Tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hôm 31/3 về vụ thủ lĩnh Hamas bị ám sát, Iran và Israel đã chỉ trích lẫn nhau suốt hơn 2 tiếng đồng hồ.
Thủ lĩnh Hamas Ismail Haniyeh bị ám sát tại Iran đêm 30/7. Ảnh: Al Jazeera.
Ngày 31/7, Hội đồng Bảo an LHQ đã có cuộc họp khẩn cấp về tình hình Trung Đông sau vụ thủ lĩnh Hamas bị ám sát.
Đại sứ Iran tại Liên Hợp Quốc Amir Saeid Iravaniđã có bài phát biểu trước HĐBA, trong đó ông nói rằng vụ ám sát thủ lĩnh Hamas Haniyeh là một biểu hiện khác của mô hình khủng bố và phá hoại kéo dài hàng thập kỷ của Israel nhằm vào người Palestine và những người ủng hộ họ.
Israel cũng theo đuổi mục tiêu chính trị là phá hoại ngày đầu tiên của chính phủ mới của Iran - ông nói. Iran lên án bằng những lời lẽ mạnh mẽ nhất có thể vụ thủ lĩnh Hamas bị ám sát mà họ gọi là hành động khủng bố này và là hành vi vi phạm nghiêm trọng nhất đối với luật pháp quốc tế và an ninh quốc gia.
Đây là hành vi vi phạm nghiêm trọng đến hòa bình và an ninh, đòi hỏi Hội đồng Bảo an LHQ phải hành động ngay lập tức. Theo Đại sứ Iran, điều này cũng cho thấy ý định của Israel là mở rộng chiến tranh ra toàn bộ khu vực.
Sau đó, đại diện của Israel, Jonathan Miller, đã nói với Hội đồng Bảo an LHQ rằng cuộc họp khẩn cấp này được triệu tập bởi "nhà tài trợ khủng bố" lớn nhất thế giới, Iran.
"Iran không chỉ là nhà tài trợ cho chủ nghĩa khủng bố, mà chính là cỗ máy thúc đẩy động cơ của chết chóc và sự hủy diệt đang đe dọa tất cả chúng ta" - ông nói.
"Chúng tôi kêu gọi cộng đồng quốc tế buộc Tehran phải chịu trách nhiệm về những tội ác của mình", Miller nói thêm, và cho rằng vụ tấn công bằng tên lửa gần đây vào sân bóng ở Majdal Shams trên Cao nguyên Golan bị chiếm đóng làm ví dụ. Nhóm Hezbollah được Iran hậu thuẫn đã phủ nhận trách nhiệm.
Ngược lại, Miller cho biết Israel đã tiến hành một "cuộc tấn công chính xác vào một chỉ huy Hezbollah, người mà ông ta gọi là "một kẻ khủng bố cấp cao với máu của người Israel và nhiều người khác trên tay".
Về phần mình, Mỹ cho biết họ vẫn cam kết cố gắng làm trung gian đàm phán lệnh ngừng bắn cho cuộc chiến ở Gaza, điều mà họ tin rằng có thể giúp xoa dịu nhiều căng thẳng hiện đang diễn ra trong khu vực, để những người bị bắt có thể được trả lại cho Israel và để viện trợ nhân đạo có thể được đưa vào Gaza giúp hàng trăm nghìn người đã phải di dời trong cuộc chiến kéo dài gần 300 ngày.
VietBF@ Sưu tập