21.000 cảnh sát và quân hiến binh Pháp đă được huy động để trấn áp ḍng người biểu t́nh. Ông Macron ví "tuyên bố bất thường" của ḿnh như một "quả lựu đạn chưa tháo chốt".
Quote:
- Bạo loạn ở Pháp dâng cao, 250.000 người tham gia biểu t́nh.
- Giữa lúc hỗn loạn, bức ảnh chụp cảnh ông Macron tuyên bố "giải tán Quốc hội" gây sốt.
- Tổng thống Pháp ví tuyên bố "giải tán Quốc hội" của ông như quăng "một quả lựu đạn chưa tháo chốt" vào chính trường.
|
250.000 người biểu t́nh, Pháp ch́m trong hỗn loạn
Tờ Channel News Asia ngày 16/6 dẫn nguồn tin từ Bộ Nội vụ Pháp cho hay, 250.000 người Pháp – trong đó có 75.000 người tại Paris – đă kéo xuống đường biểu t́nh, bất chấp thời tiết mưa gió.
Mục đích của cuộc biểu t́nh là bày tỏ sự phẫn nộ sau khi Đảng Mặt trận Quốc gia Pháp (RN) theo đường lối cực hữu thắng thế trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu (EP) và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố giải tán Quốc hội.
Đây là cuộc biểu t́nh mới nhất và có quy mô lớn nhất trong chuỗi bạo loạn lan rộng khắp nước Pháp từ ngày 9/6 tới nay.
![](https://www.intermati.com/forum/attachment.php?attachmentid=2388156&stc=1&d=1718668301)
250.000 người Pháp đă tham gia các cuộc biểu t́nh rầm rộ hôm 15/6. Ảnh: Sputnik, Channel News Asia
Những người biểu t́nh lo ngại rằng cuộc bầu cử Quốc hội mới sắp tới (dự kiến vào ngày 30/6 và 7/7 với 2 ṿng bầu) sẽ tạo ra chính phủ cực hữu đầu tiên ở Pháp kể từ Thế chiến II, họ giương cao các biểu ngữ với nội dung "Tự do, b́nh đẳng, bác ái" – ám chỉ tới khẩu hiệu quốc gia của Pháp.
Để trấn áp đám đông biểu t́nh, Pháp đă triển khai 21.000 cảnh sát và quân Hiến binh cơ động (GM) - một thành phần của quân đội Pháp với quân số 13.000 người, chịu trách nhiệm duy tŕ trật tự công cộng.
Cảnh sát tại Paris đă báo cáo về nhiều "hành vi gây thiệt hại" của người biểu t́nh, đồng thời cho biết đă có ít nhất 9 người biểu t́nh bị bắt, 3 sĩ quan bị thương. Theo một phóng viên của AP tại hiện trường, cảnh sát Pháp đă sử dụng hơi cay để trấn áp những người biểu t́nh đang t́m cách phá hoại một trạm xe buưt và bảng quảng cáo.
Tại thành phố Nice, vùng Riviera, người biểu t́nh đă tuần hành xuống Đại lộ Jean Médecin – khu phố mua sắm sầm uất nhất trong thành phố, hô vang khẩu hiệu phản đối lănh đạo Đảng RN Jordan Bardella và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Cảnh sát địa phương cho biết, có 2.500 người đă tham gia biểu t́nh.
"Nước Cộng ḥa và nền dân chủ của chúng ta đang gặp nguy hiểm" – Công đoàn Pháp cho biết trong một tuyên bố. Họ lưu ư rằng, tại châu Âu và nhiều khu vực khác trên thế giới, các nhà lănh đạo cực hữu đă thông qua nhiều đạo luật gây bất lợi cho phụ nữ, cộng đồng LGBTQ+ và người da màu.
Để ngăn chặn Đảng RN giành chiến thắng trong cuộc bầu cử sắp tới, các đảng cánh tả ở Pháp đă nhất trí gạt bỏ những khác biệt về quan điểm trong cuộc chiến ở Gaza và Ukraine để thành lập một liên minh. Họ kêu gọi công dân Pháp đánh bại phe cực hữu.
Ông Macron "quăng lựu đạn" vào chính trường Paris
Giữa bối cảnh nước Pháp đang hỗn loạn, theo Telegraph, có một bức ảnh đang "gây sốt" và có lẽ sẽ "đi vào lịch sử chnh trị Pháp".
Đó là bức ảnh đen trắng chụp từ phía sau ông Macron, ghi lại khoảnh khắc Tổng thống Pháp thông báo sẽ giải tán Quốc hội Pháp ngay trong ngày 9/6 và kêu gọi bầu cử sớm.
"Sốc, cam chịu và tức giận là những cảm xúc hiện rơ trên khuôn mặt của những người có mặt trong pḥng họp" – Telegraph viết. Trong số này có ông Gabriel Attal – tân Thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử Pháp.
Philippe Moreau Chevrolet, chuyên gia về truyền thông chính trị và giảng viên tại Sciences Po nhận định về bức ảnh: "Có thể cảm nhận được sự khinh thường trong ánh mắt của ông Gabriel Attal. Cảm xúc xuyên suốt của các nhân vật (trong bức ảnh) rất chân thật, mănh liệt, và tiêu cực".
Trong khi đó, ông Gaspard Gantzer - cựu cố vấn truyền thông của cựu Tổng thống Pháp François Hollande cho rằng, "Thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử Pháp nhận ra rằng, ông đă đạt đến đỉnh cao sự nghiệp ở tuổi 35, và mọi chuyện đă kết thúc".
Đáng lưu ư, ngay cả khi đă nhận thức được như vậy, Nội các của ông Macron vẫn không thể lường trước được t́nh trạng hỗn loạn mà quyết định của Tổng thống sẽ mang tới trong những ngày sau đó.
Theo Telegraph, bản thân ông Macron đă ví "tuyên bố bất thường" (về việc giải tán Quốc hội) của ḿnh như một "quả lựu đạn chưa tháo chốt".
"Tôi đă ném quả lựu đạn chưa tháo chốt vào chân họ. Tôi đă lên kế hoạch cho việc này trong nhiều tuần và đang rất phấn khích. Bây giờ chúng ta sẽ xem họ tiếp tục như thế nào" – Tờ Le Monde dẫn lời ông Macron nói với một nhân viên thân tín tại Điện Elysée vào sáng 10/6, chỉ một ngày sau khi giải tán Quốc hội.
Quả thực, kể từ sau "tuyên bố bất thường" của ông Macron ngày 9/6, cánh hữu Pháp đă bùng nổ, trong khi cánh tả quyết tâm thành lập một liên minh trông có vẻ bấp bênh và khó có khả năng thành công.
Theo tờ báo Anh, nước cờ của ông Macron đă thiết lập một cuộc chiến "giành linh hồn của nước Pháp", có khả năng đưa phe cực hữu trở lại cầm quyền lần đầu tiên kể từ Thế chiến II.
Nhà báo chính trị Francois-Xavier Bourmand của tờ L'Opinion nhận định: "Kể từ khi đắc cử vào năm 2017, ông Macron luôn muốn làm 'nổ tung' bối cảnh chính trị của Pháp chuyển đổi sự chia rẽ tả-hữu truyền thống sang sự chia rẽ giữa phe bảo thủ và phe cấp tiến".
Bất chấp các cuộc bầu cử Quốc hội mới, ông Macron vẫn sẽ là Tổng thống hợp pháp của Pháp cho tới năm 2027 và nắm quyền quyết định chính sách đối ngoại – quốc pḥng của Paris. Tuy nhiên, chức vụ Tổng thống của ông sẽ bị suy yếu nếu Đảng RN giành chiến thắng và nắm quyền kiểm soát các chính sách đối nội.
VietBF@ Sưu tập