Ngày xưa các cụ nói “Một nghề th́ sống đống nghề th́ chết”
Đứa nào không nghe các cụ là hỏng, đi đâu cũng ĐẦU TÀU, ĐỘT PHÁ, MŨI NHỌN, BỀN VỮNG , “biến không thành có, biến khó thành dễ, biến cái không thể thành cái có thể”.
Nói mà không hiểu, hay cố t́nh không hiểu, dẫn đến nói một đẳng làm một nẻo, kết quả kinh tế đất nước nát như tương vằm.
ĐẦU TÀU của nền kinh tế thông thường là ngành nào, nghề nào sẽ phát triển vực được nền kinh tế quốc gia, không phải tỉnh nào, thành phố nào cũng thành đầu tàu.
Tại sao cứ phải thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh này, tỉnh kia là đầu tàu mà không phải nông nghiệp, du lịch, thủy sản… là đầu tàu.
Nói đến Nhật Bản, Hà Lan… người ta nghĩ đến các sản phẩm tiêu biểu, thế mạnh, không ai cần biết thành phố nào, tỉnh nào là đầu tàu.
Cần phải thay đổi nhận thức về hai chữ “đầu tàu”, không nên nói bừa.
MŨI NHỌN nào được ưu tiên không đơn thuần là những ngành nghề kiếm ra tiền, có khi phải tiêu tiền … đó chính là giáo dục, khoa học cơ bản, khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường…phải tập trung nguồn lực của quốc gia cho nó phát triển đấy chính là BỀN VỮNG.
ĐỘT PHÁ phải lấy đột phá trong tư tưởng, nhận thức trước, dám bỏ cái lợi ích nhỏ, lợi ích cá nhân, cục bộ, bỏ cái bảo thủ giáo điều mới gọi là đột phá.
Chính v́ chỉ biết “bô lô, ba la” khoác cho Tp Hồ Chí Minh là đầu tàu làm tiền nuôi cả nước, bắt nộp ngân sách nhiều quá là nó sẽ chết dần.
Tp Hồ Chí Minh không phải cái ǵ cũng có lợi thế cho tất cả các ngành nghề. Điều kiện địa lư không phải là tất cả, khi dân tứ xứ đổ xô đến đây nó sẽ quá tải, cần rất nhiều tiền để gánh các chi phí phát sinh không mang lại hiệu quả …
Nói du lịch là kinh tế mũi nhọn, nhưng lại cứu hàng không bằng đưa ra giá sàn. Vé máy bay cao ngất ngưởng, ai dám đi du lịch thế là ngành du lịch “tẻo”.
Nhiều doanh nghiệp FDI vào đầu tư nhu cầu điện tăng, phải đầu tư phát triển nhiều nhà máy điện, nước nghèo đầu tư lớn, thu được ít sẽ càng nghèo.
Phát triển nhà máy điện dẫn theo tàn phá môi trường thế là du lịch, nông ngư nghiệp…lại chết, quanh quẩn cái nọ phá cái kia, dẫm vào chân nhau đẩy nhau xuống hố.
FDI không thể là cứu cánh lâu dài, nếu không phát triển nội lực từ thế mạnh du lịch, nông nghiệp, thủy hải sản…
Ngân sách thâm thủng, giá xăng dầu cứ dân mà giă.
Xăng dầu tăng, giá cả tăng, lăm phát tăng… không quan trọng- ngân sách phải thu để “phân bổ” nuôi bộ máy công an, quân đội… các tổ chức đoàn thể, bộ máy nhà nước.
Không dám đột phá giảm biên, giải tán hệ thống bộ máy ăn bám, không làm chỉ phá th́ của núi cũng hết.
Từ hôm nghe câu:
“Kinh tế thị trường định hướng XHCN là sản phẩm trí tuệ không có nước nào có trên thế giới, là đặc trưng có tính cách mạng sâu sắc chỉ có ở Việt Nam”
Bên bàn nước mọi người bàn tán, b́nh luận phân tích rất hăng hái, chẳng ai chịu ai v́ nó quá trừu tượng, quá phức tạp, khó hiểu.
Cuối cùng giáo sư “Uyên thâm” lên tiếng:
Các ông cứ nghe các “học giả” phán th́ vứt đi hết. Học thật chẳng ăn ai, đừng nói đến bọn học giả.
Thật là lú lẫn, sáng nắng chiều mưa.
Lúc th́ ca thán “Không biết hết thế kỷ này, quá độ tiến lên CNXH hiện thực đă thành công chưa?”
Lúc th́ tuyên bố “Đến năm 2045 học thuyết Kinh tế thị trường định hướng XHCN sẽ được xây dựng hoàn thiện”
Tôi khẳng định như thế chẳng biết ǵ về “Kinh tế thị trường định hướng XHCN” cả, cứ lo nghĩ vớ vẩn.
Có rồi! Có từ lâu rồi.
Xây dựng kinh tế thị trường định hướng XHCN là:
- Thứ nhất, Làm giàu nhưng không được bóc lột.
Có đúng không?
Mọi người gật lia lịa: Đúng quá, nhưng khó quá.
Các ông nghe lạ à? Lạ là phải, tư bản làm giàu trên xương máu của người lao động nghe quen rồi.
Bây giờ làm giàu theo định hướng XHCN không được bóc lột các ông tưởng viển vông không có, có rồi đấy.
Nước ta khối tỷ phú đô la, anh Vượng, Anh Long, Anh Quyết, chị Thảo... đầy ra, có ai dám nói là bóc lột đâu, toàn gọi là doanh nhân thành đạt, được ca ngợi, tấm gương làm giàu. Đứng, ngồi đều ngang hàng các lănh đạo đảng, nhà nước- đừng có đùa.
Họ không bóc lột người, chỉ bóc lột đất đai, khoáng sản, tài nguyên môi trường. Chúng ta phải thay đổi tư duy, cách nghĩ về “bóc lột” đi.
XHCN không bóc lột người chỉ bóc lột đất đai, tài nguyên khoáng sản, môi trường, hiểu chưa? Cho nên làm giàu mà không bóc lột “người”, ta có rồi, sao vẫn phải đi t́m, đi hoàn thiện làm ǵ nữa
- Thứ hai là, Dựa trên Kinh tế trí thức. Kinh tế trí thức là làm việc bằng chất xám, năo nghĩ, chân tay làm ít thôi. Mồm làm là chính.
Tôi hỏi các ông, ở ta đă có cái này chưa?
Mọi người ồ theo:
Cái này ở ta là nhất, có từ lâu rồi. Mọi chính sách đường lối đều xám xịt, xám xịt toàn phần- tất cả “các cơ quan đoàn thể, tâm sinh lư” đâu có riêng năo. Toàn thấy nói mồm, chỉ đạo quyết liệt, ba hoa, bốc phét là giỏi. Người làm th́ ít thằng phán th́ nhiều.
Chất xám trong kinh tế trí thức Tây, Mỹ, Nhật, Tàu gọi ta bằng cụ. Ông “Pass” qua cái này, nói cái tiếp theo đi.
Giáo sư e hèm, cái thứ ba là yếu tố cạnh tranh:
Chất lượng ngoại, giá thành nội.
Cái này ta làm được chưa?
Mọi người cười nắc nẻ: làm được lâu rồi, từ hồi Vua Hùng cơ, cứ đi Tây, sang “bển” th́ biết.
“Không đi không biết “Đồ Tây”
Đi rồi mới biết “đồ nhà” vẫn hơn
“Đồ Tây” bằng cái lá đa,
“Đồ nhà” bằng cái bàn là Liên Xô”
“Hàng” ta ngon, chất lượng hơn đồ ngoại là cái chắc, giá rẻ gấp vạn lần Tây, Tàu. Xuất khẩu đi khắp thế giới chưa thấy đâu phàn nàn nhé.
Mọi người chắp tay vái, đồng thanh hô: Bố chịu thầy, kinh tế thị trường định hướng XHCN của ta có từ lâu rồi ạ.