Giới quan sát ngạc nhiên khi thấy quân đội Israel sử dụng máy bắn đá thời Trung cổ để tấn công Hezbollah. Vậy lư do thực sự phía sau là ǵ?
Các nhân viên cứu hỏa Israel tại hiện trường một vụ tấn công bằng rocket từ Li Băng ngày 13/6 (Ảnh: Reuters).
Quân đội Israel dùng máy bắn đá tấn công lực lượng Hezbollah
Trong cuộc xung đột mới nhất, quân đội Israel bị phát hiện sử dụng máy bắn đá để phóng những quả cầu lửa vào Li Băng, một cảnh tượng dường như đưa người lính quay trở lại cuộc chiến thời Trung Cổ. Phía Israel giải thích rằng việc này là để đốt bụi cây và cỏ dại.
Video được phóng viên Israel hé lộ ngày 13/6 cho thấy, nhóm binh sĩ nước này dùng máy bắn đá, được gắn trên bệ có bánh, ném quả cầu lửa qua bức tường bê tông tại biên giới với Li Băng.
Truyền thông Israel cho biết, những quả cầu lửa được ném qua biên giới để đốt các bụi rậm tại một số khu vực giáp biên, khiến chiến binh Hezbollah không thể ẩn ḿnh trong đó để tập kích vào lănh thổ Israel.
Video c̣n cho thấy binh sĩ Israel dùng cung bắn mũi tên châm lửa qua hàng rào biên giới, dường như cũng nhằm mục đích này.
Lực lượng Pḥng vệ Israel (IDF) sau đó cho biết: "Khu vực giáp biên giới Li Băng có nhiều bụi rậm và thảm thực vật gai dày đặc, gây ra thách thức cho hoạt động pḥng thủ của chúng tôi" và khẳng định, đây là "một phần trong sáng kiến của đơn vị địa phương", không phải vũ khí được sử dụng rộng răi.
Máy bắn đá là loại vũ khí công thành được sử dụng phổ biến thời Trung Cổ, dùng cơ chế đ̣n bẩy và vật nặng để ném vật nặng đi xa (thường là đá). Từ khi thuốc súng ra đời và trở nên phổ biến, máy bắn đá ít được dùng rồi gần như biến mất.
Lư do thực sự đằng sau việc quân đội Israel sử dụng máy bắn đá
Tuy nhiên, nhiều người nghi ngờ lư do thực sự đằng sau điều này, tin rằng đây thực chất là để đáp trả một cuộc tấn công bằng vũ khí xung điện từ chưa xác định trước đó, gây mất điện diện rộng ở Israel và buộc IDF phải sử dụng loại vũ khí cổ xưa này như một phản ứng khẩn cấp.
Nếu thông tin này là thật th́ làm thế nào Hezbollah ở Li Băng có được vũ khí xung điện từ?
Nghiên cứu về vũ khí xung điện từ bắt nguồn từ những năm 1970 như một sản phẩm phụ của quá tŕnh thử nghiệm bom hydro. Trong các cuộc thử nghiệm bom khinh khí của Mỹ và Liên Xô, họ nhận thấy có hiện tượng có sức công phá rất lớn đối với các hệ thống điện tử trong phạm vi hàng ngh́n km tính từ tâm vụ nổ.
Sau nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học nhận ra rằng đây chính là xung điện từ được tạo ra khi một quả bom hydro phát nổ. Loại xung điện từ này có thể làm cháy các bóng bán dẫn của radar trong phạm vi hàng ngh́n km, làm gián đoạn nguồn điện và thông tin liên lạc, đồng thời gây hư hỏng vĩnh viễn cho thiết bị điện tử, quang điện tử vi sóng và các thiết bị khác. V́ vậy, các nước lớn đă bắt đầu nghiên cứu và phát triển vũ khí xung điện từ.
Năm 2003, khi Mỹ tấn công Iraq, họ đă sử dụng bom xung điện từ để ném bom các đài truyền h́nh Iraq, khiến mọi tín hiệu phát sóng đều bị gián đoạn. Nga cũng đă phát triển bom xung điện từ nặng 8kg vào khoảng năm 2000, sau đó phát triển pháo xung điện từ vào năm 2020 và có kế hoạch lắp đặt nó lên máy bay chiến đấu vào năm 2025.
Hiện tại, trên thế giới chỉ có 3 quốc gia là Mỹ, Nga và Trung Quốc có vũ khí xung điện từ, và những quốc gia lớn như Anh, Pháp thậm chí c̣n không có. Nguyên nhân là do việc sản xuất vũ khí xung điện từ đ̣i hỏi phải mở khóa công nghệ tiên quyết của quả bom hydro thế hệ thứ ba.
Tuy nhiên, bán kính sát thương của vũ khí xung điện từ thông thường chỉ là một hoặc hai trăm mét, trong khi bán kính sát thương của bom xung điện từ phát nổ trên bầu trời Haifa, Israel, được đưa tin đă đạt đến cấp độ hàng km.
Bí mật cốt lơi của vũ khí xung điện từ là việc sử dụng bom hydro chiến thuật để kích nổ. Nói chung, vũ khí công nghệ cao như vậy sẽ không bao giờ có trong tay lực lượng vũ trang như Hezbollah.
V́ vậy, rất có thể lực lượng vũ trang Hezbollah có lẽ đă không sử dụng bom xung điện từ, mà sử dụng các vũ khí gây nhiễu khác như bom than ch́ hoặc tên lửa chống bức xạ.
Bom than ch́ là loại vũ khí có khả năng gây hư hại cho các thiết bị điện tử bằng cách giải phóng một lượng lớn sợi than ch́ rất mảnh và dài. Tên lửa chống bức xạ là tên lửa được thiết kế đặc biệt để tập kích radar, máy bay cảnh báo sớm và các thiết bị điện tử khác.
Lực lượng vũ trang Hezbollah có thể đă sử dụng tên lửa chống bức xạ Kh-31P do Liên Xô phát triển vào những năm 1980. Tên lửa này có tầm bắn tối đa 200km và tốc độ bay tối đa Mach 3; vào thời điểm đó là vũ khí tiêu chuẩn của các máy bay chiến đấu như MiG-29 Fulcrum hay Su-27 Flanker.
Sau khi Liên Xô tan ră, nhiều tên lửa Kh-31P đă bị "thất thoát" và không có ǵ đáng ngạc nhiên khi chúng rơi vào tay lực lượng vũ trang Hezbollah. Sẽ không khó để chuyển đổi những tên lửa không đối đất này sang phóng từ mặt đất. Với sự hỗ trợ của đ̣n tập kích băo ḥa bằng hàng trăm quả rocket, việc phá hủy radar và thiết bị điện tử của Israel là có thể.
Vũ khí hiện đại không thể tách rời khỏi nguồn điện, dù lớn như tàu chiến và radar hay nhỏ như tên lửa pḥng không riêng lẻ và kính ngắm quang học, một khi bị trúng bom xung điện từ, bom than ch́ hay tên lửa chống bức xạ, hầu hết chúng sẽ chỉ c̣n là đống sắt vụn. Nên sẽ không khó hiểu tại sao Israel lại sử dụng máy bắn đá thời Trung cổ.
Tất nhiên, các ư kiến trên chỉ là suy đoán về việc sử dụng vũ khí xung điện từ trong cuộc xung đột này. Hiện tại không có bằng chứng thuyết phục về loại vũ khí nào đă được sử dụng ở Israel.
Tuy nhiên, do tầm quan trọng và độ nhạy của vũ khí xung điện từ, các cường quốc sẽ giữ bí mật và không để thế giới bên ngoài dễ dàng có được. V́ vậy, khó có khả năng Hezbollah sở hữu vũ khí xung điện từ.
Về loại vũ khí nào được lực lượng Hezbollah sử dụng, cần phải điều tra và có thêm thông tin. Nhưng điều chắc chắn là cuộc xung đột một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của thiết bị điện tử trong chiến tranh hiện đại và mối đe dọa tiềm tàng của vũ khí xung điện từ.
Nh́n chung, cuộc xung đột giữa Israel và các lực lượng vũ trang Hamas và Hezbollah hiện nay đă bộc lộ những điểm yếu của thiết bị điện tử trong chiến tranh hiện đại và cũng phản ánh vai tṛ quan trọng của vũ khí xung điện từ trên chiến trường
Trong tương lai, các nước sẽ phải đối mặt với những thách thức lớn hơn trong việc phát triển và bảo vệ thiết bị điện tử. Việc phát triển và ứng dụng vũ khí xung điện từ sẽ tiếp tục trở thành lĩnh vực then chốt để các cường quốc cạnh tranh giành lợi thế quân sự.
VietBF@sưu tập