Phương Tây đổi ư quá muộn khiến Ukraine khó đảo chiều xung đột? Binh lính Ukraine cho rằng, mặc dù cuối cùng các nước phương Tây đă đồng ư phá vỡ các giới hạn về việc cung cấp xe tăng, tên lửa và chiến đấu cơ hay mới đây là quyết định cho phép Kiev sử dụng vũ khí được cung cấp tấn công lănh thổ Nga, nhưng việc cân nhắc quá lâu đă khiến Ukraine phải trả giá.
Phương Tây đổi ư quá muộn?
Denys, một quân nhân ở Kiev đang rời khỏi mặt trận phía Đông Ukraine, rất giận dữ về việc phải mất bao lâu để mỗi đợt cung cấp vũ khí của phương Tây đến được nước này.
“Luôn luôn có chữ ‘không’ đầu tiên: Không có xe tăng. Không có tên lửa. Không có máy bay chiến đấu", binh lính này nhận định với Al Jazeera, ám chỉ nhiều lần rằng các đồng minh phương Tây đă từ chối cung cấp một số loại vũ khí cho Ukraine hoặc đưa ra các quy định nghiêm ngặt về việc sử dụng chúng.
Theo Denys, mặc dù cuối cùng các nước phương Tây đă đồng ư cung cấp xe tăng, tên lửa và chiến đấu cơ nhưng việc cân nhắc quá lâu đă khiến Ukraine phải trả giá.
Lời đồng ư gần đây nhất từ Mỹ và một số nước phương Tây, sau cuộc tiến công và các cuộc ném bom gần đây của Nga vào Kharkov - thành phố lớn thứ hai Ukraine, đă cho phép Kiev sử dụng các vũ khí tiên tiến được cung cấp hoặc sẽ sớm được cung cấp để tấn công vào trong lănh thổ Nga.
Washington và các đồng minh lo ngại về việc sẽ chọc giận Nga bởi Tổng thống Putin đă không ít lần cảnh báo về việc sử dụng vũ khí hạt nhân trong trường hợp Ukraine hoặc phương Tây vượt "lằn ranh đỏ".
Tuy nhiên, Ukraine đă tuyên bố đẩy lùi các lực lượng của Nga khỏi các khu vực mà Moscow kiểm soát, đồng thời tiến hành các cuộc tấn công UAV nhằm vào các sân bay, căn cứ quân sự, cảng biển và kho dầu nằm sâu trong nước Nga. Những hành động này khiến Moscow giận dữ nhưng lại chưa đủ để sử dụng vũ khí hạt nhân.
Lời đồng ư của phương Tây sau nhiều tháng Kiev kêu gọi mặc dù là một tín hiệu tích cực cho Ukraine song lại đi cùng với từ "nhưng".
Nhà Trắng cho biết Kiev có thể bắt đầu sử dụng các vũ khí do Mỹ cung cấp cho "các cuộc tấn công hạn chế" vào trong nước Nga, nhưng chỉ ở những khu vực gần với phía Đông Bắc khu vực Kharkov nằm dọc biên giới.
Các lực lượng của Nga kiểm soát khu vực này trong giai đoạn đầu của cuộc xung đột nhưng sau đó đă rút khỏi đây sau cuộc phản công của Ukraine vài tháng sau đó.
Moscow đă nối lại nỗ lực giành Kharkov vào đầu tháng 5/2024, kiểm soát một số ngôi làng biên giới gần khu vực Belgorod ở phía Tây nước Nga. Sức mạnh hỏa lực trong khu vực này cho phép các lực lượng của Moscow tấn công các mục tiêu của Ukraine sau đó rút về lănh thổ Nga, địa điểm mà họ biết rơ là sẽ an toàn trước các hệ thống pḥng không của Kiev.
Sự đồng ư đi kèm với điều kiện của Nhà Trắng cũng áp dụng với các hệ thống pḥng không, pháo và tên lửa dẫn đường. Hiện vẫn c̣n lệnh cấm tiến hành các cuộc tấn công tên lửa tầm xa.
Những vũ khí phương Tây khác hiện có thể được sử dụng để tấn công vào Nga bao gồm 24 tiêm kích F-16 của Hà Lan được trang bị tên lửa tầm xa, cùng với các tiêm kích thời Liên Xô do Ba Lan, Slovenia, Slovakia và Bắc Macedonia cung cấp cho Kiev.
Các phi công Ukraine sẽ sớm hoàn thành khóa huấn luyện kéo dài nhiều tháng để vận hành tiêm kích F-16 và có lẽ sẽ thực hiện các chuyến xuất kích đầu tiên trong vài tuần nữa. Cho đến nay, nhiệm vụ của họ chỉ giới hạn ở không phận Ukraine.
Các tiêm kích này, cùng với một số chiến đấu cơ thời Liên Xô của Ukraine sẽ tự do triển khai tên lửa hành tŕnh phóng từ trên không SCALP do Pháp sản xuất. Anh chưa cho phép Kiev sử dụng tên lửa tầm xa Storm Shadow nhưng trước đó đă chấp nhận việc sử dụng các UAV tấn công trên đất Nga. Thổ Nhĩ Kỳ cũng cho phép Ukraine sử dụng các UAV Bayraktar ở đây.
Không phải nhân tố thay đổi cuộc chơi
Mỹ, Anh, Đức và Na Uy đă cung cấp cho Ukraine các hệ thống phóng tên lửa HIMARS và ATACMS được cho là có thể tấn công vào Crimea và các khu vực Nga đă sáp nhập. Tuy nhiên, trong những tuần gần đây, Moscow bắt đầu sử dụng các hệ thống gây nhiễu điện tử tiên tiến để khiến các tên lửa do vệ tinh dẫn đường, cùng với đạn pháo Excalibur dẫn đường bằng GPS của Ukraine hoạt động không hiệu quả.
"Nga đă tiến công rất nhiều. Chúng tôi đang xem xét nghiêm túc điều này. Chúng tôi phải tạo nên các công cụ của ḿnh để chế áp các hệ thống gây nhiễu của họ và tạo ra các hệ thống gây nhiễu của ḿnh", Trung tướng Ihor Romanenko, cựu Phó Tổng Tham mưu trưởng Lực lượng Vũ trang Ukraine nhận định với Al Jazeera.
Việc phương Tây nới lỏng giới hạn vũ khí mà Ukraine có thể sử dụng để tấn công lănh thổ Nga hầu như không phải là nhân tố thay đổi cuộc chơi.
"Sẽ không có sự đảo chiều nào. Trong những tháng tới, chúng ta sẽ nói về việc kiềm chế Nga", nhà phân tích Igar Tyshkevych nói.
Quyết định của phương Tây được đưa ra sau cuộc ném bom dồn dập của Nga vào Kharkov cũng như các thị trấn biên giới khác. Nikolay Mitrokhin, nhà nghiên cứu tại Đại học Bremen của Đức cho rằng Moscow đang lên kế hoạch bắt đầu một cuộc tấn công vào phía Bắc Ukraine, tại nút giao giữa khu vực Kharkov và Sumy.
Cuộc tấn công vào Kharkov có lẽ bắt đầu trong vài tuần nữa sau khi Moscow triển khai thêm hàng chục ngh́n binh lính.
"Các lực lượng của Ukraine không có đủ nguồn lực để bảo vệ biên giới và sẽ phải tấn công từ những ngôi rừng cách đó khá xa", ông Mitrokhin nói.
Ukraine đang đối mặt với t́nh trạng thiếu nhân lực nghiêm trọng. Trong những tháng qua, Tổng thống Zelensky đă tŕ hoăn việc huy động lực lượng do lo ngại phản ứng dữ dội từ công chúng. Điều đó khiến cho các binh lính đă mệt mỏi v́ chiến đấu trong thời gian dài không được nghỉ ngơi. Sự thiếu hụt về nhân lực cũng trùng với thời điểm nguồn cung vũ khí và đạn dược của Kiev cạn kiệt sau nhiều tháng phương Tây tŕ hoăn hỗ trợ.
VietBF@ sưu tập
|