Thủ tướng Italy Giorgia Meloni bày tỏ mong muốn tái khởi động quan hệ song phương khi gặp Thủ tướng Trung Quốc Lư Cường tại Bắc Kinh.
Chuyến thăm 5 ngày tới Trung Quốc của Thủ tướng Italy là "biểu hiện cho mong muốn bắt đầu một giai đoạn mới và tái khởi động hợp tác song phương", bà Meloni cho biết khi gặp ông Lư tại Bắc Kinh ngày 28/7.
Thủ tướng Italy và người đồng cấp Trung Quốc sau đó kư duyệt một kế hoạch hành động song phương kéo dài ba năm, trong đó nhấn mạnh "tầm quan trọng của việc bảo đảm tính cân bằng và cùng có lợi trong quan hệ thương mại". Điều này đồng nghĩa "các doanh nghiệp hai nước có thể hoạt động b́nh đẳng trên tinh thần cạnh tranh công bằng và thương mại tự do".
Xinhua cho biết trong cuộc gặp, Thủ tướng Lư Cường nói Bắc Kinh mong muốn thúc đẩy quan hệ với Rome theo hướng "trưởng thành và ổn định hơn".
Đây là chuyến thăm chính thức Trung Quốc đầu tiên của bà Meloni kể từ khi nhậm chức hồi tháng 10/2022.
Thủ tướng Meloni hôm nay tiếp tục hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh tại Nhà khách Điếu Ngư Đài ở Bắc Kinh, trong đó bà kêu gọi hai nước "cùng nhau suy nghĩ về cách đảm bảo ổn định và ḥa b́nh".
"T́nh h́nh quốc tế đang ngày càng bất ổn và tôi nghĩ rằng Trung Quốc chắc chắn là một bên trung gian quan trọng để giải quyết các biến động này", Thủ tướng Italy nói. "Trên hết, chúng ta cần một hệ thống các quy tắc để vận hành và duy tŕ sự ổn định".
Trung Quốc gần đây tích cực đóng vai tṛ trung gian ḥa giải cho các cuộc xung đột trên thế giới. Dưới sự dàn xếp của Trung Quốc, Hamas và Fatah, hai phong trào đối nghịch ở Palestine, hôm 22/7 kư thỏa thuận ḥa giải tại Bắc Kinh và nhất trí thành lập "chính phủ ḥa giải dân tộc lâm thời" để quản lư Dải Gaza sau khi chiến sự kết thúc.
Trung Quốc cũng đang góp sức vào nỗ lực t́m cách chấm dứt xung đột tại Ukraine. Nước này và Brazil hồi tháng 5 công bố đề xuất ḥa b́nh 6 điểm, cho biết ủng hộ tổ chức một hội nghị ḥa b́nh quốc tế có cả hai bên xung đột tham dự.
Chuyến thăm của Thủ tướng Meloni tới Trung Quốc diễn ra sau khi chính phủ của bà tháng 12/2023 rút khỏi Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Bắc Kinh.
Trước khi nhậm chức cuối năm 2022, bà Meloni đă chỉ trích mạnh mẽ việc chính phủ tiền nhiệm đưa Italy gia nhập BRI, gọi đây là "sai lầm". Quyết định này khiến BRI mất đi thành viên nhóm G7 duy nhất và được xem là đ̣n giáng mạnh vào h́nh ảnh của Trung Quốc ở châu Âu.
Chính quyền của bà Meloni sau đó đă t́m cách cải thiện quan hệ với Trung Quốc, đối tác thương mại lớn thứ hai ngoài Liên minh châu Âu (EU) của Italy, sau Mỹ.
Phát biểu với ông Lư tại một diễn đàn doanh nghiệp hôm 28/7, bà Meloni cho biết Italy muốn đảm bảo "quan hệ thương mại giữa hai nước ngày càng công bằng và có lợi cho tất cả mọi người".
|