Áp lực lên Tổng thống Joe Biden không chỉ đến từ châu Âu. Ngày càng nhiều thành viên Đảng Dân chủ Mỹ ủng hộ ư tưởng nới lỏng các hạn chế và gây áp lực lên Nhà Trắng.
Các đại biểu dự Hội nghị thượng đỉnh G7 ở thành phố Fasano, Puglia, miền Nam Italy, ngày 13/6/2024. Ảnh: Kyodo
Các đồng minh châu Âu của Mỹ đang tăng cường áp lực lên chính quyền Tổng thống Joe Biden nhằm nới lỏng hơn nữa các hạn chế đối với việc Ukraine sử dụng vũ khí của Mỹ để tấn công bên trong lănh thổ Nga, cho rằng các giới hạn vẫn c̣n ảnh hưởng đến khả năng tự vệ của Kiev, theo tờ Politico ngày 14/6.
Về mặt công khai, chính quyền Mỹ cho biết họ không thay đổi chính sách hiện hạn chế sử dụng vũ khí do Washington cung cấp trên lănh thổ Ukraine và chỉ ở khu vực giáp ranh với thành phố Kharkov đang bị bao vây. Nhưng các quan chức Mỹ thừa nhận rằng tại nhiều thời điểm trong cuộc xung đột, Washington đă từ chối cho phép Ukraine tự do sử dụng vũ khí Mỹ - chỉ nhượng bộ vào phút cuối.
Các cuộc thảo luận về vấn đề trên đă diễn ra tại Brussels trong tuần này, nơi các bộ trưởng quốc pḥng từ khắp nơi trên thế giới tập trung tại cuộc họp hôm 13/6 của Nhóm Liên lạc Quốc pḥng Ukraine và cuộc họp cấp Bộ trưởng Quốc pḥng NATO vào ngày 14/6. Chúng diễn ra vài tuần sau khi chính quyền Biden lặng lẽ cho phép Ukraine tấn công vào lănh thổ Nga - nhưng chỉ qua biên giới gần khu vực Kharkov, nơi đang bị Moskva tấn công dữ dội.
Áp lực lên Tổng thống Joe Biden không chỉ đến từ châu Âu. Tờ Politico đưa tin rằng ngày càng nhiều thành viên Đảng Dân chủ Mỹ ủng hộ ư tưởng nới lỏng các hạn chế và gây áp lực lên Nhà Trắng.
Nếu Tổng thống Biden đồng ư, đây sẽ là ví dụ mới nhất về việc Nhà Trắng thường xuyên thay đổi ranh giới đỏ trong cuộc xung đột Ukraine, trong đó có việc Mỹ ban đầu từ chối cung cấp vũ khí tiên tiến hơn – đầu tiên là tên lửa HIMARS, sau đó là hệ thống pḥng thủ tên lửa Patriot, tiếp đến là máy bay chiến đấu F-16.
Khi được hỏi về vấn đề này tại Italy, nơi diễn ra hội nghị thượng đỉnh G7, Tổng thống Biden cho biết ông không có ư định thay đổi chính sách của ḿnh.
Trong khi đó, Tổng thư kí NATO Jens Stoltenberg đă nghiêng về vấn đề nới lỏng hạn chế vũ khí được viện trợ cho Ukraine. Trong cuộc họp báo hôm 13/6, ông nói quyền tự vệ của Ukraine bao gồm “quyền tấn công các mục tiêu quân sự hợp pháp trên lănh thổ Nga”.
“Việc hạn chế thực sự sẽ làm suy yếu khả năng tự vệ của Ukraine, khi họ không thể sử dụng vũ khí để đẩy lùi các cuộc tấn công đó. Thực ra đó là yêu cầu họ tự vệ bằng một tay bị trói sau lưng. Đây là lư do tại sao tôi hoan nghênh việc một số đồng minh nới lỏng các hạn chế". ông Stoltenberg nêu rơ.
Tương tự, Bộ trưởng Quốc pḥng Hà Lan Kajsa Ollongren cho biết bên lề cuộc họp của G7 rằng Ukraine phải “được sử dụng vũ khí, bằng cả hai tay, chứ không thể bằng một tay bị trói sau lưng”. Mặc dù từ chối b́nh luận về chính sách của các nước khác, nhưng bà Kajsa Ollongren nói: "Tôi cho rằng chúng ta không nên hạn chế Ukraine".
Bộ trưởng Quốc pḥng Estonia Hanno Pevkur đă lặp lại những nhận xét đó: "Quan điểm của tôi rất đơn giản - mọi thứ chúng tôi cung cấp, phải được phép để Ukraine sử dụng khi họ cần liên quan đến việc lập kế hoạch tác chiến".
Ukraine đă tận dụng sự thay đổi chính sách mới nhất để tiến hành ít nhất một cuộc tấn công xuyên biên giới, sử dụng tên lửa HIMARS do Mỹ sản xuất để tiêu diệt tên lửa đất đối không của Nga ở Belgorod. Sự thay đổi này đă cho phép Kiev ngăn chặn cuộc tấn công của Nga ở khu vực Kharkov, điều mà các quan chức cấp cao của Mỹ ban đầu lo ngại có thể dẫn đến một bước đột phá đáng kể.
Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Lloyd Austin cho biết trong cuộc họp báo hôm 13/6: “Những ǵ tôi thấy là bước tiến của quân Nga đang chậm lại trên mặt trận. Ukraine đă làm rất nhiều việc để củng cố các vị trí pḥng thủ của ḿnh và đang tận dụng tốt các loại vũ khí, đạn dược mà họ được cung cấp".
Các quan chức cấp cao của Mỹ công khai nhấn mạnh rằng chính sách của Mỹ về những hạn chế không thay đổi thêm nữa. Ông Austin khẳng định rằng việc cho phép Ukraine tấn công vào lănh thổ Nga là một sự thay đổi trong phạm vi hẹp chỉ dành cho khu vực Kharkov.
Bộ trưởng Austin tuyên bố trong cuộc họp báo: “Chính sách của chúng tôi trong việc sử dụng khả năng tấn công tầm xa để tiến hành các cuộc tấn công sâu vào lănh thổ Nga là không thay đổi. Mục đích là cho phép họ tiến hành phản công để giúp họ giải quyết vấn đề quân Nga tiến hành triển khai hoặc xây dựng các khu vực triển khai lực lượng ngay bên kia biên giới và tấn công từ các khu vực triển khai đó".
Quan chức cấp cao của Bộ Quốc pḥng Mỹ trên cũng lưu ư rằng sự thay đổi chính sách này là để “phản ứng trực tiếp” trước các cuộc tấn công của Nga vào Kharkov, nhưng ông Austin thừa nhận chính sách của Mỹ đối với Ukraine đă không ngừng phát triển kể từ khi xung đột nổ ra.
VietBF@ sưu tập