Sau khi được phép sử dụng vũ khí phương Tây để tấn công lănh thổ Nga, Ukraine đă có bước tiến đầu tiên sau khoảng thời gian dài rơi vào thế bị động. Tuy nhiên, khả năng Ukraine duy tŕ chiến thắng của ḿnh có thể sẽ không kéo dài, khi nguồn cung vũ khí từ phương Tây vẫn đang tŕ trệ.
Ukraine giành bước tiến sau thời gian dài
Tổng thống Joe Biden tuần trước đă chấp nhận các yêu cầu từ phía Kiev cho phép "nới lỏng" sử dụng vũ khí do Mỹ cung cấp để chống lại các đợt tấn công của Nga vào Kharkov. Washington cho phép Kiev dùng vũ khí Mỹ cho “mục đích phản công ở Kharkov để Ukraine có thể đánh trả lực lượng Nga đang tấn công họ hoặc chuẩn bị tấn công họ”, nhưng không được phép tấn công Moscow và Điện Kremlin.
Chỉ một ngày sau khi được Mỹ "bật đèn xanh", Ukraine được cho là đă sử dụng tên lửa HIMARS để tấn công các mục tiêu, trong đó có dàn tên lửa S-300/400 của Nga ở thành phố Belgorod.Tờ The Telegraph dẫn lời các quan chức từ tiền tuyến, các cuộc không kích sử dụng tên lửa HIMARS vào các mục tiêu bên trong lănh thổ Nga đă có tác dụng "ngay lập tức" trong việc ngăn chặn làn sóng tấn công mới của Moscow vào miền bắc Ukraine. Những tên lửa sở hữu tầm ngắm có độ chính xác cao mà Mỹ đồng ư cho Ukraine khai hỏa qua biên giới đă thành công phá hủy các điểm phóng quan trọng, buộc quân đội Nga phải triển khai lại các đợt tấn công.
Trong và xung quanh khu vực Kharkov, c̣i báo động không kích và cảnh báo khẩn cấp trên điện thoại di động vẫn thường xuyên vang lên nhưng tần suất của các cuộc không kích đă giảm dần.
“Chúng tôi có thể cảm nhận được sự khác biệt rơ ràng. Khi ngồi đây, chúng tôi cảm thấy an toàn hơn v́ đă nh́n thấy những kết quả đầu tiên”, ông Oleh Syniehubov, Thống đốc vùng Kharkov, nói; đồng thời cho biết quân đội Ukraine hiện đang chuẩn bị phản công các vị trí của Nga khi chiến tuyến "đang dần ổn định”.
Trong khi đó, những người lính ở tiền tuyến nói rằng lực lượng Ukraine trong khu vực không c̣n "chỉ ở thế pḥng thủ", giữa bối cảnh Nga đang triển khai một đợt tấn công quy mô lớn vào mùa hè năm nay, đặc biệt thông qua đường hàng không.
Kharkov, một thành phố có 1,4 triệu dân cách biên giới khoảng hơn 30km, đă bị tấn công 76 lần trong tháng 5, bằng bom lượn, tên lửa và máy bay không người lái, theo Thị trưởng thành Ihor Terekhov. Con số này cao gấp ba lần các cuộc tấn công trong tháng 4.
Theo các báo cáo, quân đội Nga đă gặp rất nhiều khó khăn tại các ngôi làng ở phía bắc Kharkov, nơi Moscow đang cố gắng đạt được bước đột phá tại phía thành phố lớn thứ hai của Ukraine. Các nhà phân tích nhận định rằng việc Nga "sa lầy" ở phía Bắc có thể ảnh hưởng tới cục diện chiến sự tại mặt trận phía Đông, nơi tiến độ của Moscow cũng chậm lại trong những tuần gần đây.
“Bây giờ c̣n quá sớm để nói về chi tiết, nhưng những ǵ chúng tôi đang thấy là hệ thống S-300 và S-400 của Nga đă bị phá hủy hoàn toàn. Đây nguyên nhân khiến tiến độ của họ chậm lại", ông Terekhov cho biết. Hệ thống tên lửa S-300 và phiên bản tiên tiến hơn, S-400, là những loại vũ khí thường xuyên xuất hiện trên chiến trường và được Nga sử dụng để ngắm bắn các cơ sở hạ trọng yếu và cơ sở năng lượng trên đất Ukraine.
Các nhà phân tích nhận định rằng, đây có thể được xem là thắng lợi đầu tiên của Ukraine sau khoảng thời gian dài ở thế bị động trên chiến trường. Trước đó, hồi cuối tháng 4, những bước tiến ồ ạt của quân đội Nga đă buộc Ukraine phải rút lui khỏi hàng loạt vị trí chiến thuật dọc theo chiến tuyến phía Tây Avdiivka, khiến Moscow giành được quyền kiểm soát thành phố này.
Khó khăn vẫn chờ phía trước
Trong khi các cuộc tấn công bằng vũ khí phương Tây đă cải thiện t́nh h́nh, các quan chức thành phố cho biết Kharkov vẫn cần thêm hệ thống pḥng không để đối phó với các đợt không kích của Nga. Trước đó, một dự luật viện trợ quân sự trị giá 60 tỷ USD đă được thông qua hồi cuối tháng 4, sau nhiều tháng thông "đóng băng" tại Hạ viện Mỹ, làm giảm bớt nỗi lo của Kiev rằng nước này sẽ mất đi nguồn viện trợ vũ khí lớn nhất của ḿnh, dẫn đến viễn cảnh thất bại trước Nga.
Trong ngày lễ kỷ niệm D-Day thường niên hôm 6/6, các nguyên thủ quốc gia trong khối NATO, bao gồm Tổng thống Mỹ Joe Biden và người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron lại một lần nữa lên tiếng kêu gọi đồng minh tăng cường viện trợ quân sự cho Ukraine, trong bối cảnh t́nh h́nh trên tiền tuyến đang trở nên căng thẳng từ khi Nga bắt đầu chiến dịch tấn công mùa hè vào Kharkov và vùng Donbass.Vấn đề nan giải mà Ukraine vẫn phải đối mặt là thiếu nguồn cung vũ khí từ các đồng minh, đặc biệt là máy bay đánh chặn để chống lại các đợt tấn công bằng tiêm kích Sukhoi của Nga, có khả năng triển khai 3.000 quả bom lượn mỗi tháng. Trong khi Nga đang đặt nền kinh tế nước này vào t́nh trạng chiến tranh, các nhà máy ở phương Tây đang phải vật lộn để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của Ukraine.
Phó Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jon Finer nhận định rằng, Ukraine "cần nhất là đạn pháo và máy bay đánh chặn để lật ngược t́nh thế trên chiến trường", nhưng nhấn mạnh Mỹ và phương Tây cũng đang gặp khó trong việc đáp ứng nhu cầu vũ khí liên tục của Kiev.
"Ngoài cuộc xung đột đang diễn ra ở Ukraine, vẫn c̣n một cuộc chiến đang diễn ra trong các nhà máy sản xuất vũ khí của chúng tôi, của các nước châu Âu khác và ở cả Ukraine”, ông Finer nói.
Thậm chí, ngay cả khi Pháp cam kết sẽ viện trợ các máy bay chiến đấu Mirage 2000-5, song song với nguồn cung F-16 từ Hà Lan và Đan Mạch, th́ Ukraine vẫn chưa đủ lực lượng phi công có khả năng điều khiển những phương tiện chiến đấu tiên tiến này.
Kiev cho biết có ít nhất 30 phi công sẵn sàng bắt đầu huấn luyện ngay tại Mỹ, nhưng chính quyền ông Biden chỉ đủ khả năng cung cấp chỗ cho 12 phi công cùng một lúc trong chương tŕnh huấn luyện tại bang Arizona. Hai cơ sở khác của NATO ở Đan Mạch và Romania cũng thiếu nguồn lực tương tự để thực hiện nhiệm vụ này. Ngoài ra, quá tŕnh đào tạo phi công lên tới 1 năm là một thách thức lớn, giữa bối cảnh Ukraine đang phải "chạy đua với thời gian" trên tiền tuyến.
Thời gian đang là yếu tố quan trọng hơn bao giờ hết đối với Ukraine, đặc biệt khi cuộc tổng tuyển cử tháng 11 của Mỹ đang đến gần. Trong trường hợp Nhà Trắng đổi chủ và không loại trừ khả năng ông Donald Trump trở lại nắm quyền, Kiev có lẽ sẽ c̣n gặp nhiều khó khăn do ông chủ cũ của Nhà Trắng vốn không ủng hộ việc kéo dài chiến sự tại Ukraine. Ông Trump từng tuyên bố "giải pháp tốt nhất" để chấm dứt xung đột là Mỹ và phương Tây ngừng cung cấp vũ khí và lư do dự luật viện trợ trị giá 60 tỷ USD dành cho Kiev "đóng băng" tại Quốc hội trong nhiều tháng đến từ sự phản đối mạnh mẽ từ phía đảng Cộng ḥa - đảng xuất thân của cựu Tổng thống Trump.
|
|