Chúng ta thường được khuyên không nên đựng bất cứ thực phẩm nào trong bình giữ nhiệt. Tuy nhiên, cụ thể là loại nào cần tránh thì ít ai biết rõ.
Dù mùa lạnh hay mùa nóng, những chiếc bình giữ nhiệt trở cũng là “bạn đồng hành” của rất nhiều người. Tuy tiện lợi và giữ ấm hiệu quả nhưng có một sự thật là không phải đồ uống nào cũng phù hợp để đổ vào bình giữ nhiệt. Nếu sử dụng không đúng cách, chúng có thể làm hỏng cả bình lẫn sức khỏe của bạn. Đặc biệt, 5 loại nước này khi kết hợp với bình giữ nhiệt dễ thành “thuốc độc” lúc nào không hay:
1. Sữa
Sữa là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời, nhưng khi bạn cho sữa vào bình giữ nhiệt, mọi chuyện có thể đi theo chiều hướng ngược lại. Sữa khi được hâm nóng và lưu trữ trong môi trường ấm của bình giữ nhiệt có thể dễ dàng trở thành "môi trường lý tưởng" cho vi khuẩn phát triển. Đặc biệt, khi sữa để lâu trong bình, cấu trúc của protein trong sữa sẽ bị phá hủy, khiến giá trị dinh dưỡng giảm sút.
Không nên đựng sữa, nhất là sữa nóng trong bình giữ nhiệt (Ảnh minh họa)
Vì vậy, tốt nhất là không nên dùng bình giữ nhiệt để đựng sữa. Nếu dùng, bạn chỉ nên uống trong vòng một giờ sau khi đổ vào bình để đảm bảo an toàn.
2. Thuốc bắc
Thuốc bắc có thành phần phức tạp, chứa cả chất axit và kiềm. Trong khi bình giữ nhiệt thường được làm từ thép không gỉ với các hợp kim như mangan, niken và crom để tăng độ bền và khả năng chống ăn mòn, các chất kiềm trong thuốc bắc có thể phản ứng với kim loại, làm giảm hiệu quả của thuốc và thậm chí tạo ra các chất có hại.
Hơn nữa, thuốc bắc cũng dễ bị hư hỏng ở nhiệt độ cao, làm giảm tác dụng của các thành phần chữa bệnh. Vì vậy, bạn nên chọn các bình thủy tinh hoặc gốm sứ để bảo quản thuốc bắc.
3. Đồ uống có tính axit
Nước trái cây, soda hay các đồ uống có tính axit khác là những lựa chọn không nên để trong bình giữ nhiệt. Axit trong đồ uống có thể ăn mòn lớp inox bên trong bình, làm hỏng lớp sơn lót và giải phóng các kim loại nặng, gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Việc tiếp xúc với axit trong thời gian dài còn có thể làm giảm hiệu quả của bình giữ nhiệt, khiến chúng dễ bị gỉ sét. Thay vì sử dụng bình giữ nhiệt, bạn nên đựng đồ uống có tính axit trong các bình thủy tinh hoặc gốm.
4. Nước muối
Nước muối có thể gây ăn mòn các thành phần bên trong bình giữ nhiệt nếu để lâu. Trong khi bình giữ nhiệt thường được xử lý bằng phương pháp điện phân hoặc phun cát để bảo vệ lớp kim loại bên trong. Khi tiếp xúc với muối trong thời gian dài, nước muối có thể làm giảm khả năng cách nhiệt của bình, đồng thời giải phóng các kim loại nặng từ lớp inox, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.
5. Trà, nhất là trà đặc
Pha trà trong bình giữ nhiệt là thói quen phổ biến của nhiều người, đặc biệt là trong những buổi dạo chơi ngoài trời. Tuy nhiên, trà chứa axit tannic, theophylline và các hợp chất khác, khi tiếp xúc với nhiệt độ cao lâu dài sẽ bị biến đổi. Trà không còn giữ được hương thơm tự nhiên và có thể trở nên đắng.
Trà để quá lâu trong bình giữ nhiệt còn tăng nguy cơ nhiễm khuẩn và có thể gây đau bụng, khó tiêu do tăng hàm lượng axit tannic. Bên cạnh đó, việc sử dụng bình giữ nhiệt để pha trà lâu ngày có thể để lại vết bẩn khó tẩy sạch trên bình, làm mất thẩm mỹ và vệ sinh.
VietBF@ Sưu tập