Tờ Financial Times đưa tin, EU đang cân nhắc áp thuế với số hàng hoá trị giá 46 tỷ USD nhập khẩu từ Nga.
"Từ phía Ủy ban Châu Âu (EU), chúng tôi sẽ đánh giá vấn đề thuế và đưa ra các lựa chọn cho các nước thành viên", Ủy viên Thương mại EU Valdis Dombrovskis cho biết vào ngày 31/5 (giờ địa phương) về việc tiếp tục áp thuế với một số mặt hàng trị giá 46 tỷ USD nhập khẩu từ Nga.
Cụ thể, các bộ trưởng thương mại EU đă yêu cầu Ủy ban châu Âu xây dựng kế hoạch áp thuế đối với các mặt hàng bao gồm thực phẩm, nhiên liệu hạt nhân và thuốc nhập khẩu. Trước đây, các hàng hoá này chưa bị đưa vào danh sách trừng phạt của khối. Đây là sáng kiến do Thuỵ Điển đề ra.
EU đang cân nhắc tiếp tục áp thuế lên các mặt hàng nhập khẩu từ Nga. (Ảnh: Getty)
Nói rơ hơn về vấn đề này, Bộ trưởng Thương mại Thụy Điển Johan Forssell nhấn mạnh, điều quan trọng cần làm là cắt giảm doanh thu từ Nga. Số tiền thu được từ việc đánh thuế có thể dùng hỗ trợ Ukraine trong cuộc xung đột hiện nay.
Ông Forssell kêu gọi áp đặt thuế quan rộng răi hơn với các mặt hàng nhập khẩu từ Nga. Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận đây là "một vấn đề nhạy cảm".
Phần lớn hoạt động thương mại giữa EU và Nga đă bị tạm dừng do xung đột Ukraine. Dù vậy, vẫn c̣n một số hàng hóa được phép nhập khẩu từ Nga vào EU do không có nguồn cung thay thế hoặc do lo ngại về sự gián đoạn thị trường toàn cầu.
Hôm 30/5, các bộ trưởng EU đă thông qua quy định tăng thuế nhập khẩu đối với ngũ cốc của Nga và Belarus. Các khoản thuế sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7, áp dụng với ngũ cốc, hạt có dầu và các sản phẩm có nguồn gốc, cũng như bột củ cải đường và đậu Hà Lan khô từ cả hai quốc gia. Theo FT, EU đặt mức thuế tương đối cao, 100 USD/tấn.
Người phát ngôn của điện Kremlin Dmitry Peskov từng nói rằng việc áp thuế đối với ngũ cốc của Nga là một minh chứng cho thấy sự “cạnh tranh không lành mạnh”. Ông lập luận, biện pháp này sẽ ảnh hưởng đến người tiêu dùng EU và Moskva vẫn có thể sử dụng các tuyến cung ứng thay thế.
Một số quốc gia thành viên EU cũng đề xuất mở rộng các lệnh trừng phạt của khối để bao gồm cả nhiên liệu hạt nhân nhập khẩu từ Moskva. Tuy nhiên, người đứng đầu Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Rafael Grossi cảnh báo việc này sẽ gây tổn hại cho thị trường năng lượng toàn cầu.
EU đang đặt mục tiêu áp dụng ṿng trừng phạt mới lên Nga trước tháng 7 tới. Đến nay, Brussels đă thông qua 13 gói trừng phạt nhằm vào Moskva. Các biện pháp này chủ yếu nhằm mục đích lấp các lỗ hổng của các gói trừng phạt trước đây, ngăn Nga lách các hạn chế bị áp đặt thông qua một quốc gia thứ ba.
VietBF@sưu tập