng kể" hay là thuộc về một phạm vi địa lư hạn hẹp. Các nhóm chính trị không được nhắc đến trong công ước quốc tế này.
Hôm thứ Hai 13/05, ông Sullivan nói với các phóng viên trong buổi họp báo rằng Hoa Kỳ xem cuộc chiến tranh này là một cuộc xung đột giữa quốc gia Israel và bọn khủng bố Hồi giáo Hamas. Sứ mạng của Israel là đánh bại bọn Hamas và đưa tên thủ lĩnh Yahya Sinwar của nhóm khủng bố này ra trước công lư, trong khi mục tiêu của bọn Hamas là
"tiêu diệt Israel và sát hại càng nhiều người Do Thái càng tốt", ông cho biết.
Chính phủ Hoa Kỳ luôn phân biệt bọn khủng bố Hamas với thường dân Palestine, những người mà theo ông Sullivan,
"vẫn phải sống trong địa ngục kể từ khi bọn Hamas vi phạm lệnh ngừng bắn trước đó và khai chiến vào ngày 07/10/2023 với việc tấn công thảm sát man rợ ở miền Nam Israel, và sát hại khoảng 1,200 người, đồng thời bắt giữ hơn 200 con tin".
"Thương vong và bi kịch mà họ đă phải chịu đựng là không thể tưởng tượng nổi", ông nói.
"Nỗi đau đớn và sự khổ sở là hết sức to lớn. Những thường dân không đáng phải chịu đựng những chuyện chết chóc đau thương như thế này".
Ông Sullivan cũng nói rằng, chính phủ Mỹ nhận thấy Israel đang mang trên vai
"một gánh nặng bất thường, thậm chí là chưa từng có trong cuộc chiến này". Ông chỉ trích bọn Hamas
"v́ đă đặt các thường dân vô tội vào các cuộc đọ súng bằng cách sử dụng các bệnh viện, trường học, và các cơ sở dân sự khác để phục vụ cho mục đích quân sự, cũng như xây dựng mạng lưới đường hầm quân sự bên dưới các khu dân cư".
Tuy nhiên, ông cho biết chính phủ TT Biden cảm thấy rằng những t́nh huống như thế này không làm
"giảm bớt trách nhiệm của Israel trong việc làm tất cả những ǵ có thể để bảo vệ cho các thường dân vô tội". Ông tái khẳng định nỗ lực của chính phủ trong việc cung cấp viện trợ nhân đạo khắp Dải Gaza, đồng thời thực hiện cam kết bảo vệ cho Israel, mặc dù đă từ chối cung cấp một số vũ khí tấn công, chẳng hạn như bom. Ông nói rằng, những vũ khí này có thể sẽ được sử dụng để tấn công thành phố Rafah.
Ông Sullivan tái khẳng định quan điểm của chính phủ về việc phản đối phát động một chiến dịch quân sự quy mô lớn tại trung tâm Rafah.
"Áp lực quân sự là cần thiết nhưng là chưa đủ để hoàn toàn đánh bại bọn Hamas", ông nói.
“Nếu những nỗ lực của quân đội Israel không gắn liền với một kế hoạch chính trị đối với tương lai của Gaza và người dân Palestine, th́ những kẻ khủng bố sẽ tiếp tục quay lại, và Israel sẽ vẫn bị đe dọa. Chúng tôi thấy rằng chuyện như thế này đang xảy ra tại Thành phố Gaza".
Chính phủ Hoa Kỳ cũng đang đàm phán với Israel về cách kết nối các chiến dịch quân sự với
"một chiến lược rơ ràng cuối cùng", hay
"một chiến lược hợp nhất toàn diện" nhằm bảo đảm sự bại trận lâu dài của bọn khủng bố Hamas và một giải pháp thay thế tốt hơn đối với người dân Palestine.
Trong khi đó, ông Sullivan cho biết chính phủ Mỹ tiếp tục nỗ lực hướng tới việc đạt được một thỏa thuận phóng thích những con tin c̣n lại, nhấn mạnh rằng
"sẽ đạt được thỏa thuận ngừng bắn trong nay mai nếu bọn Hamas chịu thả những con tin là phụ nữ, những người bị thương, và người cao niên. Thế giới kêu gọi nên kư kết một lệnh ngừng bắn", ông nói.
"Để đạt được lệnh ngừng bắn th́ cần yêu cầu bọn Hamas: Hăy quay lại bàn đàm phán để đạt được sự thỏa thuận này".
"Tôi không thể tiên đoán khi nào th́ sẽ đạt được thỏa thuận ngừng bắn. Nhưng tôi có thể nói rằng chúng tôi vẫn cam kết đẩy mạnh các vận động ngoại giao để đạt được kết quả đó, thay mặt tất cả những con tin người Mỹ cùng toàn bộ những con tin, cũng như đại diện cho việc đạt được ḥa b́nh lâu dài ở Gaza".