Ngày 12/6, BBC Tiếng Việt cho hay “Chỉ thị mật 24 của Việt Nam khiến nhóm tư vấn EU quan ngại”.
Theo đó, nhóm Tư vấn Nội địa Liên minh châu Âu (DAG EU) công bố báo cáo, bày tỏ quan ngại sâu sắc về Chỉ thị mật 24, liên quan đến an ninh quốc gia của Việt Nam. BBC cho biết, nhóm DAG EU được thành lập theo cam kết trong Chương 13, về Thương mại và Phát triển bền vững, của Hiệp định Thương mại Tự do giữa Liên minh châu Âu (EU) và Việt Nam (EVFTA).
Báo cáo của DAG EU được đưa ra, sau cuộc họp của nhóm này với các đại diện doanh nghiệp, người lao động và các tổ chức phi chính phủ, tại Brussels (Bỉ).
Theo BBC, chỉ thị 24-CT/TW do Bộ Chính trị ban hành ngày 13/7/2023, về “Bảo đảm vững chắc an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng”, đóng dấu “Mật”, được Dự án 88 tiết lộ hồi tháng 3.
Chỉ thị này yêu cầu các thành viên của Đảng Cộng sản Việt Nam ngăn chặn việc h́nh thành các tổ chức chính trị độc lập, kiểm soát quyền tự do ngôn luận, và kiểm soát việc phổ biến các tài liệu chỉ trích Đảng, phủ nhận quyền tự do hội họp, tăng cường giám sát công dân và kiểm soát các công đoàn độc lập.
BBC dẫn nhóm DAG EU, cho rằng, chỉ thị này đi ngược lại các cam kết trong Chương 13 của EVFTA.
Trong đó, có việc thực hiện các công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), và đặc biệt là lời hứa của Việt Nam về việc sẽ phê chuẩn Công ước ILO số 87 (Tự do Hiệp hội và Bảo vệ quyền lợi của người tổ chức hiệp hội).
BBC cũng cho biết, mặc dù cam kết sẽ kư Công ước 87, nhưng trong Chỉ thị 24, Chính phủ Việt Nam đề cập việc chỉ “thí điểm” thành lập một số công đoàn trong các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tiếp tục xây dựng Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam – tổ chức công đoàn cấp quốc gia duy nhất tồn tại ở nước này – “vững mạnh”.
Tổ chức này bị coi là cánh tay nối dài của Đảng.
Bên cạnh đó, vẫn theo BBC, DAG EU cũng nhắc lại mối quan ngại sâu sắc, t́nh trạng đàn áp đang diễn ra, đối với xă hội dân sự và việc bắt giữ những người bảo vệ nhân quyền.
Nhóm DAG EU lên án việc 3 nhà bảo vệ quyền môi trường vẫn đang thụ án tại Việt Nam với các cáo buộc mà nhóm này gọi là “bịa đặt”.
Ba nhà hoạt động nói trên là bà Hoàng Thị Minh Hồng, ông Đặng Đ́nh Bách, và ông Bạch Hùng Dương.
BBC cũng cho hay, EU DAG hiện đang lo ngại về 2 vụ bắt giữ mới nhất. Đó là vụ bắt ông Nguyễn Văn B́nh – Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Lao động, và ông Vũ Minh Tiến – Trưởng pḥng Chính sách, Pháp luật của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, kiêm Giám đốc Viện Công nhân và Công đoàn – tổ chức sau này là thành viên của DAG Việt Nam.
EU DAG lên án những hành vi vi phạm EVFTA nghiêm trọng và có hệ thống này.
Trong trường hợp này, nhóm nhắc lại mối quan ngại của ḿnh về khả năng hoạt động hiệu quả của DAG Việt Nam.
BBC đặt vấn đề: Điều ǵ đă xảy ra với nhóm DAG Việt Nam?
Theo đó, các nhóm tư vấn trong nước (DAG) có vai tṛ tư vấn cho các bên tham gia các hiệp định thương mại, trên cơ sở thông tin nhóm thu được từ các thành viên hoặc tổ chức đối tác ở các quốc gia liên quan, nhằm giúp cải thiện việc thực hiện các hiệp định.
DAG Việt Nam thành lập năm 2021, theo Quyết định số 1972/QĐ-BCT, ngày 17/8/2021, của Bộ Công thương.
BBC tiếp tục cho biết, chức năng và nhiệm vụ của DAG Việt Nam, là tập hợp, đưa khuyến nghị, tư vấn về việc thực thi Chương Thương mại và Phát triển bền vững của EVFTA, phù hợp với cam kết tại Hiệp định.
Nhóm DAG Việt Nam không quá 15 thành viên, chia làm 3 phân nhóm là kinh tế, xă hội và môi trường.
Tuy nhiên, một số thành viên tích cực của DAG Việt Nam, có tiếng nói phản biện, độc lập, đă bị bắt và bỏ tù trong thời gian qua, gồm ông Mai Phan Lợi, ông Đặng Đ́nh Bách, ông Bạch Hồng Dương, bà Ngụy Thị Khanh – đều là những nhà lănh đạo tích cực muốn đóng góp cho DAG Việt Nam.
BBC cho biết thêm, sau khi bỏ tù các thành viên trên, Chính phủ Việt Nam chấp thuận 7 thành viên khác tham gia DAG Việt Nam – là những người thân Chính phủ.
Trong đó, có ít nhất 4 thành viên là đảng viên cấp cao, thuộc các tổ chức có liên hệ chặt chẽ với Đảng cầm quyền.
Ư Nhi