Dưới đây là 6 loại rau thơm tốt cho sức khoẻ được các bác sĩ khuyên nên ăn thường xuyên.
Một vài loại rau thơm làm tăng hương vị dùng món ăn ngon hơn trong bữa ăn hàng ngày và giúp pḥng, chữa bệnh thông thường.
Rau răm
Báo điện tử VOV dẫn nguồn trang Netmeds và WebMD cho biết, rau răm là loại rau thơm quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam, không chỉ mang đến hương vị thơm ngon đặc biệt mà c̣n là "kho báu" chứa đựng nhiều lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc.
Rau răm chứa các vitamin và khoáng chất quan trọng như vitamin C, vitamin A, canxi, sắt và phốt pho, giúp tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ chức năng của hệ miễn dịch. Loại rau thơm này cũng có nhiều chất chống oxy hóa như flavonoid, giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do gốc tự do gây ra. Gốc tự do có thể làm suy yếu hệ miễn dịch và tăng nguy cơ mắc bệnh.
Rau răm giúp hỗ trợ tiêu hóa bằng cách kích thích hệ tiêu hóa, chứa các chất chống oxy hóa như flavonoid và quercetin, giúp giảm cholesterol xấu (LDL) và tăng cholesterol tốt (HDL), từ đó ngăn ngừa xơ vữa động mạch và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Ngoài ra, loại rau này c̣n có khả năng ức chế sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn và virus gây bệnh đường hô hấp. Điều này giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng và làm giảm các triệu chứng như ho, sổ mũi, đau họng.
Rau mùi
Rau mùi, c̣n được gọi là ng̣ rí, là loại thảo mộc quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam. Không chỉ làm tăng hương vị cho món ăn, rau mùi c̣n chứa đựng nhiều dưỡng chất quư giá mang lại lợi ích bất ngờ cho sức khỏe và sắc đẹp.
Rau mùi tốt cho sức khoẻ năo bộ, kiểm soát đường huyết, tăng cường sức khoẻ tiêu hoá, tốt cho tim mạch và tăng cường miễn dịch. Rau mùi không chỉ góp phần tạo nên hương vị độc đáo cho ẩm thực mà c̣n mang lại nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời.
Lá lốt và rau mùi là hai loại rau thơm tốt cho sức khoẻ
Th́ là (th́a là)
Lá th́ là là gia vị quen thuộc không thể thiếu trong món canh cá, canh lươn, ốc, làm thơm ngon món ăn, át được mùi tanh. Trong đông y, th́ là là một vị thuốc rất thông dụng. Theo Nam dược thần hiệu, hạt và lá th́ là vị cay, tính ấm, không độc, điều ḥa món ăn, bổ thận, mạnh tỳ, tiêu trướng, trị đau bụng và đau răng, kích thích giúp ăn ngon miệng và tiêu hóa, c̣n giúp lợi sữa.
Húng chanh
Báo VietNamNet dẫn lời bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Tấn Vũ - Giảng viên Khoa Y học cổ truyền, trường Đại học Y Dược TP.HCM cho biết, trong dân gian thường dùng lá tươi làm rau sống trong các bữa ăn. Húng chanh vị chua the, thơm hăng, tính ấm, vào phế công dụng giải cảm, tiêu đờm, khử độc và các chứng bệnh cảm cúm, lạnh phổi, tác dụng phát tán phong hàn, tiêu đờm, sát khuẩn, có tác dụng chữa viêm họng, giải cảm, cho ra mồ hôi và chữa ho, chữa cảm cúm, sốt không ra mồ hôi được.
Trong dân gian, thường dùng lá húng chanh tươi hoặc sắc uống. Ngoài ra các cơ sở sản xuất thuốc Nam cũng thường chưng cất tinh dầu húng chanh kết hợp với một số thảo dược khác để sản xuất thuốc trị ho, cảm cúm.
Lá lốt
Lá lốt là loại cây mọc hoang và được trồng ở khắp mọi nơi. Lá lốt có công dụng ấm trung tiêu, ấm dạ dày, chữa nôn mửa do bị khí lạnh bụng đầy đau. Lá lốt c̣n chữa nhức đầu, đau răng, mũi luôn luôn chảy nước, đại tiện lỏng ra nước, ra máu.
Trong dân gian, lá lốt thường được dùng chữa các bệnh sau: đau nhức xương khớp, bệnh phụ khoa (các viêm nhiễm ở vùng âm đạo, ngứa, ra khí hư, đổ mồ hôi nhiều ở tay chân, bệnh tổ đỉa ở bàn tay, đau rang, viêm xoang, chảy nước mũi đặc, giải say nắng, đau bụng lạnh, đi tiêu phân lỏng, buồn nôn, nấc cụt…
Húng quế
Báo Sức khoẻ & Đời sống dẫn lời BSCK2. Trần Ngọc Quế, Phó Viện trưởng Viện Dược liệu Toàn cầu cho biết, húng quế c̣n có tên khác là húng giổi, rau é, é tía, é quế, hương thái. Tên khoa học của chúng là Ocimum basilicum L, thuộc họ Hoa môi (Labiatae).
Rau húng quế chứa nhiều hợp chất chống viêm và chống oxy hóa như eugenol, linalool và citronellol. Báo Lao động dẫn nguồn trang Onlymyhealth cho biết, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các nghiên cứu từ Trung tâm Quốc gia về y học bổ sung và thay thế của Hoa Kỳ (NCCIH), những hợp chất này có khả năng làm giảm viêm nhiễm trong dạ dày và ruột, giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm loét dạ dày và các vấn đề về đường ruột.
Bên cạnh đó, chúng c̣n giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng.
Một số nghiên cứu chứng minh tiềm năng của tinh dầu húng quế ngọt trong việc ngăn ngừa một số bệnh ung thư. Trong các nghiên cứu cho thấy, húng quế ngọt đă ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư ruột kết ở người trong ống nghiệm. Húng quế cản trở khả năng phát triển và phân chia của tế bào ung thư, cuối cùng tiêu diệt chúng.
Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy húng quế có thể là công cụ pḥng ngừa ung thư hiệu quả, nhưng cần thực hiện nhiều nghiên cứu hơn trên người để xác nhận những kết quả đầy hứa hẹn này và hiểu rơ mọi người nên tiêu thụ bao nhiêu húng quế.
Ngoài ra, y học cổ truyền Trung Quốc dùng húng quế điều trị bệnh tim mạch trong nhiều thế kỷ. Các nghiên cứu cho thấy húng quế có thể hỗ trợ làm giảm huyết áp cao và cải thiện mức cholesterol.
Trên đây là 6 loại rau thơm tốt cho sức khoẻ. Đa số loại rau gia vị đều có vị cay, tính ấm, chứa tinh dầu, có tác dụng kích thích tiêu hóa, sát khuẩn, làm ấm bụng. Vào mùa lạnh có thể sử dụng các loại rau gia vị này nhiều hơn một chút sẽ có tác dụng tăng hương vị cuộc sống, bảo vệ sức khỏe chống lại cái lạnh ngoài trời và cái lạnh trong ḷng hiệu quả.