Theo như có hai quan chức quân sự cấp cao của Mỹ mới đây cho rằng nguyên nhân vụ tai nạn tiêm kích F-16 đầu tiên có thể không phải là do “hỏa lực thân thiện”, khi có nguyên nhân dẫn tới việc Ukraine mất tiêm kích F-16 đầu tiên vẫn là điều bí ẩn xung quanh việc Ukraine mất tiêm kích F-16 đầu tiên.
Các quan chức Không quân Ukraine cho biết, sau khi đánh chặn 3 tên lửa hành tŕnh và một máy bay không người lái (UAV) của Nga trong cuộc tấn công ngày 26/8, phi công lái F-16 Oleksiy Mes, biệt danh Moonfish, tiếp tục t́m cách đánh chặn một mục tiêu khác trong khi bộ phận kiểm soát mặt đất mất liên lạc với chiếc máy bay này.
Tiêm kích F-16 thả pháo sáng. Ảnh: CC0
Lỗi kỹ thuật hay lỗi phi công?
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đă sa thải người đứng đầu Không quân nước này và cam kết sẽ điều tra kỹ lưỡng vụ việc, bao gồm cả khả năng mà một quan chức phương Tây đă nêu ra hôm 30/8, là F-16 bị bắn rơi do “hỏa lực thân thiện” từ một tổ hợp tên lửa Patriot.
Tuy nhiên, ngày 31/8, hai quan chức quân sự cấp cao của Mỹ cho biết hỏa lực thân thiện (quân ta bắn quân ḿnh) có thể không phải là nguyên nhân khiến máy bay F-16 bị rơi. Các nhà điều tra của Mỹ cũng như Ukraine đang xem xét nhiều khả năng khác nhau, trong đó bao gồm cả hỏng hóc cơ học và lỗi của phi công.
“Việc mất phi công là một tổn thất rất lớn, đặc biệt đó lại là một trong những người đă vận động tích cực để Ukraine có thể sở hữu F-16”, Anatolii Khrapchynskyi, phi công và cựu sĩ quan Không quân Ukraine cho biết.
“Về chiếc máy bay, điều quan trọng cần phải hiểu rằng đây là xung đột và tổn thất là điều không thể tránh khỏi. Chúng tôi đang chiến đấu với một quốc gia có thể phóng hơn 200 vũ khí vào Ukraine chỉ trong một cuộc tấn công, bao gồm tên lửa hành tŕnh, tên lửa đạn đạo và máy bay không người lái”, ông Khrapchynskyi nói.
Các nhà phân tích quân sự Ukraine cho biết vẫn c̣n quá sớm để suy đoán về nguyên nhân gây ra vụ tai nạn. Nhưng họ nhấn mạnh rằng các hệ thống pḥng không phương Tây và máy bay chiến đấu F-16 chưa bao giờ hoạt động cùng nhau trong những điều kiện phức tạp như hoàn cảnh ở Ukraine hôm 26/8.
Cùng lúc Đại tá Mes đang truy đuổi tên lửa của Nga, các đội điều khiển 3 hệ thống pḥng không khác nhau, bao gồm Patriot, các nhóm cơ động với tên lửa Stinger và tên lửa Starstreak của Anh, đều đang nỗ lực đánh chặn 127 tên lửa và 109 UAV của đối phương.
“Nhiều thứ có thể dẫn đến việc mất chiếc F-16, bao gồm t́nh trạng kỹ thuật của máy bay, lỗi của phi công hay các yếu tố bên ngoài”, ông Khrapchynskyi, cựu quan chức Không quân Ukraine cho biết.
Theo ông, cũng có khả năng các mảnh vỡ của một tên lửa bị đánh chặn đă văng trúng một bộ phận quan trọng của máy bay.
“Tại thời điểm này, tất cả các khả năng đều đang được xem xét, bao gồm cả hỏa lực thân thiện”, ông Khrapchynskyi nói.
Quân ta bắn quân ḿnh?
Nói về khả năng F-16 bị hệ thống pḥng không Patriot bắn rơi, cựu chuyên gia phân tích của Bộ Quốc pḥng Mỹ và Trung tá nghỉ hưu của Không quân Mỹ, Karen Kwiatkowski, nói rằng cả Mỹ và Vương quốc Anh trước đây đều từng mất một máy bay do hỏa lực thân thiện của Patriot trong Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991.
Mặc dù vấn đề gây ra những sự cố này đă được khắc phục vào năm 2003, nhưng bà Kwiatkowski lưu ư rằng, Patriot cung cấp cho Ukraine có thể là những hệ thống cũ hơn và vẫn có thể dễ bị “lỗi”.
“Tất cả những nhà quan sát thẳng thắn cả trong và ngoài cuộc xung đột này đều biết rằng Ukraine đang chiến đấu với một loạt các thiết bị cũ hơn, thường không tương thích về mặt công nghệ, được vận hành bởi những người thường không quen thuộc với các hệ thống đó và trong một không gian chiến đấu hỗn loạn, không được hỗ trợ hậu cần tốt”, bà Kwiatkowski nêu quan điểm.
“Hỏa lực thân thiện là một vấn đề lớn trong mọi cuộc xung đột và đặc biệt là đối với Ukraine v́ các hệ thống thông tin liên lạc và kiểm soát không được tích hợp tốt, và các nhà điều hành mặt đất ngày càng ít được đào tạo và kinh nghiệm hơn khi cuộc chiến tiếp diễn”, bà nói thêm.
Vụ rơi F-16 ảnh hưởng ra sao đến kế hoạch viện trợ của phương Tây?
Bà Kwiatkowski cho rằng, việc Ukraine mất máy bay chiến đấu F-16 đầu tiên do NATO cung cấp khó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến các kế hoạch của khối quân sự này.
“Mỹ và NATO biết rằng, chỉ với một số ít máy bay F-16 cũ và không được triển khai và vận hành theo chiến lược sẽ khó giúp Ukraine giành chiến thắng trong cuộc xung đột. Họ đă tŕ hoăn suốt một thời gian dài và từng không có ư định gửi chúng với số lượng lớn. Vụ rơi chiếc F-16 đầu tiên ở Ukraine và dự đoán về những tổn thất trong tương lai có thể khiến phương Tây không muốn gửi thêm F-16 cho Ukraine nhưng đây là kế hoạch đă được cam kết”, bà Kwiatkowski giải thích
Liên quan đến việc Ukraine cho rằng vụ rơi F-16 là tổn thất không liên quan đến chiến đấu, theo bà Kwiatkowski không nên đánh giá như vậy nếu chiếc tiêm kích gặp nạn sau khi bắn hạ tên lửa hành tŕnh của Nga.
“Nếu tổn thất này xảy ra trong t́nh huống của Mỹ hoặc NATO, nó sẽ được phân loại là tổn thất liên quan đến chiến đấu. Tuy nhiên, nếu Kiev muốn nhận được nhiều thiết bị và công nghệ cao cấp hơn, và thậm chí là sự cho phép của Mỹ để tấn công sâu vào Nga, họ phải tránh đổ lỗi tổn thất cho quân đội của chính họ, hoặc ưu thế về chiến đấu/hậu cần/chiến lược của Nga”, bà Kwiatkowski nói.