Sau khi kiểm tra 30 xe taxi dưới trời nắng trong hai giờ, người đàn ông 44 tuổi bị sốc nhiệt, nguy kịch.
Bệnh nhân làm quản lư các xe taxi ở Quảng Ninh. Sau khi có dấu hiệu mệt mỏi, đỏ da toàn thân, hụt hơi, khó thở, ông được đưa vào bệnh viện địa phương, sau đó chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), hôm 17/6.
TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, cho biết bệnh nhân nhập viện khi khó thở, nhịp tim nhanh, suy gan cấp, suy thận, suy tim. Các bác sĩ chẩn đoán người bệnh bị sốc nhiệt, hiện vẫn nặng, được điều trị hồi sức tích cực, lọc máu.
Sốc nhiệt là t́nh trạng tăng thân nhiệt quá mức (thường trên 40 độ C), do kết hợp của việc tiếp xúc với nhiệt nóng từ môi trường và việc tăng thân nhiệt do cơ thể vận động quá mức, mất nước. Hậu quả là hoạt động chuyển hóa b́nh thường của cơ thể bị ngừng lại hoặc rối loạn, dẫn tới tổn thương rất nhiều cơ quan như hôn mê, co giật, trụy tim mạch, tổn thương gan, suy gan, rối loạn đông máu nội quản rải rác, tiêu cơ vân, suy thận,...
T́nh trạng bệnh nhân sốc nhiệt thường rất nặng, hầu hết tử vong tại các cơ sở y tế do đến muộn, suy đa tạng hoặc không được cấp cứu ban đầu kịp thời, đúng.
Dấu hiệu đầu tiên của sốc nhiệt là vă mồ hôi khi cơ thể phản ứng tỏa nhiệt. Nhiệt độ tăng đến khi cơ thể không giải phóng được khiến bệnh nhân kiệt sức và ngất xỉu. Các triệu chứng khác của sốc nhiệt, bao gồm: đau đầu, chóng mặt và choáng váng; da đỏ, nóng và khô; yếu cơ hoặc chuột rút; buồn nôn và ói mửa; nhịp tim nhanh; thở nhanh, thở nông. Nếu nặng hơn bệnh nhân sẽ có những biểu hiện thay đổi hành vi như nhầm lẫn, mất phương hướng hoặc loạng choạng, thậm chí co giật, mất ư thức, hôn mê.
Khi phát hiện nạn nhân bị sốc nhiệt hoặc say nắng, việc cần làm đầu tiên là phải sơ cứu bệnh nhân. Cần nhanh chóng chuyển bệnh nhân ra khỏi khu vực nắng nóng, đưa vào khu vực mát, cởi bớt quần áo, dùng các biện pháp hạ nhiệt bằng quạt, lau khăn ẩm nước mát toàn thân, cho uống nước mát... Nhanh chóng gọi cấp cứu 115 hoặc bố trí phương tiện phù hợp để đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
|