Một biến động chính trị có phần kỳ lạ đă xảy ra ở châu Âu trong vài năm qua. Tại Anh, quốc gia từng gây chấn động với sự kiện Brexit, con lắc quyền lực vừa quay trở lại với Công đảng trung tả, chấm dứt 14 năm cầm quyền của đảng Bảo thủ. Trong khi tại Tây Âu, bức tranh có phần khác biệt.
Lănh đạo Công đảng Anh Keir Starmer phát biểu sau khi kết quả bầu cử được công bố tại London. Reuters
Nhiều quốc gia Tây Âu đang diễn ra xu hướng các đảng theo chủ nghĩa dân tộc, dân túy và chủ nghĩa hoài nghi châu Âu chiếm ưu thế trong các cuộc thăm ḍ cử tri và bước vào hành lang quyền lực.
Trong khi Anh và châu Âu đang đi theo những hướng chính trị khác nhau, các nhà phân tích đánh giá rằng động lực dẫn đến thay đổi về cơ bản là giống nhau: cử tri đang khao khát thay đổi. Cử tri bất măn với hiện trạng chính trị cũng như các chính khách và đảng phái lâu đời.
Giáo sư chính trị Dan Stevens tại Đại học Exeter (Anh) phân tích với kênh CNBC (Mỹ): “Tâm trạng bất b́nh với chính quyền đương nhiệm lại xuất hiện ở châu Âu”. Theo ông Stevens, cử tri không hài ḷng và muốn thay đổi, bất kể lănh đạo đương nhiệm là ai.
Công đảng đă sử dụng “thay đổi” làm lời kêu gọi tập hợp cử tri trước cuộc tổng tuyển cử ngày 4/7. Kết quả kiểm phiếu tính chiều 5/7 (theo giờ Việt Nam) cho thấy Công đảng đã giành được 412 ghế trong tổng số 650 ghế tại Hạ viện. Như vậy, Công đảng đă giành được nhiều hơn số ghế tối thiểu (326 ghế) để chiếm đa số tại Hạ viện và lănh đạo Công đảng Keir Starmer đă trở thành Thủ tướng mới của Anh sau khi diện kiến Vua Charles III. Trong khi đó, đảng Bảo thủ của Thủ tướng Rishi Sunak chịu thất bại lớn nhất trong lịch sử khi chỉ giành được 119 ghế. Số ghế thấp nhất trước đó mà đảng Bảo thủ giành được tại một cuộc tổng tuyển cử là 156 ghế vào năm 1906.
Các nhà phân tích đánh giá sự chuyển hướng của cử tri Anh sau 14 năm lănh đạo của đảng Bảo thủ diễn ra sau một thời kỳ hỗn loạn, từ lo ngại về nhập cư, chủ nghĩa hoài nghi châu Âu lên đỉnh điểm với Brexit năm 2016, đại dịch COVID-19, xung đột Nga - Ukraine và cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt… Theo các nhà phân tích, ở thời điểm bầu cử, người dân Anh đă cảm thấy chán ngấy.
Cử tri Anh không đơn độc trong việc t́m kiếm thay đổi cục diện chính trị. Diễn biến tương tự được ghi nhận ở phần lớn Tây và Đông Âu trong những năm gần đây, khi các đảng dân túy và chủ nghĩa dân tộc cực hữu đang trỗi dậy. Các đảng cực hữu như đảng Anh em Italy, đảng Sự lựa chọn v́ nước Đức (AfD) hay Tập hợp quốc gia (RN) ở Pháp đă nổi lên trong các cuộc thăm ḍ dư luận hoặc giành chiến thắng bầu cử.
Những đảng như vậy thường đóng vai phe phản kháng, có quan điểm chống nhập cư hoặc hoài nghi châu Âu, Nhưng họ đă t́m cách thu hút một bộ phận cử tri rộng lớn hơn, những người quan tâm đến các vấn đề như việc làm, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, nền kinh tế…
Vấn đề kinh tế đặc biệt tác động đến thay đổi trong bầu cử. Chi phí thực phẩm và năng lượng tăng cao, thu nhập hộ gia đ́nh giảm là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và mang tính quyết định nhất đối với cử tri.
Ông Christopher Granville tại công ty tư vấn TS Lombard nói: “Nếu hiệu quả kinh tế kém, th́ con lắc chính trị sẽ dao động, và khi nó dao động, nó sẽ chuyển sang hướng khác so với hiện tại. Nó dao động bởi mọi người đang khó khăn và bất b́nh. Chỉ đơn giản như vậy thôi”.
VietBF@ sưu tập