Mỹ lo ngại về nguy cơ bất ổn chiến lược với Nga, khi Ukraine dùng UAV tập kích trạm radar chiến lược chuyên cảnh báo sớm tên lửa hạt nhân của Moskva.
Ukraine tuần qua tiến hành các đ̣n tập kích vào trạm radar cảnh giới chiến lược của Nga ở Armavir, vùng Krasnodar và cơ sở gần thành phố Orsk, tỉnh Orenburg, gây ra một số thiệt hại. Đây là lần đầu tiên Ukraine sử dụng máy bay không người lái (UAV) tấn công một cơ sở chiến lược chuyên cảnh báo sớm về vũ khí hạt nhân của Nga.
Washington Post ngày 29/5 dẫn lời một quan chức Mỹ giấu tên cho biết Washington "lo ngại về các cuộc tấn công gần đây của Kiev nhằm vào cơ sở cảnh báo sớm tên lửa đạn đạo của Nga". Quan chức này nói Mỹ đă bày tỏ quan ngại với Ukraine về hành động này.
"Những địa điểm đó không liên quan đến chiến dịch của Nga nhằm vào Ukraine", quan chức Mỹ nói. "Chúng là những địa điểm nhạy cảm v́ Nga có thể cho rằng năng lực răn đe chiến lược của họ đang bị nhắm tới, làm suy yếu khả năng duy tŕ răn đe hạt nhân với Mỹ".
Trong khi đó, một quan chức Ukraine cho rằng Nga sử dụng các trạm radar này để giám sát hoạt động quân sự của Kiev, đặc biệt là các vũ khí đường không như UAV và tên lửa. Người này tiết lộ Tổng cục T́nh báo Quân đội Ukraine (GUR) là lực lượng đă tiến hành những vụ tập kích trên.
Ukraine đang đối mặt với mối đe dọa liên tục khi Nga gần đây giành được ưu thế trên chiến trường, một phần nhờ vào khả năng gây nhiễu vũ khí và radar tinh vi, khiến một số vũ khí mà Mỹ viện trợ trở nên vô dụng như tên lửa và đạn pháo dẫn đường.
Năng lực này cũng giúp Nga theo dơi hiệu quả vũ khí và UAV tầm xa do Anh, Mỹ cung cấp cho Ukraine, vốn từng gây thiệt hại lớn cho Hạm đội Biển Đen và các cơ sở hải quân của họ tại bán đảo Crimea.
Quan chức Ukraine tuyên bố các trận tập kích nhằm vào đài radar tầm xa của Nga nhằm giảm năng lực theo dơi hoạt động của quân đội Ukraine tại miền nam nước này.
Chiếc UAV tầm xa nhắm vào trạm radar gần thành phố Orsk, tỉnh Orenburg ngày 26/5 đă vượt qua quăng đường hơn 1.700 km, trở thành một trong những vụ tập kích sâu nhất vào lănh thổ Nga mà Ukraine thực hiện.
Các quan chức Mỹ cho biết họ thông cảm với hoàn cảnh hiện tại của Ukraine và đang cân nhắc xem có nên dỡ bỏ lệnh cấm Ukraine dùng vũ khí Mỹ tấn công vào lănh thổ Nga hay không. Tuy nhiên, họ cảnh báo rằng khi năng lực cảnh báo sớm của Nga bị tổn hại v́ đ̣n tập kích của Ukraine, dù một phần hay toàn bộ, ổn định chiến lược giữa Moskva và Washington có thể bị ảnh hưởng.
"Nga có thể cho rằng năng lực cảnh báo sớm hoạt động hạt nhân của họ đă bị suy giảm, điều chắc chắn sẽ gây ra vấn đề", quan chức Mỹ nói. "Mọi người cần hiểu rằng Mỹ không bao giờ có ư định sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại Nga, nhưng có một số quan ngại về việc Moskva có thể cho rằng năng lực răn đe, cảnh báo sớm của họ đang bị tấn công".
Theo Dmitri Alperovitch, chuyên gia tại tổ chức nghiên cứu Silverado, Nga có thể cho rằng Mỹ chỉ đạo Ukraine chọn mục tiêu là trạm radar cảnh báo sớm. "Đ̣n tập kích Ukraine thực hiện nhằm vào cơ sở răn đe hạt nhân của Nga có nguy cơ dẫn tới leo thang nguy hiểm đối với phương Tây".
Các chuyên gia phương Tây cũng bối rối với mục tiêu mà Ukraine lựa chọn. Trạm radar ở vùng Krasnodar đủ gần Ukraine để theo dơi tên lửa và UAV của nước này, nhưng cơ sở gần Orsk chỉ tập trung giám sát t́nh h́nh ở vùng Trung Đông và Trung Á.
Khi được hỏi tại sao Ukraine nhắm mục tiêu vào địa điểm xa xôi như vậy, quan chức nước này khẳng định "Nga đă chuyển toàn bộ năng lực của trạm radar gần Orsk sang phục vụ chiến sự ở Ukraine".
Sau cuộc phản công thất bại của Ukraine năm ngoái, Nga giành lại thế chủ động trên chiến trường và liên tục đạt bước tiến ở tỉnh Donetsk. Lực lượng Nga ngày 10/5 mở chiến dịch Kharkov, nhanh chóng kiểm soát một số khu dân cư gần biên giới.
Trong khi đó, Ukraine ngày càng tăng tần suất tập kích bằng UAV tầm xa vào lănh thổ Nga, khiến nhiều người cho rằng phương Tây chấp thuận, thậm chí hỗ trợ các hoạt động này. Khoảng ba tuần trước, Ukraine bắt đầu đề nghị Mỹ dỡ lệnh hạn chế tập kích lănh thổ Nga bằng vũ khí nước này viện trợ.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 29/5 cho biết Mỹ "không khuyến khích hoặc thúc đẩy các cuộc tập kích bên ngoài Ukraine, song nước này phải đưa ra quyết định về cách tự vệ tốt nhất".
Ông Blinken nói Mỹ "đă thích nghi và điều chỉnh khi điều kiện chiến trường thay đổi", tuyên bố nước này "sẽ tiếp tục làm điều đó nếu Nga theo đuổi các chiến thuật leo thang mới".
Mỹ có thể sẽ không hạn chế việc Ukraine dùng tổ hợp pḥng không được nước này viện trợ để hạ tên lửa hoặc tiêm kích trên lănh thổ Nga "nếu chúng gây ra mối đe dọa cho Ukraine", theo một quan chức Mỹ.
Tuy nhiên, các quan chức Mỹ từng bày tỏ quan ngại với phía Ukraine về những trận tập kích nhằm vào lănh thổ Nga, đôi khi can thiệp vào giai đoạn lập kế hoạch.
Trước kỷ niệm một năm chiến sự Nga - Ukraine bùng nổ, GUR lên kế hoạch tấn công Moskva, theo tài liệu mật bị ṛ rỉ của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ. Vài ngày trước vụ tấn công, các quan chức Mỹ đă can thiệp, yêu cầu Ukraine hủy bỏ kế hoạch v́ điều này nguy cơ khiến Nga phản ứng dữ dội. Kiev sau đó đă từ bỏ kế hoạch tập kích này.
Hồi tháng 2, Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris nói với Tổng thống Volodymyr Zelensky rằng Ukraine cần kiềm chế tấn công các nhà máy lọc dầu của Nga, theo các quan chức Mỹ quen thuộc với vấn đề. Điều này được cho là đă khiến ông Zelensky và nhóm trợ lư cấp cao khó chịu.
Trong bối cảnh lo ngại ngày càng tăng khi Nga đạt tiến bộ trên chiến trường, Mỹ đang đối mặt với áp lực từ NATO và một số đồng minh chủ chốt tại châu Âu về việc cho phép Ukraine sử dụng toàn bộ sức mạnh và tầm bắn của vũ khí mà họ viện trợ.
"Nếu khiến Ukraine không thể tấn công lực lượng Nga chỉ v́ đối phương ở bên kia biên giới, chúng ta sẽ thực sự làm giảm khả năng tự vệ của nước này", Tổng thư kư NATO Jens Stoltenberg ngày 27/5 cảnh báo.
|