Những loại cây này đều có phần rễ chứa nhiều hoạt chất lợi cho sức khỏe, hỗ trợ kiểm soát đường huyết, bổ thận và máu.
Hoàng kỳ
Rễ cây hoàng kỳ là vị thuốc Đông y lâu đời, được ví như "anh em sinh đôi" của nhân sâm bởi bề ngoài có nhiều điểm tương đồng và những lợi ích cho sức khỏe. Rễ được phơi hoặc sấy khô, sắc cùng các vị thuốc khác hoặc pha trà, nấu súp bồi bổ sức khỏe.
Theo Đông y, hoàng kỳ có vị ngọt, tính ôn, vào hai kinh phế và tỳ; có tác dụng bổ khí, lợi tiểu, tăng cường khả năng miễn dịch, chữa các trường hợp suy nhược lâu ngày, tăng huyết áp, viêm thận măn tính…
Kết quả nhiều nghiên cứu cho thấy hoàng kỳ giúp làm giảm lượng đường cao trong máu khi dùng hàng ngày. Các thử nghiệm cũng cho thấy lợi ích bảo vệ tim, ngăn ngừa xơ vữa động mạch của loại rễ cây này.
Rễ hoàng kỳ được chứng minh có tác dụng cải thiện t́nh trạng protein niệu - t́nh trạng có quá nhiều protein trong nước tiểu. Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Frontiers in Pharmacology cho thấy bổ sung rễ cây hoàng kỳ vào chế độ ăn uống có thể cải thiện chức năng thận ở bệnh nhân mắc bệnh thận măn tính.
Để pha trà, cho khoảng 5-10g hoàng kỳ vào nước đun sôi khoảng 10-20 phút rồi uống. Với mục đích chữa bệnh, cần tham khảo ư kiến bác sĩ để có liều dùng thích hợp.
Địa hoàng
Cây địa hoàng, hay sinh địa có phần rễ củ được sử dụng trong các bài thuốc bổ thận, bổ huyết, chữa suy nhược cơ thể, tiểu đường, mụn nhọt, mẩn ngứa… Khi thu hoạch chọn lấy củ to mập, vỏ màu vàng đem về rửa sạch sau đó phơi hoặc sấy khô. Theo Đông y, địa hoàng có vị ngọt, hơi đắng, tính hàn, uy vào các kinh tâm, can, thận.
Địa hoàng chứa nhiều hoạt chất tự nhiên có tác dụng hạ đường huyết, thúc đẩy quá tŕnh tiết insulin trong cơ thể, giúp cải thiện chức năng tuyến tụy và ngừa bệnh tiểu đường. Bệnh nhân mắc tiểu đường loại 2 có thể tham khảo bài thuốc chứa địa hoàng dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Loại rễ cây này chứa một lượng lớn sterol giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, làm mát máu, thông huyết mạch. Địa hoàng cũng hỗ trợ ổn định huyết áp, điều ḥa nhịp tim và tăng cường sức khỏe tim mạch nhờ các chất chống viêm. Rễ địa hoàng có tính lợi tiểu, chống viêm, dùng trong một số loại thuốc hỗ trợ điều trị bệnh thận măn tính.
Bồ công anh
Bồ công anh có thể dùng cả cây, rễ, lá về phơi khô để pha trà thanh nhiệt giải độc cơ thể, lợi cho cả tim mạch. Nhiều loại trà bồ công anh trên thị trường đều có thành phần từ rễ của loại cây này, giúp người muốn kiểm soát đường huyết dễ dàng mua để sử dụng hàng ngày sau khi tham khảo ư kiến bác sĩ.
Loại rễ này rất giàu carbohydrate inulin, một loại chất xơ ḥa tan có trong thực vật làm chậm quá tŕnh hấp thụ đường trong máu, nên việc uống rễ cây bồ công anh thường xuyên có thể cải thiện việc kiểm soát lượng đường trong máu lâu dài.
Việt Nam có 3 loại cây lấy rễ phơi khô pha nước thành
Rễ bồ công anh đă được sử dụng để điều trị các triệu chứng liên quan đến sỏi thận v́ tính lợi tiểu, có khả năng loại thải độc tố trong gan và thận tốt. Loại rễ này c̣n có khả năng ngăn ngừa chứng nhiễm trùng đường tiết niệu.
Theo Đông y, bồ công anh tính lạnh, vị đắng ngọt, lợi về kinh gan và dạ dày, có tác dụng mát huyết, tiêu các khối u, thông sữa, thanh gan, sáng mắt. Rễ cây bồ công anh đă được chứng minh là giúp giảm mức cholesterol "xấu", hạ huyết áp ở người bị huyết áp cao, ngăn ngừa các bệnh tim mạch.
VietBF@ Sưu tập