Chỉ 3 tháng, Trung Quốc mất số tiền kỷ lục 15 tỷ USD từ các nhà đầu tư nước ngoài: Chuyện ǵ đă xảy ra?
Hữu Hiển | 28/08/2024
Trong khi các nhà đầu tư nước ngoài rút số tiền kỷ lục 15 tỷ USD khỏi Trung Quốc trong quư 2, các công ty Trung Quốc đă đầu tư kỷ lục 71 tỷ USD ra nước ngoài trong cùng kỳ.
Trang Firstpost (Ấn Độ) mới đây đưa tin, sự suy thoái kinh tế của Trung Quốc đă khiến các nhà đầu tư lo lắng và ngày càng bi quan, buộc họ phải rút tiền khỏi đất nước này. Những thống kê gây sốc gần đây cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài đă rút số tiền kỷ lục 15 tỷ USD khỏi Trung Quốc chỉ trong quư 2 năm nay.
Theo dữ liệu mới nhất do Cục Quản lư Ngoại hối Nhà nước Trung Quốc công bố, các khoản nợ đầu tư trực tiếp trong cán cân thanh toán của Trung Quốc đă giảm gần 15 tỷ trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6/2024, đánh dấu lần thứ hai chỉ số này thể hiện là số âm.
Trong 6 tháng đầu năm nay, chỉ số này đă giảm khoảng 5 triệu USD.
Các nhà đầu tư nước ngoài rút số tiền kỷ lục 15 tỷ USD khỏi Trung Quốc trong 3 tháng: Nguyên do là ǵ? - Ảnh 1.
Các khoản nợ đầu tư trực tiếp trong cán cân thanh toán của Trung Quốc đă giảm gần 15 tỷ USD trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6/2024. Nguồn: Reuters
Hăng tin Bloomberg nhận định, nếu t́nh trạng đầu tư tiếp tục giảm trong những tháng c̣n lại trong năm, đây sẽ là lần đầu tiên xuất hiện đợt rút vốn ṛng theo năm, ít nhất là từ năm 1990 - khi dữ liệu so sánh bắt đầu được thu thập.
Những năm gần đây, đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc đă giảm dần sau khi đạt mức kỷ lục 344 tỷ USD vào năm 2021.
Các số liệu do Bộ Thương mại Trung Quốc công bố trước đó cho thấy, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mới vào nước này trong nửa đầu năm 2024 là mức thấp nhất kể từ khi đại dịch Covid-19 bắt đầu vào năm 2020.
Trung Quốc không c̣n thu hút đầu tư nước ngoài?
Theo Firstpost, Trung Quốc - quốc gia tự hào là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới - đă nỗ lực hết sức để thu hút cũng như giữ chân các nhà đầu tư nước ngoài.
Dưới sự lănh đạo của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh, đất nước này đă tự mô tả ḿnh là cởi mở và hấp dẫn đối với các doanh nghiệp nước ngoài, với kỳ vọng rằng các công ty từ nước ngoài sẽ mang đến các công nghệ tiên tiến, đồng thời chống lại áp lực từ Mỹ và các quốc gia khác nhằm tách khỏi Trung Quốc.
Các nhà đầu tư nước ngoài rút số tiền kỷ lục 15 tỷ USD khỏi Trung Quốc trong 3 tháng: Nguyên do là ǵ? - Ảnh 2.
Tuy nhiên, Firstpost nhận định, ngoài sự suy thoái của nền kinh tế Trung Quốc, căng thẳng địa chính trị gia tăng đă khiến tâm lư của các nhà đầu tư nước ngoài không c̣n mặn mà với Trung Quốc.
Ngoài ra, việc đất nước này đột ngột chuyển sang xe điện cũng làm giảm sự quan tâm của các công ty ô tô nước ngoài, với việc một số công ty đă rút khỏi Trung Quốc hoặc thu hẹp quy mô đầu tư của ḿnh.
Bên cạnh đó, các nền kinh tế tiên tiến đang đưa ra mức lăi suất cao hơn, không giống như Bắc Kinh đă hạ lăi suất để cải thiện nền kinh tế của ḿnh. Điều này đă tạo ra lư do chính đáng cho các công ty đa quốc gia không đầu tư vào Trung Quốc mà đổ tiền vào nơi có lợi nhuận tốt hơn.
Các nhà đầu tư nước ngoài rút số tiền kỷ lục 15 tỷ USD khỏi Trung Quốc trong 3 tháng: Nguyên do là ǵ? - Ảnh 2.
Đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc đă giảm mạnh trong những năm gần đây sau khi đạt mức kỷ lục 344 tỷ USD vào năm 2021. Ảnh: Straits Times
Trung Quốc tăng cường đầu tư ra nước ngoài
Firstpost đưa tin, đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đạt mức cao mới trong quư 2 năm nay, với việc các công ty của nước này đầu tư 71 tỷ USD ra nước ngoài — tăng hơn 80% so với mức 39 tỷ USD được ghi nhận trong cùng kỳ năm ngoái.
Sự gia tăng đầu tư này chủ yếu hướng đến các dự án như xe điện và nhà máy sản xuất pin.
Dữ liệu do Cục Quản lư Ngoại hối Nhà nước Trung Quốc công bố cũng cho thấy sự chênh lệch ngày càng tăng trong cán cân thương mại của Trung Quốc, với việc thặng dư thương mại đạt mức kỷ lục 87 tỷ USD trong quư 2, và gần 150 tỷ USD trong nửa đầu năm nay.
Sự chênh lệch này đă được Bộ Tài chính Mỹ chỉ ra vào đầu năm nay, thúc giục Trung Quốc giải thích những khác biệt đáng kể trong số liệu thương mại.
Tuy nhiên, theo báo cáo gần đây của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), sự chênh lệch này chủ yếu là do "các phương pháp khác nhau được sử dụng để ghi nhận về hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa".
|