Bangladesh chứng kiến ngày có số người chết v́ bạo loạn nhiều nhất từ trước đến nay, khi ít nhất 91 người thiệt mạng trong các cuộc đụng độ.
Ít nhất 91 người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương trong các cuộc đụng độ ở Bangladesh ngày 4/8, khi cảnh sát bắn hơi cay và đạn cao su để giải tán hàng chục ngh́n người biểu t́nh kêu gọi Thủ tướng Sheikh Hasina từ chức.
Đây là ngày có số người chết cao nhất trong bất kỳ cuộc biểu t́nh nào từ trước đến nay ở Bangladesh, vượt qua con số 67 người chết được báo cáo vào ngày 19/7 khi sinh viên xuống đường yêu cầu băi bỏ hạn ngạch tuyển dụng vào các vị trí trong chính phủ.Chính phủ Bangladesh đă tuyên bố lệnh giới nghiêm toàn quốc vô thời hạn bắt đầu từ 18h ngày 4/8 (giờ địa phương), lần đầu tiên chính phủ thực hiện động thái như vậy trong các cuộc biểu t́nh hiện tại bắt đầu vào tháng trước. Chính phủ cũng tuyên bố một kỳ nghỉ chung kéo dài ba ngày bắt đầu từ 5/8.
T́nh trạng bất ổn hiện tại là thử thách lớn nhất đối với Thủ tướng Hasina trong 20 năm cầm quyền sau khi bà giành chiến thắng nhiệm kỳ thứ tư liên tiếp trong cuộc bầu cử bị đảng Dân tộc Bangladesh đối lập tẩy chay.
Những người chỉ trích Thủ tướng Hasina cáo buộc chính phủ của bà sử dụng vũ lực quá mức đối với người biểu t́nh, một cáo buộc mà bà và các bộ trưởng của bà phủ nhận.
Những người biểu t́nh đă chặn các xa lộ chính trong ngày 4/8 khi sinh viên biểu t́nh phát động chương tŕnh bất hợp tác để gây sức ép đ̣i chính phủ từ chức, và bạo lực lan rộng trên toàn quốc.
"Những kẻ thực hiện bạo lực không phải là sinh viên mà là những kẻ khủng bố đang muốn gây bất ổn cho đất nước", bà Hasina phát biểu sau cuộc họp của hội đồng an ninh quốc gia, có sự tham dự của các chỉ huy quân đội, hải quân, không quân, cảnh sát và các cơ quan khác.
"Tôi kêu gọi người dân hăy mạnh tay đàn áp những kẻ khủng bố này", Thủ tướng Bangladesh nói thêm.
Các đồn cảnh sát và văn pḥng đảng cầm quyền là mục tiêu bị tấn công khi bạo lực xảy ra ở đất nước 170 triệu dân này.
13 cảnh sát đă bị đánh chết ở quận Sirajganj phía tây bắc đất nước. 9 người khác cũng thiệt mạng ở quận này, nơi nhà của hai nhà lập pháp bị đốt cháy.
Cảnh sát và các nhân chứng cho biết ít nhất 11 người, bao gồm 2 sinh viên và một lănh đạo đảng cầm quyền, đă thiệt mạng, trong khi hàng chục người bị thương trong các cuộc đụng độ dữ dội ở nhiều nơi tại thủ đô Dhaka.
|