Chỉ vì ăn dưa chuột kiểu này, người đàn ông đã phải nhập viện cấp cứu khẩn cấp.
Nhà có khách, chú Hoàng (Quảng Châu, Trung Quốc) quyết định làm salad dưa chuột (dạng dưa chuột thêm gia vị chua, cay, mặn, ngọt) với số lượng lớn để ăn cùng bữa cơm chống ngán. Vì làm quá nhiều nên sau khi kết thúc bữa ăn, chú còn thừa kha khá món này. Chú quyết định bảo quản dùng tiếp cho bữa sau bằng cách bỏ vào tủ lạnh.
Sáng sớm hôm sau, chú Hoàng lấy đĩa salad dưa chuột ra ăn với cháo như thường lệ. Tuy nhiên, chỉ sau 2 giờ, chú bắt đầu có hiện tượng nôn mửa, tiêu chảy. Tối hôm ấy, chú lên cơn sốt cao, toàn thân run rẩy.
Thấy vậy, vợ chú vội gọi xe cấp cứu. Khi đến bệnh viện, chú Hoàng đã bị sốc phản vệ. Sau một loạt lần kiểm tra, huyết áp của chú giảm xuống còn 85/52mmHg, nồng độ procalcitonin trong máu cao hơn giá trị bình thường 200 lần.
Bác sĩ Han Liang (Khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Nhân dân số 9 Hàng Châu, Trung Quốc) đánh giá dựa trên kết quả khám nghiệm: "Đây là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng do vi khuẩn. Ban đầu nghi ngờ là nhiễm trùng huyết và sốc nhiễm trùng do nhiễm khuẩn".
Nhiễm trùng huyết là một hội chứng đáp ứng viêm toàn thân do nhiễm trùng. Các triệu chứng chính của nó bao gồm ớn lạnh, sốt, đánh trống ngực và khó thở. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến sốc nhiễm trùng nặng và suy đa tạng, tỷ lệ tử vong cực cao.
Vụ ngộ độc thực phẩm của chú Hoàng là do bảo quản salad dưa chuột không đúng cách dẫn đến vi khuẩn sinh sôi. Sau khi ăn những món nguội này, chú không may bị ngộ độc thực phẩm.
Rau để qua đêm chứa nitrit, độc hại và gây ung thư?
Trước hết, chúng ta cần làm rõ một sự hiểu lầm: "Món ăn qua đêm" không chỉ ám chỉ những món ăn thừa trong ngày và để dành cho ngày hôm sau. Ở góc độ khoa học, món nào để lâu hơn 8 - 10 tiếng đều có thể coi là món ăn để qua đêm.
Khi thức ăn được để lâu hơn, hàm lượng nitrit bên trong sẽ tăng dần. Nếu rau để lâu hoặc bảo quản không đúng cách sau khi nấu, sẽ bị vi khuẩn nitrat hóa phân hủy và sinh ra một lượng lớn nitrit, khiến hàm lượng nitrit trong thức ăn thừa tăng cao đến mức nguy hiểm.
Có 3 món ăn không hết chớ để qua đêm vì nguy cơ ngộ độc cực cao
Mùa hè nóng bức nên những món ăn nguội đã trở thành lựa chọn hàng đầu trên bàn ăn của nhiều người. Tuy nhiên, mùa hè cũng là khoảng thời gian có tỷ lệ vi khuẩn phát triển cao nên chúng ta phải hết sức cẩn thận về vấn đề an toàn trong chế độ ăn uống.
Khuyến cáo khi chế biến món ăn mỗi lần, mọi người nên làm càng ít càng tốt, nấu ngay và thưởng thức ngay, tránh ăn đồ để qua đêm, đặc biệt là 3 loại món sau:
1. Hải sản
Hải sản như cua, cá, tôm là những thực phẩm giàu protein. Nếu không tiêu thụ hết trong ngày mà để đến ngày hôm sau mới ăn lại, có thể gây thoái hóa protein, tạo ra các sản phẩm thoái hóa.
Những sản phẩm thoái hóa này có thể gây kích ứng bất lợi cho niêm mạc đường tiêu hóa, do đó gây ra các triệu chứng khó chịu ở đường tiêu hóa.
2. Nấm
Nấm có chứa hàm lượng nitrat cao. Nếu để những thực phẩm này lâu ngày sau khi nấu chín, vi khuẩn sẽ phân hủy nitrat và khử chúng thành nitrit.
Ăn vào một lượng lớn nitrit cực kỳ có hại cho cơ thể con người. Nó không chỉ gây ung thư mà còn làm giảm hoạt động của hồng cầu, dẫn đến các triệu chứng thiếu oxy và thiếu máu, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
3. Thực phẩm giàu tinh bột
Khoai tây chế biến, khoai môn, bánh bao hấp và các thực phẩm giàu tinh bột khác có nhiều khả năng sinh sản vi khuẩn hơn. Do đó không nên để qua đêm.
Làm thế nào để ăn salad an toàn vào mùa hè?
1. Mua nguyên liệu từ nguồn uy tín
Để đảm bảo an toàn cho các thành phần thực phẩm, hãy nhớ mua qua các kênh chính thức và ưu tiên các siêu thị lớn, những nơi có quy trình kiểm nghiệm đảm bảo an toàn, đáng tin cậy.
2. Rửa sạch nguyên liệu
Các nguyên liệu cần phải được rửa kỹ và cẩn thận nhiều lần. Nếu gặp những nguyên liệu có vỏ tương đối "chắc chắn" như dưa chuột, cà rốt, bí xanh... thì bạn nên dùng dao gọt trực tiếp...
3. Tách riêng thớt sống và thớt chín
Để tránh lây nhiễm chéo và nâng cao hiệu quả phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, khi cắt thịt sống nhớ sử dụng thớt chuyên dụng. Không trộn chung với thớt thái hoa quả, rau củ. Sử dụng xong, bạn cần treo khô, đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
4. Nấu và ăn ngay
Không cắt nguyên liệu trước hoặc để nguyên liệu ngoài không khí quá lâu để tránh làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn. Nên chuẩn bị bữa ăn theo nhu cầu thực tế, ăn xong không để lại đồ thừa cho bữa sau hoặc ngày hôm sau.
VietBF@ Sưu tập