Rơ ràng là hầu hết các công ty Trung Quốc không muốn mạo hiểm mất quyền tiếp cận thị trường phương Tây v́ tiếp cận thị trường Nga. Ngoài ra c̣n có giới hạn đối với thanh toán xuyên biên giới.Theo nhận định mới đây của chuyên gia Alexandra Prokopenko, học giả tại Trung tâm Carnegie về Nga và Á-Âu và tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Đức, trên trang web của Quỹ Hoà b́nh Quốc tế Carnegie (CEIP), quyết định của Trung Quốc tiếp tục hợp tác kinh doanh với Nga sau cuộc xung đột ở Ukraine vào tháng 2/2022, cùng với bản chất các biện pháp trừng phạt của phương Tây, đă giúp Điện Kremlin tránh được thảm họa kinh tế.
Trung Quốc không chỉ mở cửa cho thị trường xuất khẩu năng lượng từ Nga mà c̣n trở thành nguồn nhập khẩu quan trọng của Moskva. Nhờ đó, hội nhập kinh tế giữa hai nước đă tăng tốc đáng kể: vào năm 2023, đồng nhân dân tệ trở thành đồng tiền phổ biến nhất trên Sàn giao dịch Moskva, đánh bại cả đồng đô la Mỹ (USD).
Trung Quốc nói với các nước phương Tây rằng Bắc Kinh tôn trọng các lệnh trừng phạt của họ nhằm vào Nga, nhưng nước này hoạt động theo nguyên tắc “mọi thứ không bị cấm đều được phép”. Những người được hưởng lợi thực sự từ chính sách “xoay trục về phía Đông” của Nga là các công ty cấp hai và cấp ba của Trung Quốc, đặc biệt là các ngân hàng. Ở cấp độ giao dịch xuyên biên giới, hệ thống thanh toán bằng đồng rúp của Nga và đồng nhân dân tệ của Trung Quốc đă thay thế hệ thống viễn thông liên ngân hàng toàn cầu SWIFT và các cấu trúc tài chính truyền thống khác do phương Tây chi phối.
Các hệ thống thanh toán này hiện có khả năng xử lư các giao dịch lớn với các bên thứ ba. Trong khi đó, bản chất của các biện pháp trừng phạt từ phương Tây đối với Nga đang thúc đẩy Trung Quốc hướng tới việc tăng thêm số lượng thanh toán bằng nhân dân tệ thông qua các kênh này. Những hệ thống này hiện vẫn tồn tại, ngay cả khi xung đột ở Ukraine kết thúc và Nga sẽ xây dựng lại mối quan hệ với phương Tây.
Bà Prokopenko cho rằng Nga và Trung Quốc thường gọi sự hợp tác của họ là mối quan hệ đối tác “không giới hạn”. Nhưng thực tế lại rất khác. Bất chấp những con số thương mại tăng kỷ lục, cán cân thương mại đang nghiêng về phía Trung Quốc. Bằng cách tuân thủ các biện pháp trừng phạt của phương Tây, Bắc Kinh đang cung cấp không phải những ǵ Nga cần mà là những ǵ họ có thể kiếm tiền. Giá trị hàng hóa mà Trung Quốc bán cho Nga vào năm 2023 chỉ tăng thêm 1 tỷ USD.Rơ ràng là hầu hết các công ty Trung Quốc không muốn mạo hiểm mất quyền tiếp cận thị trường phương Tây v́ tiếp cận thị trường Nga. Trong khi đó, Moskva có thể ngày càng phụ thuộc vào nguồn cung của Trung Quốc và sẽ gặp khó khăn để t́m được nguồn cung thay thế. Đa dạng hóa các đối tác thương mại quốc tế của ḿnh là một thách thức lớn đối với Nga v́ các lệnh trừng phạt của phương Tây: không chỉ v́ các hạn chế mà bởi v́ thường những quốc gia không áp đặt lệnh trừng phạt sẽ không có được hàng hóa mà Moskva muốn.
Ngoài ra c̣n có giới hạn đối với thanh toán xuyên biên giới. Trung Quốc không t́m cách hỗ trợ Nga bằng cách tăng cường vai tṛ của đồng rúp trong các giao dịch giữa hai nước và các ngân hàng Trung Quốc đang thắt chặt các yêu cầu tuân thủ đối với nhiều công ty Nga. Nhưng đồng thời, Bắc Kinh lại hoan nghênh việc tăng cường sử dụng các hệ thống thanh toán của Trung Quốc.
Tóm lại, chuyên gia Prokopenko kết luận, theo nhiều cách, cuộc xung đột ở Ukraine dường như là cơ hội giành cho Trung Quốc, củng cố tham vọng địa chính trị của Bắc Kinh nhằm trở thành một trung tâm ảnh hưởng toàn cầu thay thế. Bắc Kinh đă có thể kiểm tra và t́m ra các hệ thống tài chính cung cấp giải pháp thay thế cho phương Tây, trong khi các công ty cấp hai và cấp ba của Trung Quốc đă có được quyền tiếp cận một thị trường mới rộng lớn là Nga.
|