Nếu như cho rằng chỉ người mập mạp, thừa cân mới mắc bệnh gan nhiễm mỡ th́ bạn đă lầm!
Bác sĩ Wei Shihang tại Churi Clinic (Đài Loan, Trung Quốc) cho biết: “ Người gầy th́ không bị mắc bệnh gan nhiễm mỡ là hiểu lầm phổ biến ở mọi người khi nhắc tới căn bệnh này. Không xét tới tổng lượng mỡ toàn cơ thể hay chỉ số khối cơ thể (BMI), chỉ cần lượng mỡ tích tụ trong gan chiếm hơn 5% trọng lượng gan tức là bạn đă mắc gan nhiễm mỡ.
Đương nhiên, người thừa cân/béo ph́ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nhưng không có nghĩa là người gầy không bị mắc bệnh. Thậm chí, nguy cơ mắc bệnh c̣n cao hơn ở những người suy dinh dưỡng, ăn kiêng quá mức”.
Cô gái bàng hoàng khi biết ḿnh mắc bệnh gan nhiễm mỡ dù rất gầy (Ảnh min họa)
Trong số những bệnh nhân gần đây của ông có một cô gái gần 30 tuổi họ Lin (Đài Loan, Trung Quốc) cũng rơi vào t́nh trạng bất ngờ khi biết ḿnh mắc gan nhiễm mỡ dù cơ thể rất gầy. Được biết, cô gái này đi khám v́ thấy cơ thể mệt mỏi kéo dài, hay đau nhẹ ở vùng bụng gần sườn phải, chán ăn, nh́n thấy đồ ăn nhiều dầu mỡ là sợ.
Cô Lin cao 163cm nhưng chỉ nặng chưa đầy 48kg, chỉ số BMI là 18,1 - tức là ở mức gầy. “Ngoài vùng bụng hơi to, toàn thân bệnh nhân đều rất gầy, nhất là tay và chân. Thật sự nh́n bên ngoài không thể đoán được cô nặng quá 45kg. Bệnh nhân cho biết khi thấy bụng ḿnh to lên, cô đơn giản nghĩ là ḿnh làm công việc văn pḥng, phải ngồi nhiều nên béo bụng” - bác sĩ Wei kể lại.
Kết quả thăm khám chỉ ra cô Lin mắc gan nhiễm mỡ giai đoạn 2. Lúc này, lượng mỡ tích tụ trong gan của cô đă chiếm khoảng 12% trọng lượng gan. Theo bác sĩ Wei, con số này ở mức 5 - 10% là gan nhiễm mỡ giai đoạn 1 và rất khó phát hiện v́ không có triệu chứng rơ ràng. Lượng mỡ ở gan chiếm 10 - 20% trọng lượng gan tức là bệnh tiến triển sang giai đoạn 2. Tuy nhiên, đa số mọi người thường chủ quan, nhầm lẫn sang bệnh vặt với các dấu hiệu bệnh như chán ăn, đau nhẹ vùng hạ sườn, mệt mỏi dai dẳng, hay buồn nôn… ở giai đoạn này.
C̣n gan nhiễm mỡ giai đoạn 3 - giai đoạn cuối của gan nhiễm mỡ là khi lượng mỡ tích tụ ở gan vượt quá 20% th́ bệnh trở nên rất nguy hiểm. Các dấu hiệu đau tức vùng gan, vàng da, vàng mắt, u mạch, sụt cân, rối loạn tiết tố… rất rơ ràng. Bệnh ở giai đoạn này không thể chữa trị được, chỉ cố gắng điều trị giảm nhẹ và giảm thiểu hết mức có thể biến chứng viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan.
Với trường hợp của cô Lin, vẫn có thể điều trị hiệu quả thông qua các liệu pháp y tế cùng thay đổi chế độ ăn uống, tăng cường vận động và nghỉ ngơi hợp lư. Bác sĩ Wei cũng t́m ra nguyên nhân gây bệnh ở cô chính là một sai lầm khi ăn trái cây nhiều người yêu thích, thậm chí tưởng là tốt hơn cho sức khỏe và thường áp dụng khi giảm cân: uống quá nhiều nước ép trái cây.
Ông nói: “Bệnh nhân kể rằng ḿnh muốn giảm cân nên thường dùng nước ép trái cây thay bữa sáng và bữa tối trong thời gian dài. Tuy nhiên, sở thích hảo ngọt và sợ thiếu chất nên cố luôn dùng các loại trái cây nhiều đường, thêm đường và mật ong vào khi uống.
Trái cây chứa nhiều đường fructose. Khác với đường glucose là năng lượng chính, trực tiếp dùng để nuôi các tế bào, th́ đường fructose lại cần gan xử lư trước khi được cơ thể sử dụng. Trong khi đó, gan là cơ quan duy nhất của cơ thể có khả năng chuyển hóa fructose thành glucose. Lâu dần, gan sẽ bị quá tải và bắt đầu chuyển hóa fructose thành chất béo.
Chưa kể, ăn trái cây tươi có kèm cả chất xơ nên có thể cản trở hấp thu đường, giúp nhanh no nên kiểm soát lượng calo. Ngược lại, nước ép trái cây chỉ c̣n lại đường, thúc đẩy quá tŕnh hấp thu đường nhanh hơn, cần dùng nhiều trái cây hơn. V́ thế, vốn là thực phẩm tốt nhưng dùng quá nhiều, lại thêm đường vào nước ép như bệnh nhân sẽ gây lắng đọng chất béo trong gan, dễ dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, tăng mỡ máu”.
VietBF@ Sưu tập