Ông Sergei Chemezov cho rằng Mỹ và các đồng minh phương Tây có nguy cơ đối mặt với cuộc chiến tranh toàn cầu nếu tiếp tục kích động xung đột ở Ukraine.
Ông Sergei Chemezov, Giám đốc điều hành tập đoàn Rostec, cho biết Mỹ và các đồng minh phương Tây có nguy cơ châm ng̣i một cuộc chiến tranh toàn cầu nếu Washington tiếp tục "kích động" xung đột ở Ukraine và cho phép Kiev tấn công lănh thổ Nga.
Ông Chemezov cho biết Nga cảm thấy tự tin và trang bị đủ vũ khí sau hơn hai năm kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Cựu tướng KGB nhắc lại lập trường của điện Kremlin rằng cuộc xung đột này là cuộc chiến giữa phương Tây và Nga.
"Trong t́nh huống phương Tây, đứng đầu là Mỹ, kích động chiến tranh, chúng ta phải sẵn sàng", Chemezov cho biết. "Chiến dịch quân sự đặc biệt đang bước sang năm thứ ba – Nga cảm thấy tự tin".
Ông cho biết không ai có thể chắc chắn về thời điểm kết thúc chiến tranh, đồng thời cáo buộc Mỹ châm ng̣i cho cuộc xung đột bằng cách cung cấp vũ khí cho Kiev và cho phép Ukraine tấn công sâu vào lănh thổ Nga.
"Càng kéo dài, nguy cơ thế giới bị kéo vào một cuộc xung đột toàn cầu càng lớn. Thật kỳ lạ khi các quốc gia phương Tây dường như không hiểu được mức độ nguy hiểm của cuộc xung đột này đối với họ."Tuần trước, Tổng thống Putin cho biết Nga sẽ đẩy lùi lực lượng Ukraine khỏi lănh thổ có chủ quyền của Nga nhưng phía Ukraine vẫn đang tiếp tục tấn công.
Tháng 6, ông Putin cho biết Nga có thể triển khai tên lửa thông thường trong phạm vi tấn công của Mỹ và các đồng minh châu Âu nếu các nước này để Ukraine tấn công sâu hơn vào Nga bằng vũ khí tầm xa của phương Tây.
Phương Tây đă tham gia lập kế hoạch cho cuộc tấn công của Ukraine vào khu vực Kursk. Các cường quốc phương Tây, vốn muốn tránh đối đầu quân sự trực tiếp với Nga, đă phủ nhận và nói rằng Nga mới là bên châm ng̣i cho cuộc chiến.
Ông Chemezov cho biết Rostec chịu ảnh hưởng từ các biện pháp trừng phạt của Mỹ và Liên minh châu Âu sau khi Nga sáp nhập Crimea từ Ukraine vào năm 2014.
Ông tuyên bố rằng không có chuyện các cửa hàng ở Nga bị thiếu hàng hóa do các lệnh trừng phạt và chi tiêu quốc pḥng gia tăng; đó chỉ là một "chuyện hoang đường”.
"Cứ đến bất kỳ siêu thị nào của Nga mà xem – chúng tôi không thiếu 'bơ'", ông nói. "Nga có đủ 'đạn dược'. Chúng tôi đă tăng cường sản xuất vũ khí lên gấp nhiều lần".
Các lệnh trừng phạt đă phá hủy chuỗi cung ứng, buộc Rostec phải lùi thời hạn chế tạo máy bay Yakovlev MC-21 và thay thế khoảng 40 bộ phận nhập khẩu của máy bay Superjet-100, nhưng đó không phải là thảm họa đối với Nga hay Rostec, ông nói.
Ông cho biết Rostec sẽ tuyển thêm hàng chục ngh́n nhân viên trong năm nay, đồng thời mô tả việc các công ty phương Tây như Boeing và Airbus rút khỏi thị trường Nga là một "cơ hội" cho Rostec và ông muốn gửi lời "cảm ơn".
"Chúng tôi đă vượt qua giai đoạn khó khăn nhất. Chúng tôi đă khai thác lợi thế từ t́nh h́nh thực tế và rút ra những kết luận cần thiết. Một trong số đó là chấm dứt hợp tác kinh doanh dựa trên ḷng tin với các nước phương Tây", ông nhấn mạnh.
Theo Viện Nghiên cứu Ḥa b́nh Quốc tế Stockholm (SIPRI), Nga là nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ ba thế giới sau Mỹ và Pháp, mặc dù thị phần toàn cầu của nước này đă giảm vào năm 2023 do cuộc xung đột ở Ukraine.
Ông Chemezov cho biết các công ty quốc pḥng sẽ tiếp tục đóng góp đáng kể cho nền kinh tế Nga ngay cả khi cuộc xung đột ở Ukraine kết thúc. Theo đó, tuy xuất khẩu vũ khí đă giảm, nhưng vẫn có dấu hiệu cho thấy nhu cầu từ nước ngoài rất lớn, một phần là do vũ khí của Nga đă chứng minh hiệu quả trong cuộc chiến ở Ukraine.
"Các đối tác của chúng tôi rất thông cảm và sẵn sàng chờ đợi", Chemezov cho biết. “Danh sách chờ hiện đang rất dài”.
|