Israel khẳng định tấn công Rafah sẽ không khiến người Palestine bị "hủy diệt", sau khi ICJ yêu cầu chấm dứt chiến dịch nhằm vào thành phố này.
"Israel chưa từng và sẽ không tiến hành các hoạt động quân sự có khả năng gây ra sự hủy diệt vật chất hoàn toàn hoặc một phần đối với điều kiện sinh sống của người dân Palestine ở Rafah", Cố vấn An ninh Quốc gia Israel Tzachi Hanegbi cho biết hôm 24/5.
B́nh luận được đưa ra sau khi Ṭa Công lư Quốc tế (ICJ), cơ quan tư pháp tối cao của Liên Hợp Quốc, ra phán quyết yêu cầu quân đội Israel ngừng ngay lập tức chiến dịch ở Rafah và "các hành động có khả năng phá hủy hoàn toàn hoặc một phần" cuộc sống của người dân tại đây.
Ṭa án cũng yêu cầu Tel Aviv tiếp tục mở cửa khẩu Rafah giữa biên giới Ai Cập và Palestine để duy tŕ ḍng viện trợ nhân đạo vào Dải Gaza. Israel từng đóng cửa khẩu này hồi đầu tháng khi mới bắt đầu tấn công thành phố cùng tên.
Binh sĩ Israel tại Dải Gaza trong bức ảnh đăng ngày 24/5. Ảnh: IDF
Giới chức Israel bác thông tin mà ICJ đưa ra, khẳng định các hoạt động quân sự của nước này ở Rafah hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế.
"Israel sẽ tiếp tục cho phép mở cửa khẩu Rafah để tiếp nhận viện trợ nhân đạo từ Ai Cập và ngăn các tay súng kiểm soát lối đi này. Các cáo buộc diệt chủng do Nam Phi đưa ra nhằm vào Israel tại ICJ là sai sự thật, thái quá và không thể chấp nhận về mặt đạo đức", tuyên bố có đoạn.
ICJ chuyên đứng ra giải quyết những khiếu nại pháp lư giữa các quốc gia về cáo buộc vi phạm luật pháp quốc tế. Phán quyết của ICJ mang tính ràng buộc, nhưng cơ quan này không có phương thức đảm bảo thực thi phán quyết.
Nam Phi năm ngoái kiện Israel lên ICJ, cáo buộc nước này vi phạm các nghĩa vụ được quy định trong Công ước về Ngăn ngừa và Trừng phạt tội Diệt chủng năm 1948 của Liên Hợp Quốc. Trong phán quyết hồi tháng 1, ICJ cho biết cơ quan này chưa xem xét liệu Israel có phạm tội diệt chủng ở Dải Gaza hay không, thêm rằng quá tŕnh đánh giá sẽ phải mất vài năm.
Trong trường hợp Israel phớt lờ phán quyết của ṭa án, vấn đề sẽ được đưa lên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, nơi Mỹ có thể sẽ đứng về phía đồng minh Israel bằng cách dùng quyền phủ quyết. Dù vậy, phán quyết của ICJ được cho là sẽ khiến sức ép về pháp lư đối với với Tel Aviv gia tăng.
Rafah là thành phố cực nam ở Dải Gaza, hiện có khoảng 1,4 triệu người Palestine trú ngụ sau khi chạy nạn tới từ các khu vực khác ở vùng lănh thổ. Cộng đồng quốc tế, bao gồm Mỹ, nhiều lần cảnh báo việc Tel Aviv mở chiến dịch ở Rafah có thể dẫn đến khủng hoảng nhân đạo quy mô lớn.