Mới đây, mạng xă hội không khỏi xôn xao trước bài đăng "bóc phốt" của một nữ phụ huynh về vấn đề đóng tiền quỹ hội phụ huynh của lớp con ḿnh. Câu chuyện được cho là xảy ra tại lớp 1A3 thuộc một trường tiểu học trên địa bàn Hà Nội.
Cụ thể, trong năm vừa qua, phụ huynh của lớp 1A3 được yêu cầu đóng quỹ 1,5 triệu đồng/1 học sinh. Chuyện sẽ chẳng có ǵ to tát nếu như vào buổi họp tổng kết năm học 2023 - 2024 vào ngày 25/5 vừa qua, tập thể phụ huynh nhận được thông báo hết quỹ, đồng thời được yêu cầu chuyển thêm 200.000 đồng/1 học sinh để chuẩn bị cho năm học mới.
Theo chia sẻ của chủ nhân bài đăng, chị này cho rằng, trong năm vừa qua, nếu mỗi phụ huynh đóng 1,5 triệu đồng/1 học sinh th́ tổng quỹ là 64,5 triệu đồng tính theo sĩ số lớp 43 học sinh. Tuy nhiên, theo quan sát của nữ phụ huynh, quỹ lớp không tổ chức được nhiều hoạt động dành cho các bạn mà chủ yếu để làm "phong b́" đi các hoạt động khác.
Cũng v́ thế, trong buổi họp tổng kết năm học, một vài vị phụ huynh đă đề nghị xem bảng chi tiêu của quỹ. Song đề nghị này bị trưởng ban phụ huynh từ chối. Thay vào đó, trưởng ban phụ huynh chỉ đứng đọc bảng chi tiêu với giọng rất nhỏ, nên không ai trong lớp nghe rơ.
Sau khi buổi họp tổng kết năm học kết thúc, nữ phụ huynh nhắn tin trong nhóm chung muốn biết bảng chi tiêu của quỹ lớp. Tuy nhiên, sau khi chị nhắn tin th́ một nhóm phụ huynh đă trả lời: "Chị không thích cho con chị học lớp này th́ chị chuyển lớp?".
Đăng kèm ḍng trạng thái đầy bức xúc, nữ phụ huynh này c̣n chụp loạt tin nhắn của ban phụ huynh yêu cầu các phụ huynh nộp thêm vào quỹ lớp 200.000 đồng/1 hoc sinh trong nhóm chat chung. Bên cạnh đó, chị cũng đính kèm ḍng tin nhắn ban phụ huynh thông báo dừng hoạt động thu thêm quỹ lớp v́ lư do: "Trong lớp 1A3 đang có một số thành viên nói xấu - bôi nhọ ban phụ huynh và lớp học. Gây mâu thuẫn - mất đoàn kết lớp học. Ban phụ huynh cần có thời gian để làm rơ vấn đề này".
Tuy chưa biết thực hư câu chuyện thế nào song ở thời điểm hiện tại, bài đăng này vẫn thu hút đông đảo sự quan tâm của cư dân mạng.
Nhiều netizen cho rằng nếu đúng như những ǵ vị phụ huynh này nói th́ trưởng ban phụ huynh cần có sự minh bạch rơ ràng hơn về cách chi tiêu của quỹ chung, đặc biệt khi con số đóng 1,5 triệu đồng/1 học sinh từ đợt trước là khá lớn. Bên cạnh đó, trưởng ban phụ huynh cần có sự giao tiếp khéo léo hơn để khiến phụ huynh trong lớp có sự tin tưởng và ủng hộ về phía ḿnh.
- Em thấy bài viết của chủ tus không nói đến tiền quỹ 1,5 triệu là nhiều hay ít. Mà cái quan trọng là việc chi tiêu quỹ phải minh bạch v́ là tiền chung th́ phải được sự thống nhất và nhất trí giữa các phụ huynh. Ban phụ huynh là đại diện thay mặt cha mẹ học sinh làm việc trao đổi các vấn đề liên quan đến quá tŕnh học tập của các con với giáo viên và nhà trường. Chứ không phải ban phụ huynh là "ông nọ bà kia" muốn làm ǵ th́ làm.
- Việc ban phụ huynh không dám công khai thu chi là sai. Việc ban phụ huynh nói chị này chuyển lớp cho con lại càng sai nữa. Ban phụ huynh này làm việc c̣n chưa tốt rồi.
- Đóng quỹ lớp dù nhiều hay ít th́ tốt nhất vẫn nên công khai thu chi rơ ràng. Trước con ḿnh học cấp 1 th́ 5 năm liền đóng quỹ lớp 2 triệu đồng/năm học. Nhưng lớp cũng rất đầu tư về khoản trang trí ngày lễ Tết, sơn sửa lớp sạch đẹp, bảo dưỡng điều ḥa định kỳ,... Những buổi liên hoan hay sinh nhật các bạn trong tháng cũng làm rất đầy đủ và chất lượng. Và đặc biệt ban phụ huynh luôn công khai thu chi rơ ràng và có hóa đơn.
- Ủng hộ bạn này làm rơ mọi việc đến cùng. Quỹ phụ huynh là quỹ chung nên cần minh bạch trong thu chi, nếu không ban phụ huynh lấy làm việc riêng th́ người khổ nhất vẫn là các con.
- Nếu chi tiêu mà dùng quỹ lớp th́ đến ngày họp phụ huynh đều phải có danh sách thu chi để gửi lại tập thể lớp. Nếu bảng chi tiêu c̣n không có th́ trưởng ban phụ huynh làm sai nguyên tắc rồi. Tôi nghĩ lớp bạn nên yêu cầu đổi ban phụ huynh th́ tốt hơn.
- Ngoài việc thấy quỹ lớp thu chi thiếu minh bạch, có ai để ư nhóm phụ huynh nói với chị này rất "khó nghe" hay không? Tại sao tôi cần phải cho con chuyển lớp nếu tôi không đồng ư với cách các bạn mập mờ trong thu chi quỹ lớp? Người nói ra câu này là không nghĩ đến đứa trẻ lớp 1 và tương lai của bé.