Ngoài việc dành 1/7 tài sản xây nhà thờ, gia đ́nh đại phú hào Huyện Sỹ c̣n cho cháu ngoại Nam Phương hoàng hậu của hồi môn 20.000 lượng vàng khi về làm vợ vua Bảo Đại.
Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, ở Sài G̣n không ai là không biết đến câu ví von: “Nhất Sỹ, nh́ Phương, tam Xường, tứ Hoả”. Đó chính là tứ đại phú hào giàu có nhất Sài G̣n nói riêng và lục tỉnh Nam Kỳ nói chung.
Đúng đầu trong tứ đại phú hào giàu nhất Sài G̣n xưa là "Nhất Sỹ" tức ông Huyện Sỹ - Lê Phát Đạt (1841-1900), và cũng là ông ngoại của Nam Phương hoàng hậu - vợ của vua Bảo Đại.
Sự giàu có của ông Huyện Sỹ không chỉ nhờ vào may mắn mà c̣n bởi tầm nh́n xa trông rộng và ư chí quyết tâm làm giàu của ông.
Làm giàu nhờ đất
Ông Lê Phát Đạt vốn có tên khai sinh là Lê Nhứt Sỹ (nên sau này được gọi là Huyện Sỹ) nhưng sau này đi học do trùng tên với thầy giáo nên mới đổi tên như vậy. Ông vốn sinh ra trong một gia đ́nh theo đạo Công giáo tại khu vực Cầu Kho (Sài G̣n) nhưng quê quán ông ở B́nh Lập, (Tân An, Long An).
Ông từng có tuổi thơ nghèo khó khi phải đi làm nghề lái đ̣ chở lương thực thuê cho dân làng để lấy tiền phụ giúp gia đ́nh. Về sau, một linh mục người Pháp thương cho gia cảnh của ông nên mới nhận làm con đỡ đầu, nuôi cho ăn học trường ḍng ở Sài G̣n rồi tiếp tục gửi sang Penang, Mă Lai cho du học.
V́ thế, ông Sỹ rất giỏi ngôn ngữ, ông thông thạo tiếng Latinh, tiếng Pháp, tiếng Hoa và chữ Quốc ngữ (khi ấy c̣n rất sơ khai).
Mặc dù xuất thân trong một gia đ́nh không quá giàu có nhưng đến đời của Lê Phát Đạt th́ ông đă nhanh chóng trở thành người giàu có bậc nhất đất Sài G̣n nhờ năng lực bản thân.
Theo báo Pháp luật Việt Nam, khi ông Sỹ đi du học về th́ cũng là lúc dân cư bỏ ruộng đất đi tản mát khắp nơi tránh thực dân Pháp nên nhà cửa, đất đai bỏ không. Ông Sỹ chớp cơ hội dùng tiền để dành khi đi du học để mua một số thửa đất có địa thế tốt và thuê người gieo trồng lúa.
Không ngờ năm đó mưa thuận gió ḥa, lúa lên xanh tốt nên vụ mùa bội thu, ông Sỹ thu về lượng lớn thóc gạo. Nhận thấy lợi ích từ đầu tư vào ruộng lúa rất lớn, ông Sỹ lập tức đi vay mượn tiền của bạn bè để mua đất khắp khu vực Tân An, Đức Ḥa, Đức Huệ. Liên tiếp mấy vụ mùa bội thu giúp ông Sỹ thu về đầy ắp của cải.
Chưa hết, với tầm nh́n xa trông rộng, ông đă nh́n thấy xu hướng mở rộng thành phố Sài G̣n ra ngoại ô nên ông tiếp tục thu mua đất khu vực G̣ Vấp để xây nhà cho thuê, xây nhà xưởng, nhà máy để sản xuất. Giai thoại lúc bấy giờ đồn đại, chỉ riêng nhà cho thuê, ông Huyện Sỹ đă có tới hàng ngàn căn.
Gia sản kếch xù
Ở thời ḱ giàu có bậc nhất, gia đ́nh Huyện Sỹ nắm trong tay toàn bộ vùng đất trù phú ở G̣ Công, Long An, Tiền Giang kéo dài đến tận biên giới Campuchia để thuê người canh tác. Ở miền Tây, ruộng đất của Lê Phát Đạt được ví như "c̣ bay mỏi cánh không hết".
Tại miền sông nước, phú hộ Sỹ cũng xây ngôi biệt thự ven sông như cung điện án ngữ một vùng. Tương truyền, biệt thự này nằm trên thế đất h́nh rồng nên càng khiến cơ nghiệp của ông phát triển.
Bên cạnh đó, tại Sài G̣n, gia đ́nh ông Huyện Sỹ cũng sở hữu nhiều mảnh đất đắc địa ở trung tâm để cho thuê.
Một điều đáng ca ngợi của gia đ́nh Huyện Sỹ là dù vô cùng giàu có nhưng họ lại không có lối sống xa hoa, tiêu xài hoang phí.
Để nhắc nhở con cháu trong gia đ́nh, ông treo câu đối trong nhà: "Cần dữ kiệm, trị gia thượng sách. Nhẫn nhi ḥa, xử thế lương đồ". (Tạm dịch: Trong gia đ́nh phải chăm chỉ và tiết kiệm. Xử thế với người ngoài phải ḥa hoăn và nhẫn nhịn).
Con cháu ông đều được học hành thành tài. Sau này họ đều là đại điền chủ có rất nhiều đất đai ở Tân An, Đức Ḥa, Đức Huệ và vùng Đồng Tháp Mười (nay thuộc vùng Long An).
Con cháu của ông Huyện Sỹ đều vô cùng nổi bật trong xă hội. Ví dụ như trưởng nam là Lê Phát An được vua Bảo Đại phong tước An Định Vương. Ông Lê Phát An là người duy nhất không phải hoàng thân quốc thích nhưng được phong tước Vương.
Hay như cháu gái của ông Huyện Sỹ - Nguyễn Hữu Thị Lan (tức Nam Phương Hoàng Hậu) có nhan sắc xuất chúng khiến bà 3 lần được phong danh hiệu hoa hậu Đông Dương. Bà xuất chúng cả về ngoại h́nh lẫn tính cách, trí tuệ và tŕnh độ học vấn.
Mức độ giàu có của ông Huyện Sỹ c̣n được cho là lớn hơn rất nhiều lần so với vua Bảo Đại. Vậy nên, mới có câu chuyện là vào năm 1934, nhân dịp gả cô cháu gái Nguyễn Hữu Thị Lan, tức Nam Phương Hoàng Hậu, gia đ́nh ông Huyện Sỹ đă tặng cho cháu gái một triệu đồng tiền mặt, tương đương với 20.000 lượng vàng làm của hồi môn.
Dành 1/7 tài sản xây nhà thờ
Ngày nay, tại Sài G̣n, vẫn c̣n nhiều công tŕnh gắn liền với gia tộc Huyện Sỹ nổi tiếng xưa kia. Ví dụ như nhà thờ Huyện Sỹ ở góc đường Tôn Thất Tùng - Nguyễn Trăi, quận 1 mỗi ngày đón hàng trăm người đi lễ, tham quan.
VnExpress cho hay, năm 1900, trong quá tŕnh chuẩn bị xây dựng nhà thờ này th́ ông Huyện Sỹ qua đời. Trước khi mất, ông đă di chúc lại việc dành 1/7 tài sản của ḿnh để xây nhà thờ, đủ cho thấy sự tâm huyết của vị đại gia Sài G̣n với công tŕnh này.
Sau đó, các con tiếp tục di nguyện của ông và đến năm 1905 th́ nhà thờ được khánh thành. Nhà thờ dài 40 m, chia làm 4 gian, rộng 18 m. Nhà thờ Huyện Sỹ dùng đá granite Biên Ḥa để ốp mặt tiền và các cột chính điện, theo phong cách kiến trúc Gothic (kiến trúc kiểu ṿm nhọn).
Năm 1920, vợ ông Huyện Sỹ là bà Huỳnh Thị Tài mất, con cháu đưa hai ông bà chôn ở gian chái sau cung thánh của nhà thờ. Đặc biệt, ngôi mộ là tuyệt tác về kiến trúc và điêu khắc khi mà trên mộ có bức tượng toàn thân ông Huyện Sỹ kê đầu trên hai chiếc gối bằng đá cẩm thạch được điêu khắc tinh xảo.
Tượng khắc hoạ h́nh ảnh ông Sỹ đầu chít khăn đóng quay về cung thánh nhà thờ, ḿnh mặc áo dài gấm hoa văn tinh xảo, hai tay đan vào nhau trước ngực, chân đi giày.
Ngoài nhà thờ Huyện Sỹ, gia tộc số 1 Sài G̣n xưa c̣n có công trong việc tu sửa nhà thờ Chí Hoà. Hay sau này kỹ sư Lê Phát Thanh (con ông Huyện Sỹ) cũng xây nhà thờ Hạnh Thông Tây nổi tiếng ở quận G̣ Vấp hiện nay.
VietBF @ Sưu tầm