Israel đang xem xét thông qua một số dự luật mới có thể khiến nền kinh tế của Palestine bị "đóng cửa".Theo tờ Jerusalem Post (Israel), một số dự luật được đưa ra tại Quốc hội Israel ngày 26/5 sẽ gây áp lực tài chính lớn lên Chính quyền Palestine (PA), do trong số này có dự luật nhằm đóng băng nguồn tài trợ được chuyển từ Israel sang PA, vốn đă được thông qua tại Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Israel.
Một dự luật khác, do nghị sĩ đảng Likud Dan Illouz đề xuất, nhằm phạt các ngân hàng gửi tiền đến PA để “trả lương cho những kẻ khủng bố”. Dự luật cũng sẽ phạt các ngân hàng nước ngoài chuyển tiền cho các ngân hàng PA.
Nguồn doanh thu của PA cạn kiệt
Mới đây, Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết PA đang trên bờ vực sụp đổ tài chính. Hôm 22/5, Bộ trưởng Tài chính Israel Bezalel Smotrich cho biết nước này sẽ giữ lại các khoản thuế mà Israel thu cho PA và Tel Aviv không có ư định gia hạn thời hạn miễn trừ cho phép các ngân hàng Israel làm việc với các ngân hàng PA và thời hạn này sắp hết hạn.
Trong bản cập nhật mới nhất về báo cáo “Tác động của xung đột ở Trung Đông đối với nền kinh tế Palestine”, Ngân hàng Thế giới cho biết t́nh h́nh tài chính của PA đă xấu đi đáng kể trong ba tháng qua, làm gia tăng nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng tài chính.
Theo báo cáo, do sụt giảm mạnh trong doanh thu và hoạt động kinh tế suy yếu nghiêm trọng, nguồn ngân sách của PA phần lớn đă cạn kiệt, dẫn đến khoảng cách ngày càng lớn giữa doanh thu và số tiền cần thiết để tài trợ cho các chi tiêu công thiết yếu.
Báo cáo cho biết: Tính đến cuối năm 2023, khoản thiếu hụt tài chính này đă lên tới 682 triệu USD. Khoảng cách này dự kiến sẽ tăng gấp đôi trong những tháng tới, lên 1,2 tỷ USD.
Theo Ngân hàng Thế giới, khoảng 144.000 việc làm đă bị mất ở Bờ Tây kể từ tháng 10 năm ngoái và khoảng 148.000 người Palestine đang làm việc ở Israel cũng bị mất việc làm. Một quan chức Mỹ nói với tờ Financial Times của Anh rằng PA sụp đổ tài chính có thể có tác động đáng kể đến Israel. Việc không gia hạn quyền miễn trừ cho phép các ngân hàng Israel kinh doanh với PA, vốn dự kiến hết hạn vào ngày 1/7 tới, sẽ khiến nền kinh tế của PA trở nên tồi tệ hơn, về cơ bản gây ra t́nh trạng "đóng cửa".
Quan chức Mỹ trên cho rằng, động thái không gia hạn này sẽ gây tổn hại không chỉ đến lợi ích của người Palestine mà c̣n đối với an ninh và ổn định của Israel và khu vực. Ông cảnh báo Israel không nên đe dọa khả năng tiếp cận thực phẩm, điện và nước của người dân Palestine vào thời điểm như thế này, đặc biệt là ở Bờ Tây.
Sau cuộc họp được tổ chức cách đây 1 tuần, G7 đă kêu gọi Israel đảm bảo rằng các dịch vụ ngân hàng giữa Israel và PA vẫn được duy tŕ để đảm bảo rằng các giao dịch tài chính quan trọng cũng như thương mại và dịch vụ quan trọng vẫn được tiếp tục. Israel nên giải phóng các khoản thuế bị giữ lại của người Palestine.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen hôm 23/5 cũng bày tỏ lo ngại về khả năng PA bị phong toả kinh tế. Bà nhấn mạnh: “Tôi đặc biệt lo ngại trước những lời cảnh báo của Israel sẽ có hành động dẫn đến việc các ngân hàng Palestine bị chặn giao dịch với các ngân hàng Israel. Các kênh ngân hàng này rất quan trọng để xử lư các giao dịch cho phép nhập khẩu gần 8 tỷ USD mỗi năm từ Israel, bao gồm điện, nước, nhiên liệu và thực phẩm, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu gần 2 tỷ USD mỗi năm mà sinh kế của người Palestine phụ thuộc vào. Việc Israel giữ lại các khoản thu mà họ thu thay mặt cho Chính quyền Palestine cũng đe dọa sự ổn định kinh tế ở Bờ Tây".
|