Ngày 9/7, tại sân bay vũ trụ của châu Âu ở khu vực Kourou, Guyane thuộc Pháp, Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) đă lần đầu tiên phóng thành công tên lửa Ariane 6, mở ra những triển vọng mới cho lục địa già trong cuộc đua khám phá vũ trụ. Trễ hơn 1 giờ so với dự kiến, tên lửa vũ trụ Ariane 6 của châu Âu đă cất cánh vào lúc 19h giờ địa phương (tức 2h ngày 10/7 theo giờ Việt Nam). Tuy nhiên, mọi việc diễn ra suôn sẻ trong thời tiết thuận lợi. Ariane 6 rời đi mà không gặp bất kỳ sự cố nào, mở ra hy vọng giành lại quyền độc lập tiếp cận không gian của châu Âu.
Giám đốc ESA, Josef Aschbacher tuyên bố “đây là một ngày lịch sử đối với châu Âu”.
Trên thực tế, dự án phóng tên lửa Ariane 6 được lên kế hoạch cho năm 2020, nhưng do đại dịch Y tế Covid-19 cũng như nhiều vấn đề về kỹ thuật buộc đội ngũ phát triển phải dời lại đến 2024. Trong khi đó, phiên bản Ariane 5, phiên bản cũ của Ariane 6 được phóng lần cuối cùng vào tháng 7/2023, tức là 27 năm sau lần phóng đầu tiên, khiến Liên minh châu Âu (EU) không có phương tiện độc lập trong gần 1 năm để tự đưa các vệ tinh vào không gian.
Ariane 6 được cho là có thiết kế hiện đại, đảm bảo an toàn về mặt kỹ thuật và có thể cạnh tranh với các tên lửa khác, bao gồm cả các tên lửa của tập đoàn công nghệ SpaceX của tỷ phú Mỹ Elon Musk.
Nếu hoàn toàn thành công, lần phóng này sẽ mở ra những triển vọng mới cho không gian châu Âu cũng như cho cả Trung tâm Vũ trụ Guyane, nơi vẫn đang hướng tới mục tiêu phóng 30 tên lửa mỗi năm vào năm 2030. Hai lần phóng tên lửa khác đă được lên kế hoạch cho năm nay, 6 lần tiếp theo cho 2025 và 8 tên lửa dự kiến vào năm 2026.
|