Ông Chen không ăn cơm, tránh xa các thực phẩm giàu tinh bột v́ lo lượng đường huyết cao. Nhưng kết quả khi đi khám cho thấy ông vẫn mắc bệnh tiểu đường.
Đầu năm nay, ông Chen đọc được thông tin rằng lượng đường trong máu cao do ăn quá nhiều cơm. Bởi vậy, để tránh nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, ông đă thử không ăn các thực phẩm giàu tinh bột bao gồm cả cơm. Kết quả sau 20 ngày, lượng đường huyết của ông Trần giảm rất nhiều. Bởi vậy, ông tiếp tục duy tŕ thói quen này.
Tuy nhiên, điều không ngờ là nửa năm sau, ông Trần lại phát hiện mắc bệnh tiểu đường.
Ăn quá nhiều hay quá ít tinh bột đều không tốt cho cơ thể. Ảnh minh họa: AI
Glucose (đường) được tạo ra từ các thực phẩm mà chúng ta ăn hằng ngày là nguồn năng lượng nuôi các tế bào của cơ thể. Khả năng chuyển đổi đường từ các nhóm thức ăn là tinh bột: 100%; chất đạm: 60%; chất béo: < 10%.
Thực phẩm giàu đạm như thịt, cá, trứng, sữa khi vào dạ dày - ruột chuyển hóa thành axit amin nuôi cơ thể. Số dư thừa chuyển đổi thành đường glycogen dự trữ. Do đó, ăn quá nhiều đạm cũng làm gia tăng đường máu dẫn tới mắc bệnh tiểu đường.
Bởi vậy, dù nhiều người không hoặc ít ăn cơm (tinh bột), tăng cường ăn thịt, trứng, cá, uống sữa nhưng tỷ lệ mắc tiểu đường vẫn tăng. Các trường hợp loại bỏ tuyệt đối tinh bột c̣n đối mặt với nhiều hậu quả.
Trong nghiên cứu công bố trên tạp chí Lancet, các nhà khoa học đă phân tích dữ liệu của 15.000 người và phát hiện hấp thụ quá ít hoặc quá nhiều tinh bột đều làm giảm tuổi thọ. Bắt đầu từ tuổi 50, việc hấp thụ quá nhiều tinh bột sẽ làm giảm tuổi thọ 1 năm nhưng hấp thụ quá ít thậm chí c̣n làm giảm tới 4 năm.
Tác hại khi không ăn tinh bột
Ngày nay, ngày càng nhiều người không ăn tinh bột v́ lư do sức khỏe hoặc giảm cân nhưng họ không nhận ra rằng tác dụng phụ của việc cắt giảm hoàn toàn nguồn thực phẩm này c̣n nghiêm trọng hơn.
Tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch
Một nghiên cứu của Bệnh viện St. Paul và Đại học British Columbia ở Canada phát hiện nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở những người không ăn hoặc ăn rất ít tinh bột là 9,8%, trong khi tỷ lệ này ở nhóm có chế độ b́nh thường là 4,3%. Điều đó cho thấy việc giảm tinh bột một cách cực đoan sẽ làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Hôi miệng
Tạp chí Reader's Digest đăng một bài viết nêu tiêu thụ dưới 50g tinh bột mỗi ngày sẽ gây hôi miệng. Một phần nguyên nhân là cơ thể tiêu thụ chất béo và protein trong môi trường ít carbohydrate sẽ gây ra mùi hôi.
Suy dinh dưỡng
Khi triệt tiêu hoàn toàn tinh bột, cơ thể sẽ không nhận đủ calo, thiếu dinh dưỡng. Ban đầu, lượng đường trong máu sẽ giảm xuống mức b́nh thường gây run rẩy, chóng mặt. Cơ thể bạn bắt đầu đốt cháy các chất béo để lấy năng lượng. Khi nguồn năng lượng dự trữ cạn kiệt, cơ thể dần suy dinh dưỡng, thể lực kém, rụng tóc, giảm khả năng miễn dịch.
Thoái hóa chức năng năo
Những người không ăn cơm trong thời gian dài sẽ bị ảnh hưởng đến chức năng năo, v́ năng lượng cho hoạt động của năo cũng cần được bổ sung bằng tinh bột. Khi đó, họ sẽ đối mặt với các biểu hiện như tư duy chậm, trí nhớ kém, vận động chậm.
Tần suất mắc bệnh cao
Những người không ăn cơm trong thời gian dài sẽ thiếu dinh dưỡng, sức đề kháng kém, dễ nhiễm các loại virus dẫn đến tần suất mắc bệnh cao hơn. Ngoài ra, nếu chế độ ăn uống không cân bằng có nhiều dầu mỡ sẽ làm tăng tỷ lệ mắc bệnh tim mạch. Ăn quá nhiều cá, tôm, thịt lợn giàu protein gây ra gánh nặng cho đường tiêu hóa, gan, thận, tăng tỷ lệ mắc các bệnh hệ tiêu hóa bao gồm ung thư.
VietBF@sưu tập