Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa kư sắc lệnh cho phép tịch thu tài sản thuộc về các công dân, công ty và thực thể Mỹ ở Nga trong một đợt leo thang căng thẳng kinh tế giữa 2 nước.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh minh họa IT
Sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào tháng 2/2022, phương Tây đă đóng băng khoảng 300 tỷ USD tài sản của Nga, chủ yếu thuộc sở hữu của ngân hàng trung ương nước này. Các loại tài sản này bao gồm các loại tiền tệ chính và trái phiếu chính phủ,
Mới đây, Quốc hội Mỹ thậm chí đă thông qua đạo luật cho phép Tổng thống Joe Biden phân bổ tài sản Nga bị phong tỏa ở Mỹ cho một quỹ đặc biệt nhằm hỗ trợ Ukraine.
Đáp trả những động thái của Mỹ, Tổng thống Putin ngày 23/5 kư sắc lệnh cho phép các thực thể Nga bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt của phương Tây nộp đơn yêu cầu chính phủ bồi thường. Theo sắc lệnh, Moscow sẽ xác định các loại tài sản tài chính của Mỹ ở Nga, gồm chứng khoán đă được niêm yết, bất động sản, động sản (tài sản di dời được), tài sản, tài khoản ngân hàng, cổ phần hoặc quyền sở hữu… để bồi thường cho những tổn thất mà Nga phải gánh chịu.
Kể từ khi chiến tranh bắt đầu, nhiều công ty phương Tây đă rời khỏi Nga. Những công ty c̣n lại hoặc đang trong quá tŕnh thoái vốn tại Nga hiện phải đối mặt với nguy cơ bị tịch thu tài sản.
Cả Nga và các quốc gia phương Tây đều cáo buộc lẫn nhau chiếm đoạt tài sản trong bối cảnh xung đột kinh tế đang diễn ra. Trong hai năm qua, Moscow đă đặt một số doanh nghiệp thuộc sở hữu của phương Tây dưới sự kiểm soát “tạm thời” của nhà nước trong khi phương Tây, đặc biệt là Mỹ liên tục áp đặt các biện pháp trừng phạt nặng nề chưa từng có lên các thực thể Nga.
Ở châu Âu, nơi nắm giữ phần lớn tài sản bị phong tỏa của Nga, ngày càng có nhiều tranh luận về việc sử dụng nguồn tài nguyên này để hỗ trợ Ukraine. Vào thứ Năm, ngày 23/ 5, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đă kêu gọi G7 áp dụng cách tiếp cận "tham vọng" hơn trong việc triển khai các quỹ này để hỗ trợ Kiev.
VietBF@ Sưu tập