Các lănh đạo Nhóm 7 nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) hôm 14-6 tham gia cuộc họp cuối cùng tại hội nghị thượng đỉnh thường niên.
Trong khi Ukraine là chủ đề chính của ngày họp đầu tiên th́ các cuộc thảo luận hôm 14-6 bị chi phối bởi những lo ngại xung quanh năng suất công nghiệp dư thừa của Trung Quốc và điều mà phương Tây gọi là sự ủng hộ của Bắc Kinh đối với Nga trong cuộc xung đột tại Ukraine.
Theo hăng tin Reuters, trong tuần này, Mỹ đă áp đặt biện pháp trừng phạt mới đối với các công ty Trung Quốc cung cấp chất bán dẫn cho Nga.
Liên minh châu Âu (EU) cũng tuyên bố sẽ tăng thuế đối với xe điện Trung Quốc lên tới 38% tính từ đầu tháng 7 - động thái có nguy cơ bị Trung Quốc trả đũa. Không lâu trước đó, Mỹ tăng thuế gấp 4 lần đối với xe điện Trung Quốc, lên mức 100%.
Các lănh đạo G7 nhóm họp tại Savelletri - Ư hôm 13-6 Ảnh: REUTERS
Tuy nhiên, các thành viên G7 đang có những quan điểm khác nhau về cách đối phó với việc Trung Quốc trợ cấp công nghiệp trong bối cảnh châu Âu muốn tránh chiến tranh thương mại toàn diện với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Theo đài CNBC, báo cáo của công ty hàng đầu thế giới về dữ liệu, phân tích ô tô Jato Dynamics (Anh) cho biết các thương hiệu xe điện Trung Quốc đă bán được 13,4 triệu xe mới vào năm ngoái trong khi các thương hiệu Mỹ bán được khoảng 11,9 triệu xe.
Đây là lần đầu các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc vượt qua Mỹ về doanh số bán hàng. Tốc độ tăng trưởng doanh số bán hàng của Trung Quốc cũng vượt qua Mỹ, tăng 23% so với năm trước, cao hơn mức 9% của Mỹ.
Dù vậy, lĩnh vực xe điện Trung Quốc đang đối mặt những thách thức gia tăng trong năm 2024 khi ngày càng có nhiều quốc gia thực hiện các biện pháp nhằm bảo vệ ngành công nghiệp địa phương khỏi hàng hóa xuất khẩu giá rẻ của Trung Quốc. Thổ Nhĩ Kỳ vừa tuyên bố áp thêm 40% thuế đối với các phương tiện từ Trung Quốc, dự kiến có hiệu lực từ ngày 7-7 tới.
VietBF@sưu tập