Gừng thường được dùng làm gia vị và trong y học. Các nền văn hóa trên thế giới đă sử dụng gừng hàng ngàn năm để trị buồn nôn, cảm lạnh, đau đầu. Cây gừng cũng đă được sử dụng để giảm đầy hơi, chống viêm và hỗ trợ hệ tiêu hóa.
Là chất kháng khuẩn, chống viêm và có khả năng chống ung thư, gừng đă được nghiên cứu về tác dụng đối với rối loạn tiêu hóa, viêm khớp, ung thư và các yếu tố khác nhau liên quan đến sức khỏe tim mạch. Tác dụng chống nôn (giảm buồn nôn) của gừng có thể có lợi cho phụ nữ mang thai, say tàu xe và sau gây mê.
Giàu chất chống oxy hóa
Gừng chứa một số hợp chất có hoạt tính sinh học góp phần mang lại tác dụng tăng cường sức khỏe, bao gồm:
- Gingerols và shogaols: Đây là những hợp chất chính tạo nên hương vị cay của gừng và là thành phần chính mang lại lợi ích sức khỏe từ gừng.
- Paradols và zingerone: Những hợp chất này đem lại lợi ích chống oxy hóa, chống vi khuẩn và chống viêm.
- Terpenoid và terpen: Terpenoid có thể giúp loại bỏ các tế bào bị hư hỏng. Các terpen cụ thể trong gừng, chẳng hạn như limonene và linalool, đă được nghiên cứu về khả năng bảo vệ thần kinh (bảo vệ năo) tiềm năng của chúng.
Làm giảm đau nhức cơ bắp và đau khớp
Gừng được biết đến với đặc tính chống viêm, chủ yếu là do hợp chất gingerol và shogaol. Các thử nghiệm lâm sàng cho thấy gừng có thể giúp giảm đau nhức cơ sau khi tập thể dục.
Sử dụng 2 gam gừng sống hoặc đă qua xử lư nhiệt hằng ngày có thể làm giảm t́nh trạng viêm do hao ṃn cơ, trong khi bổ sung 4 gam gừng có thể tăng tốc độ phục hồi cơ sau khi tập luyện cường độ cao.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng gừng có thể giúp giảm các triệu chứng viêm khớp.
Giảm bớt sự khó chịu về tiêu hóa
Gừng có thể giúp giảm bớt khó chịu tiêu hóa. Khi được sử dụng, gừng và các thành phần của nó hoạt động trong ống tiêu hóa để làm dịu các cơ quan tiêu hóa.
Những tác động này có thể giúp giảm triệu chứng như đầy hơi, đau, và buồn nôn, thường liên quan đến t́nh trạng được gọi là khó tiêu.
Trong một nghiên cứu với 51 bệnh nhân mắc khó tiêu, những người tham gia dùng hai viên bổ sung gừng 540 miligam mỗi ngày (một viên trước bữa trưa và một viên trước bữa tối) trong bốn tuần đă cải thiện đáng kể các triệu chứng như cảm giác no sau khi ăn, đau bụng, và ợ nóng.
Gừng cũng có thể giúp giảm triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), c̣n được gọi là trào ngược axit măn tính.
Có thể cải thiện lưu lượng máu
Gừng, đặc biệt là hợp chất 6-gingerol, đă được nghiên cứu về tác dụng đối với huyết áp. Nghiên cứu cho thấy gừng có thể có vai tṛ giúp lưu lượng máu tốt hơn và điều chỉnh nồng độ natri. Tuy nhiên, cần có nhiều nghiên cứu lâm sàng hơn để xác nhận những phát hiện này.
Kiểm soát lượng đường trong máu
Gừng có thể đóng một vai tṛ trong việc kiểm soát lượng đường trong máu, ngăn ngừa các biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường và bệnh tim.
Các thử nghiệm lâm sàng cho thấy gừng có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường type 2. Bổ sung gừng hằng ngày (từ 1-3 gam mỗi ngày) trong vài tuần đă cải thiện lượng đường trong máu lúc đói (FBS) và HbA1c (thước đo kiểm soát lượng đường trong máu).
Gừng tốt nhưng có người ăn lại độc, tại sao?
Cá rô kho gừng quá chừng nhớ thương
Nghiên cứu cho thấy 6-gingerol có thể giúp điều chỉnh GLP-1 (peptide giống glucagon 1), một loại hormone hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu. GLP-1 hỗ trợ giải phóng insulin và thúc đẩy sự hấp thụ glucose (đường) tốt hơn vào cơ bắp, có thể cải thiện mức năng lượng.
Tuy nhiên, cần có nhiều thử nghiệm trên người hơn để hỗ trợ và hiểu rơ hơn về tác dụng của gừng đối với việc kiểm soát lượng đường trong máu.
Có thể hỗ trợ kiểm soát cholesterol
Bổ sung gừng hằng ngày có thể có lợi cho việc kiểm soát cholesterol. Duy tŕ mức cholesterol khỏe mạnh là yếu tố có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Một thử nghiệm lâm sàng trên những phụ nữ béo ph́ có khối u vú (khối u) cho thấy bổ sung gừng có thể làm giảm mức cholesterol và chất béo trung tính.
Giá trị dinh dưỡng của củ gừng
Giá trị dinh dưỡng của một cốc gừng có thể khác nhau tùy thuộc vào sản phẩm cụ thể, nhưng 5 lát gừng tươi (khoảng 11 gam) cung cấp:
Lượng calo: 8,8
Chất đạm: 0,2g
Chất béo: 0,08g
Natri: 1,43mg
Carbohydrate: 1,96g
Chất xơ: 0,22g
Đường: 0,187g
Gừng giống như nhiều loại thực phẩm thực vật, bao gồm các chất dinh dưỡng đa lượng (protein, chất béo và carbohydrate) và chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất khác nhau, chẳng hạn như vitamin C.
Tuy nhiên, lượng vitamin và khoáng chất trong củ gừng rất ít. Những lợi ích dinh dưỡng và điều trị tiềm năng của rễ gừng thường gắn liền với các hợp chất có hoạt tính sinh học của nó.
Nên dùng bao nhiêu gừng là đủ?
Gừng được coi là an toàn khi sử dụng, tuy nhiên Cục Quản lư thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyến nghị liều tối đa là 4 gam mỗi ngày. Liều cao hơn có thể gây khó chịu cho dạ dày và trào ngược axit. Dù hiếm có dị ứng với gia vị, nhưng enzyme cysteine proteinase GP-1 trong gừng có thể gây dị ứng cho một số người.
Gừng không được khuyến cáo khi dùng cùng các thuốc làm loăng máu khác v́ có thể tăng nguy cơ chảy máu. Nó cũng có thể làm tăng nguy cơ hạ đường huyết nếu dùng chung với một số thuốc tiểu đường.
Nếu bạn đang sử dụng thuốc, nên tham khảo ư kiến bác sĩ trước khi uống nước gừng hằng ngày hoặc sử dụng các sản phẩm gừng đậm đặc khác.
|