Giấm táo có rất nhiều lợi ích, và nếu bạn sở hữu một lọ giấm táo tại nhà sẽ mang lại nhiều tác dụng.
Bếp gas sử dụng lâu dễ bị rỉ sét: Dùng mẹo này làm sạch như mới, 30s bóng loáng
Mặc dù có vẻ không liên quan, đem kem đánh răng trộn với muối lại nhận về kết quả bất ngờ, ai biết cũng học hỏi
Tác dụng của giấm táo
Giấm táo là loại giấm được lên men tự nhiên từ táo và nước. Giai đoạn đầu lên men, đường trong táo sẽ tạo thành rượu. Tiếp tục lên men thì rượu được chuyển thành giấm. Vì vậy nó sẽ có màng giấm tự nhiên màu trắng đục nổi phía trên dày hay mỏng tùy thuộc vào vi khuẩn axetic và chất lượng táo.
Thực phẩm giàu tinh bột như bánh mì, mì ống và gạo có thể làm tăng lượng đường trong máu sau khi ăn. Vì vậy, khi uống giấm táo, axit axetic trong giấm có thể ngăn chặn các enzym giúp cơ thể tiêu hóa tinh bột, hỗ trợ làm giảm lượng đường trong máu tăng đột biến sau các bữa ăn giàu tinh bột. Axit chlorogenic trong giấm có thể hỗ trợ giảm mức cholesterol xấu LDL và giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Khi kết hợp giấm táo và mật ong, các thành phần có trong mật ong cũng có khả năng ngăn ngừa, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Giấm táo tốt cho sức khỏe khi sử dụng đúng cách. Ảnh: Internet
Một số nghiên cứu cho thấy axit axetic trong giấm táo thúc đẩy giảm cân bằng cách giảm lượng đường trong máu, giảm mức insulin, cải thiện trao đổi chất, giảm tích trữ chất béo, ngăn chặn sự thèm ăn.
Giấm táo cũng thúc đẩy cảm giác no, làm giảm lượng calo hấp thụ, chậm tốc độ thức ăn rời khỏi dạ dày.
Giấm táo chứa hàm lượng axit malic cao, có thể tiêu diệt một số vi khuẩn xâm nhập cơ thể gây ra cảm cúm do có tính kháng virus mạnh. Sử dụng giấm táo nguyên chất còn có thể làm sạch hạch bạch huyết, phá vỡ chất nhầy trong cơ thể làm giảm tình trạng nghẹt mũi.
Không chỉ hỗ trợ giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, uống giấm táo và mật ong vào mỗi buổi sáng giúp thanh lọc cơ thể, giải độc gan. Hàm lượng cao fructose và glucose có trong mật ong giúp hỗ trợ cải thiện chức năng gan, làm mát gan và thanh lọc cơ thể giúp làn da được sáng bóng, căng mượt. Kết hợp giấm táo và mật ong là phương pháp loại bỏ các chất độc hại cho cơ thể một cách lành mạnh
Cách làm giấm táo đơn giản tại nhà
Hãy chuẩn bị táo, nước đun sôi để nguội, đường phèn (tỷ lệ tham khảo: 1kg táo, 1 lít nước sôi để nguội, 1 bát con đường).
Để làm giấm táo, bạn có thể chọn táo xanh hoặc táo đỏ tùy theo sở thích. Nên chọn quả táo chắc tay, không bị dập. Những loại táo giòn, ngọt, nhiều nước sẽ cho ra thành phẩm giấm thơm ngon hơn loại táo to, xốp, ít nước.
Táo mua về cần rửa thật sạch và nên ngâm muối loãng trong khoảng 15-30 phút. Sau đó, vớt táo ra và tráng lại bằng nước một lần nữa rồi để thật ráo.
Cắt táo thành miếng nhỏ, bỏ phần cuống và hạt, vỏ giữ nguyên. Xếp táo và rắc đường lên trên. Cứ một lớp táo một lớp đường, xếp xen kẽ nguyên liệu như vậy cho đến hết. Cuối cùng, đổ nước đun sôi để nguội vào cho ngập hết nguyên liệu bên trọng và đậy kín nắp. Bảo quản hũ giấm táo ở nơi khô ráo, thoáng mát. Thỉnh thoảng mở nắp hũ để hơi men bên trong bay ra. Sau đó lại đậy kín nắp hũ và tiếp tục ủ cho giấm táo lên men.
Sau khoảng 2 tuần, hãy lọc bỏ phần bã của giấm. Đổ giấm vào chai và tiếp tục ủ thêm 2 tuần nữa là có thể dùng được. Bạn lọc càng nhiều lần thì giấm táo càng trong. Ngoài ra, giấm táo càng để lâu thì màu sắc sẽ càng đậm.
Với cách làm giấm táo nhanh, bạn chỉ cần chuẩn bị 3 nguyên liệu. Đầu tiên là táo, sau đó là đường phèn và cuối cùng là giấm (tỷ lệ nguyên liệu tham khảo: 1 chén đường phèn hoặc đường trắng, 700ml giấm trắng/giấm gạo), 1,5kg táo).
xếp một lớp táo xen kẽ với một lớp đường. Làm lần lượt cho đến khi hết nguyên liệu. Cuối cùng, đổ giấm gạo vào trong hũ. Đậy kín miếng hũ và để ở nơi khô ráo, thoáng mát. Lưu ý, khi ủ giấm, nên dùng bình thủy tinh, tránh dùng bình nhựa hoặc bình kim loại.
Sau khoảng 2 tuần là bạn có thể thu được giấm táo thành phẩm.
Lưu ý khi dùng giấm táo
Giấm táo được biết là có tác dụng ngăn ngừa bệnh tiểu đường, nhưng khi bạn đang dùng thuốc điều trị tiểu đường, hãy tránh dùng giấm táo. Những loại thuốc này làm giảm lượng đường trong máu của bạn và khi kết hợp với giấm táo, lượng đường trong máu của bạn có thể xuống quá thấp gây hạ đường huyết và bạn có thể cảm thấy chóng mặt, lú lẫn và suy nhược, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến bất tỉnh, thậm chí co giật.
Kết hợp giấm táo và thuốc tiểu đường cũng có thể làm giảm hàm lượng kali trong máu. Điều này làm tăng nguy cơ hạ kali máu và bạn có thể bị táo bón, nhịp tim chậm, mệt mỏi, tổn thương cơ, ngứa ran, đánh trống ngực và tê.
Thuốc tăng huyết áp thường bao gồm thuốc lợi tiểu giúp thải natri ra ngoài cơ thể. Những loại thuốc này còn được gọi là thuốc dạng lỏng. Khi natri giảm, nó cũng làm giảm mức kali. Một lần nữa, việc kết hợp giấm táo và thuốc lợi tiểu càng làm giảm hàm lượng kali trong máu, gây ra một số vấn đề về sức khỏe.
Một nguyên tắc an toàn chung cần tuân theo khi sử dụng giấm táo là hãy bắt đầu với lượng nhỏ. Bạn nên bắt đầu với tối đa 2 muỗng canh mỗi ngày và xem liệu nó có phù hợp với cơ thể của bạn hay không. Khả năng chịu đựng của mọi người đối với giấm táo khác nhau và một số thậm chí có thể bị dị ứng.
Giấm táo có thể gây hại cho răng của bạn do axit axetic có trong nó. Vì vậy, hãy thử pha loãng giấm táo hoặc súc miệng sau khi tiêu thụ. Nhưng không đánh răng ngay lập tức.
Nếu hệ thống tiêu hóa của bạn hoạt động chậm, giấm táo có thể ảnh hưởng đến các cơ trong dạ dày của bạn. Trong trường hợp như vậy, hãy giới hạn dùng ở mức 1 thìa cà phê mỗi ngày pha với nước hoặc rắc vào món salad hoặc tránh sử dụng.
VietBF@sưu tập