Sưu tầm - Page 36 - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Other News|Tin Khác > School | Kiến thức > School | Kiến thức 2006-2019


 
 
Thread Tools
 
Old  Default Sưu tầm
Những tờ giấy màu trắng thường được gọi chung Fabric Softener dùng bỏ vào máy sấy để cho quần áo thơm tho, mềm mại hơn và không bị dính nhau lại, còn có nhiều công dụng khác nữa. Sau đây là những kinh nghiệm mà nhiều phụ nữ đã chia sẻ để chúng ta biết sử dụng Fabric Softener cho nhiều mục đích khác nhau :




1. Khi bạn đặt một miếng Fabric Softener ở gần nơi có kiến, chúng sẽ chạy đi hết.







2. Tránh được mùi hôi mốc bằng cách kẹp một miếng giấy Fabric Softener vào sách hay cuốn album lâu ngày không mở ra.







3. Vào mùa có nhiều muỗi, khi ra ngoài vườn sinh hoạt, bạn có thể đeo nơi thắt lưng một miếng Fabric Softener thì mấy chàng muỗi sẽ không thèm lại gần.





4. Dùng miếng Fabric Softener để lau những vết xà bông đóng ở cửa kính của bồn tắm.







5. Làm cho đồ ṿật hay áo quần thơm tho và tươi mát bằng cách đặt một tấm Fabric Softener trong mỗi hộc tủ hay treo trong closet.







6. Ðể tránh chỉ bị rối hãy dùng miếng Fabric Softener vuốt sợi chỉ đã xâu vào kim trước khi may.







7. Nếu không muốn vali đựng quần áo bị ẩm, hãy đặt một miếng Fabric Softener dưới đáy trước khi xếp hành lý mang theo.







8. Làm cho không khí trong xe hơi trong lành bằng cách đặt một miếng Fabric Softener dưới ghế ngồi.





9. Muốn rửa sạch những thức ăn dính chặt bên trong xoong nồi thì hãy đặt một miếng Fabric Softener vào trong xoong rồi ngâm nước qua đêm.


Hôm sau mới dùng miếng sponge để chùi rửa. Chất dùng để chống lại sự dính nhau (static) có trong Fabric Softener sẽ làm cho đồ ăn rớt ra khỏi xoong nồi dễ dàng hơn.







10. Ðặt một miếng giấy Fabric Softener dưới đáy của mỗi thùng rác để tránh mùi hôi.







11. Dùng miếng Fabric Softener để lau những nơi có dính lông chó hay mèo, nó sẽ lấy đi những lông rụng đó một cách sạch sẽ.





12. Dưới mỗi giỏ đựng quần áo dơ, bao giờ cũng đặt một miếng Fabric Softener để khỏi có mùa hôi.







13. Làm cho giày không có mùi hôi bằng cách đặt miếng Fabric Softener trong đó qua đêm. Ngày mai, đôi giày sẽ thơm tho để mang đi làm hay đi học.




14. Dùng Fabric Softener để lau mặt kính máy TV sẽ làm cho bụi bặm bớt đóng lớp trên đó.
VIETBF Diễn Đàn Hay Nhất Của Người Việt Nam

HOT NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOME

Breaking News

VietOversea

World News

Business News

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

History

Thơ Ca

Sport News

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

Canada Tin Hay

USA Tin Hay

florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
florida80's Avatar
Release: 12-02-2019
Reputation: 603284


Profile:
Join Date: Aug 2007
Posts: 113,735
Last Update: None Rating: None
Attached Images
 
florida80_is_offline
Thanks: 7,433
Thanked 46,766 Times in 13,104 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 161 florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
The Following 2 Users Say Thank You to florida80 For This Useful Post:
meyeucon (12-03-2019), minhhanhnguyen (01-13-2020)
Old 12-26-2019   #701
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 113,735
Thanks: 7,433
Thanked 46,766 Times in 13,104 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 161
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
Default

Tịnh Nghiệp Tam Phước
Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tập 1






Kính thưa Chủ tịch Ủy ban trù bị Đại hội Hoằng pháp, ông bà Đan Tư Lý, Lý Kim Hữu, đại diện trụ trì chùa Cực Lạc - Pháp sư Nhật Hạnh, các vị đại diện các tôn giáo, các vị trưởng lão tiền bối, các vị trợ lý đại hội, các vị đồng tu Tịnh Tông Học Hội, các vị nghị viện thành phố, các vị cư sĩ đại đức, các vị đại biểu văn hóa giáo dục, đại biểu báo chí cho đến các vị hộ pháp, các vị pháp sư đại đức đồng tu, xin chào các vị!

Chùa Cực Lạc ở Tân Thành là một đạo tràng cổ kính mà thường đổi mới. Hôm nay, mọi người chúng ta cùng hội tụ lại với nhau ở nơi đây học tập Phật pháp, nhân duyên này thù thắng không gì bằng. Đạo tràng này có lịch sử một trăm mười một năm. Dưới sự lãnh đạo của Pháp sư Nhật Hạnh, chỉ trong mấy năm ngắn ngủi đã làm cho bộ mặt được đổi mới. Đây là nhờ oai thần tam bảo gia hộ, sự ủng hộ của chính quyền địa phương và do chúng sanh khu vực này có phước. Chúng ta thấy được cảm ứng rõ ràng, thù thắng đến như vậy. Lần này Tịnh Không Pháp sư tôi đến nơi đây, vì các vị chọn ra đề tài là “Tịnh Nghiệp Tam Phước” trong kinh Quán Vô Lượng Thọ. Khi dạ tiệc hôm qua, tôi cũng sơ lược nói qua với các vị nhân duyên của tôi với đạo tràng này, tuy là lần đầu chúng ta gặp mặt nơi đây mà duyên phận rất sâu, rất dày.

Năm xưa, Pháp sư Viên Anh chuyên hoằng Lăng Nghiêm. Sư phụ tôi, Pháp sư Bạch Thánh - học trò của Viên lão, cả đời cũng chuyên hoằng Lăng Nghiêm. Khi tôi mới bắt đầu học Phật, kinh Lăng Nghiêm cũng là thời khóa tu chính của tôi. Ngày trước đã từng giảng qua rất nhiều lần, tôi nhớ được dường như là trước sau giảng qua bảy lần. Mãi đến sau khi lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam vãng sanh, tôi nhận sự dặn bảo của thầy chuyên tu chuyên hoằng kinh Vô Lượng Thọ, bản hội tập của cư sĩ Hạ Liên. Việc này trong Phật pháp gọi là sự truyền thừa mà người xưa đã nói. Ở vào xã hội ngày nay đã rất là hiếm rồi, thế nhưng những lão pháp sư hoằng pháp thời cận đại chúng ta thường hay gặp cũng rất cảm phục mà tán thán, pháp sư có thể ở trong và ngoài nước giảng kinh nói pháp dường như toàn bộ thảy đều nhận qua giáo dục của người xưa. Người xuất thân từ Phật học viện của Tân Hưng rất hiếm thấy, bao gồm Lão Pháp sư Trúc Ma nơi đây, Pháp sư Diễn Bồi của Singapore đã vãng sanh, chúng ta đều là tiếp nhận sự truyền thừa của người xưa. Sự truyền thừa này ở Trung Quốc đã có lịch sử hơn hai ngàn năm. Hiệu quả của nó cũng rất tốt, rất đáng được chúng ta ở ngay trong dạy học sâu sắc mà suy ngẫm, không nên đem nó phế bỏ. Thứ cổ xưa của chúng ta nhưng bên trong đó có nhiều thứ rất tốt, cũng như giáo học của Phật Đà vậy.

Đoạn kinh văn này trong kinh điển ghi chép, Phu nhân Vi Đề Hy ngay lúc đó gặp phải tai biến gia đình, quốc gia, tai biến đối với nhân sanh, có cảm giác rất là thoái tâm. Bà cầu mong với Thích Ca Mâu Ni Phật giới thiệu cho bà là thế gian này có hoàn cảnh sống nào tốt hơn chăng? Nếu dùng lời hiện tại mà nói, có chỗ để di dân chăng? Khải thỉnh của Vi Đề Hy phu nhân Thế Tôn tiếp nhận rồi, liền dùng thần lực biến hiện ra mười phương cõi nước chư Phật trước mặt bà, làm cho bà có thể nhìn thấy.

Chúng ta phải nghĩ đến địa phương này. Ngày nay chúng ta có thể đem tình huống của mọi góc độ của địa cầu, dùng kỹ thuật của khoa học, truyền hình vệ tinh, dùng màn hình của ti vi hiện bày ra trước mặt của chúng ta. Những thiết bị cơ khí này rất phức tạp, Thế tôn không cần phải phức tạp đến như vậy. Thần lực của Ngài có thể biến hiện cho phu nhân Vi Đề Hy xem, hơn nữa cái mà bà xem thấy là lập thể, không phải là mặt phẳng, như ở trước mặt. Chúng ta từ chỗ này thể hội được khoa học của thế giới Tây Phương Cực Lạc cao minh hơn rất nhiều so với chúng ta.

Cho nên năm trước, tôi giảng kinh ở nước Mỹ, tôi đã khuyên các nhà khoa học bậc nhất trên thế giới nên đi đến thế giới Tây Phương Cực Lạc để du học, cố gắng học tập với Phật A Di Đà. Phu nhân Vi Đề Hy nhìn thấy rất nhiều thế giới chư Phật, hoàn cảnh sinh hoạt của họ nơi đó, nơi chốn tu học thù thắng hơn rất nhiều so với thế giới này của chúng ta, bà chọn lựa thế giới Cực Lạc của Phật A Di Đà. Thế Tôn không hề giới thiệu trước cho bà, mà để bà tự mình lựa chọn. Sự lựa chọn của bà đương nhiên Thích Ca Mâu Ni rất hoan hỷ, đích thực bà có mắt nhìn, có trí tuệ. Trong thế giới chư Phật đã chọn lựa ra rất thù thắng, rất viên mãn, rất ổn định, một hoàn cảnh sinh sống tốt đến như vậy. Thế là phu nhân Vi Đề Hy cầu xin Thế Tôn chỉ dạy làm cách nào để đi. Thế giới Cực Lạc của Phật A Di Đà là tốt, làm thế nào có thể vãng sanh? Dùng lời hiện đại mà nói, chúng ta dùng phương pháp gì, điều kiện gì mới có thể di dân đến thế giới Tây Phương Cực Lạc? Thế Tôn trước khi dạy cho bà phương pháp liền nói cho bà nghe một đoạn kinh văn. Đoạn kinh văn khi vừa mở đầu là:

“Nhị thời Thế Tôn, cáo Vi Đề Hy: “Nhữ kim tri bất, A Di Đà Phật, khứ tự bất diễn, nhữ đương hệ niệm, đế quán Bỉ quốc, Tịnh nghiệp thành giả. Ngã kim vi nhữ, quảng thiết chúng thể. Việc linh vị thế, nhất thiết phàm phu, dục tu tịnh nghiệp giả, đắc sanh Tây Phương Cực Lạc quốc độ”.

Mấy câu nói này của Thế Tôn rõ ràng nói với chúng ta, thế giới Cực Lạc đi thì không xa, đích thực không xa. Đại đức xưa thường nói: “Sanh thì nhất định sanh, đi thì đích thực không đi”. Hàm nghĩa của câu nói này đích thực rất khó lý giải. Hiện tại do vì khoa học phát triển, chúng ta tiếp nhận một số giáo dục của khoa học, dùng khoa học cận đại để ứng chứng thì dễ dàng hiểu được quá nhiều.

Thế giới Tây Phương Cực Lạc cùng thế giới hiện tiền của chúng ta là không đồng một không gian duy thứ. Cũng giống như chúng ta xem truyền hình, màn truyền hình chỉ là một, còn kênh đài không giống nhau. Chúng ta chuyển đổi một kênh thì là thế giới Tây Phương Cực Lạc, vẫn là một màn hình này. Cho nên nói sanh thì nhất định sanh, đi thì thật không đi, chuyển một kênh thôi. Ngày nay chúng ta không biết dùng phương pháp gì để chuyển đổi không gian, nếu như hiểu được cách chuyển đổi kênh đài này thì mười phương cõi nước chư Phật đều ở ngay trước mặt. Phật ở trong kinh điển thường hay nói mười pháp giới y chánh trang nghiêm, trên thực tế đang tồn tại những không gian duy thứ không giống nhau. Ý nghĩa mấy câu nói này của Phật rất sâu, rất rộng.
florida80_is_offline  
Old 12-26-2019   #702
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 113,735
Thanks: 7,433
Thanked 46,766 Times in 13,104 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 161
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
Default

Dùng phương pháp gì? “Nhữ đương hệ niệm”. Trên kinh Di Đà dạy chúng ta: “Nhất tâm hệ niệm”. Đây là bản dịch của Ngài Huyền Trang, Đại sư Huyền Trang dịch là nhất tâm hệ niệm, trong bản dịch của Đại sư Cưu Ma La Thập là: “Nhất tâm bất loạn”. Ngài La Thập là dịch ý, Đại sư Huyền Trang là dịch từ. Đây là dạy bảo chúng ta bí quyết vãng sanh, bí quyết này Phật ở trên đại kinh thường giảng. Trong kinh Hoa Nghiêm nói: “Hư không pháp giới tất cả chúng sanh là duy tâm sở hiện duy thức sở biến”. Trên kinh đại thừa thường nói: “Tất cả pháp từ tâm tưởng sanh”. Hệ niệm quán tưởng.

Chúng ta biết được bí quyết đột phá thời không, chúng ta vì sao không thể đột phá? Vì vọng niệm của chúng ta quá nhiều! Phân biệt, chấp trước quá nhiều cho nên không thể đột phá! Do đây chúng ta cũng có thể thể hội được không gian không giống nhau.

Từ trên lý luận mà nói là duy thứ không hạn độ. Do đâu mà tạo thành, từ đâu mà ra? Phật nói pháp giới vốn dĩ là nhất chân. Thế giới Hoa Tạng trong kinh Hoa Nghiêm, thế giới Cực Lạc trong kinh A Di Đà đều là thuộc về pháp giới nhất chân. Pháp giới vốn dĩ là nhất chân, tại vì sao lại biến thành không gian duy thứ phức tạp đến như vậy?

Phật ở trên kinh nói với chúng ta nguyên nhân này chính là vọng tưởng, phân biệt, chấp trước của chúng ta biến hiện ra. Vọng tưởng chấp trước của chúng sanh là vô lượng vô biên, làm cho không gian thu nhỏ, làm không gian biến hình, cho nên biến thành mười pháp giới. Mười pháp giới là phần lớn, mỗi một pháp giới là phần nhỏ vô cùng phức tạp. Chúng ta biết được mười pháp giới này từ đâu mà ra, chúng ta cũng liền hiểu được làm thế nào để giải quyết vấn đề, hồi phục lại nhất chân.

Thế nên Phật ở trong Hoa Nghiêm, ở trong đại kinh, trong kinh Di Đà, ở trong kinh Vô Lượng Thọ, Quán kinh mà hôm nay chúng ta giảng đều nói đến Hệ Niệm Đế Quán. Tịnh nghiệp mới có thể thành tựu. Tâm tịnh thì Phật độ tịnh. Tâm tịnh thì có thể đột phá chướng ngại của thời không. Như vậy, phương pháp này đã vì chúng ta nêu ra rồi, nói rõ ở đoạn kinh văn sau.

Phật rất từ bi, không những phu nhân Vi Đề Hy thỉnh pháp bà nhận được lợi ích, sự thỉnh pháp của bà cũng là đặc biệt, có thể nói cho tất cả phàm phu đời Mạt Pháp (đây là chỉ những người đời hiện tại này của chúng ta), chúng ta cũng muốn tu tịnh nghiệp, cũng muốn cầu sanh thế giới Tây Phương Cực Lạc, y theo lý luận phương pháp này mà tu học đều có thể thành tựu. Thế nên phía sau Phật liền nói ra ba việc, đây là ba tiền đề.

“Dục sanh bỉ quốc giả, đương tu Tam Phước”.

Chúng ta biết, trên tất cả kinh luận đều nói, Phật là lưỡng túc tôn. Túc là ý nghĩa đầy đủ, chính là ý viên mãn. Trí tuệ của Phật viên mãn, phước báu của Phật viên mãn. Tây Phương là nước Phật, nhất chân pháp giới là cõi nước chư Phật, nếu chúng ta không có trí tuệ, không có phước báu thì không cách gì tiến vào cõi nước của các Ngài, không thể nào bước vào hoàn cảnh, đời sống tu học của các Ngài. Cho nên trước tiên dạy chúng ta tu phước, nhà Phật gọi là phước huệ song tu. Phước là trước tiên, huệ phải ở phía sau. Trước tu phước, sau tu huệ, việc này rất có đạo lý. Chúng ta xem ngạn ngữ thường nói: “Phước đến tâm sáng”. Một người tu phước, phước báu hiện tiền rồi, con người này đột nhiên thông minh, liền có trí tuệ. Do đây có thể biết, phước báu cùng trí tuệ có liên quan mật thiết. Chỗ này là Thế Tôn dạy chúng ta tu phước trước, tu tam phước.

Phước thứ nhất, hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng, từ tâm bất sát, tu thập thiện nghiệp. Đây là điều đầu tiên. Điều đầu tiên cũng chính là căn bản, là nền tảng của phước đức. Thích Ca Mâu Ni Phật dạy chúng ta như vậy, thời xưa Khổng Lão Phu Tử của Trung Quốc cũng là dạy chúng ta như vậy.

Ngày trước, tôi gặp qua một số người đọc sách Khổng Tử, thực tế mà nói hiện tại cũng không có nhiều. Tôi hỏi họ, cả đời giáo học của Khổng Mạnh dạy người cái gì? Có thể dùng một câu nói đem nó giới thiệu cho rõ ràng hay không? Tôi đưa ra vấn đề này, không người nào giải đáp cho tôi. Kỳ thật đáp án này nằm ở trong Tứ Thư Đại Học. Các vị mở chương đầu tiên của Đại Học:

“Đại học chi đạo, tại minh minh đức, tại thân nhân, tại chỉ ư chí thiện”. Biết dừng thì sau có định, định rồi thì có được an, an rồi thì có thể lắng lại, lắng lại thì có thể đắc. Giáo học của Khổng Mạnh cả đời không ngoài đoạn này, là tổng cương lĩnh, tổng nguyên tắc.

Giáo học của Thích Ca Mâu Ni Phật chúng ta có thể dùng một câu nói được rõ ràng hay không? Có thể, chính là câu này:
“Hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng, từ tâm bất sát, tu thập thiện nghiệp”.

Bốn mươi chín năm đã nói không ngoài cương lĩnh này. Đây là căn bản giáo nghĩa của Phật pháp, cũng giống như nhà Nho nói minh đức.

Minh đức là gì? Minh đức chính là hiếu kính, hiếu kính là đức năng trong bổn tánh. Chữ hiếu này ý nghĩa sâu rộng vô cùng.
Cách viết chữ này của Trung Quốc, ở trong lục thư thuộc về hội ý. Văn tự Trung Quốc là văn tự sáng tạo, có sáu nguyên tắc gọi là lục pháp, cũng gọi là lục thư. Đây là một loại trong lục pháp, gọi là hội ý. Bạn nhìn thấy chữ này liền thể hội ý của nó. Chữ này bên trên là chữ lão, bên dưới là chữ tử. Ý này rất rõ ràng, đời trước cùng đời sau là một thể. Nếu như phân nó ra, hiện tại gọi là sự khác biệt, khác biệt thì không có hiếu nữa, thì chữ này không còn nữa. Người ngoại quốc có khác biệt, trong văn hóa Trung Quốc không có sự khác biệt. Trên một đời thì còn có trên một đời nữa, dưới một đời thì còn có dưới một đời nữa, quá khứ vô thỉ, vị lai vô cùng, là một thể sinh mạng. Đây là hàm ý trong chữ này.
florida80_is_offline  
Old 12-26-2019   #703
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 113,735
Thanks: 7,433
Thanked 46,766 Times in 13,104 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 161
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
Default

Trong nhà Phật nói, nhà Phật gọi chân như, gọi bổn tánh, gọi chân tâm, gọi lý thể, rộng khắp mười phương, khắp cùng các cõi, cùng với dấu hiệu, cả biểu hiện này không hề khác biệt. Trong biểu hiện này xem thấy khắp cùng các cõi, rộng khắp mười phương. Trong kinh Phật thường nói: “Mười phương ba đời chư Phật cùng đồng một pháp thân”. Biểu hiện này chính là đại biểu pháp thân, chính là một đại biểu của tất cả chúng sanh hư không pháp giới. Trung Quốc dùng chữ này, nếu bạn không hiểu đạo lý của chữ Hiếu này thì bạn làm sao có thể hiểu được, hạnh đức của hiếu bạn làm sao có thể sanh khởi. Trong biểu hiện này bao gồm tất cả.

Trong kinh Hoa Nghiêm nói: “Tình dữ vô tình đồng viên chủng trí”. Có tình ngày nay chúng ta gọi là động vật, vô tình ngày nay gọi là thực vật, khoáng vật, hiện tượng tự nhiên, đều là thứ biến hiện ra từ tự tánh. Cho nên chữ Hiếu này đại biểu cho hư không pháp giới tất cả chúng sanh. Vốn dĩ chính là như vậy, nhà Phật gọi pháp vốn như thế. Đây là lý luận của chữ Hiếu này, sâu rộng vô cùng tận, thực tiễn ở cha con.

Chúng ta tỉ mỉ mà quán sát, đứa bé vừa mới sanh ra, cha mẹ thương yêu quan tâm đối với nó, đó là biểu hiện từ tự tánh, tự nhiên mà biểu lộ ra. Lại quan sát đứa bé, khi mới hai, ba tuổi là đã biết chuyện rồi, đều là biết thương yêu cha mẹ. Thiên tính là như vậy. Cho nên chữ Hiếu này là thiên tính, phát xuất ra từ thiên tính. Nhưng nếu như con người không nhận được giáo dục tốt, thiên tính rất dễ bị mê mất. Giáo dục cho ngày sau là vô cùng quan trọng. Ngày sau cần thiết phải tiếp tục tiếp nhận giáo dục của thánh hiền nhân.

Thế nào gọi là “Thánh”? Định nghĩa của chữ Thánh này là đối với vũ trụ nhân sanh, vạn sự vạn vật thông đạt rõ ràng mà không có sai lầm, người này chúng ta liền gọi họ là thánh nhân. Hay nói cách khác, Thánh nhân, nếu dùng lời dễ hiểu ngày nay mà nói thì chính là người minh bạch. Phàm phu chúng ta đối với sự lý nhân quả của vũ trụ nhân sanh hoàn toàn không hiểu. Nếu thông đạt rồi, con người này gọi là thánh nhân. Không thông đạt thì gọi là phàm phu. Người Trung Quốc gọi thánh nhân, người Ấn Độ gọi là Phật, xưng là Phật Đà. Phật Đà chính là Thánh Nhân, người phương Tây gọi là Thượng Đế, gọi là thần, kỳ thật chỉ là một.

Chúng ta tỉ mỉ mà đọc tụng tất cả điển tích của các tôn giáo trên thế giới chúng ta liền hiểu rõ. Những người viết ra kinh điển là Thánh Nhân, họ đối với đại đạo lý của vũ trụ nhân sanh đều hiểu rõ, đều thông đạt, không hề khác nhau. Khi chúng ta nghĩ đến ba mươi hai ứng thân của Bồ Tát Quán Thế Âm, đáng dùng thân gì để độ Bồ Tát liền hiện ra thân đó. Bồ Tát Quán Thế Âm không có tướng trạng nhất định, tùy tâm chúng sanh mà biến hiện tướng trạng không giống nhau.

Trong kinh Lăng Nghiêm đã nói: “Tùy chúng sanh tâm ứng sở tri lượng”. Ba mươi hai ứng thân trong phẩm Phổ Môn đã nói, nên lấy thân gì để độ Ngài liền hiện ra thân đó, nên nói pháp gì cho chúng sanh nghe Ngài liền nói ra pháp đó. Do đó Phật không có hình tướng nhất định, cũng không có định pháp để nói. Đây là trí tuệ chân thật, nhất định không có định pháp để nói. Cũng giống như thầy thuốc giỏi, một vị bác sĩ, Bác sĩ có sẵn phương thuốc tốt không? Không có. Họ chuẩn đoán cho bạn, sau khi chuẩn đoán xong mới ra toa cho bạn, tuyệt đối không thể nói dự bị trước một đống phương thuốc tốt để dành cho người bệnh. Làm gì có loại bác sĩ cho bạn uống thuốc không hết bệnh thì nói là phương thuốc của tôi rất hay, tại bệnh của bạn sai rồi.

Chư Phật Bồ Tát, các vị Thánh Nhân của các tôn giáo thế gian đều rất hay, cho nên chúng ta từ quan điểm của Phật giáo mà nhìn, tất cả chúng thần trong các tôn giáo đều là Phật, Bồ Tát hóa thân, đều là Phật Bồ Tát. Khi tôi vừa nói ra câu này, rất nhiều thần phụ của Thiên Chúa giáo, mục sư của Ki Tô giáo nghe rồi hai mắt đều mở rất to. Tôi liền nói, từ cái nhìn của các vị, chư Phật Bồ Tát đều là hóa thân của Thượng Đế. Họ vừa nghe xong, chúng ta là bình đẳng mà, thiệt không phân biệt gì cả, là một không phải là hai, không nên phải cãi nhau, không nên phải tranh chấp. Xác xác thực thực chỉ là một. Cũng giống như thân thể con người của chúng ta vậy, tôn giáo không giống nhau là khí hòa của thân thể của chúng ta không giống nhau, chủng tộc không giống nhau là tay chân trên thân thể chúng ta không giống nhau, là một thân thể thôi. Bất cứ nơi nào có một tế bào bị bệnh thì cả thân thể chúng ta đều không tự tại. Là một đạo lý. Hư không pháp giới là một pháp thân, như vậy bạn mới có thể thông hiểu được kinh điển này.

Thật đã thông suốt rồi, thấu hiểu rồi, sau đó ý nghĩa của hiếu đạo bạn liền thông đạt tường tận, bạn cũng hiểu được áp dụng ra sao. Học thuyết nhà Nho xây dựng trên nền tảng của hiếu đạo, nền tảng Phật pháp cũng là xây dựng trên nền tảng của hiếu đạo, mãi về sau đều là hiếu đạo có trường rộng lớn mà thôi. Phật ở trong giới kinh nói với chúng ta rất rõ: “Tất cả nam tử là cha ta, tất cả nữ nhân là mẹ ta”. Việc này là tận hiếu, phạm vi hiếu đạo liền được mở rộng, hiếu thuận tất cả chúng sanh. Đây là hiển lộ tánh đức viên mãn.

Ngày nay khởi tâm động niệm của chúng ta, lời nói việc làm trái với giáo huấn của Phật Đà, trái với giáo huấn của Thánh hiền. Chúng ta tỉ mỉ đem học thuyết của Nho và Phật hợp chung lại xem thì càng dễ dàng hiểu rõ, càng dễ dàng thể hội. Do đó, thực hiện hiếu đạo chính là thân nhân. Thân nhân dùng lời hiện tại mà nói là nhân tình từ bác ái, đối tượng là từ tất cả chúng sanh. Sau cùng nói với chúng ta, minh đức cùng thân nhân đều phải đạt đến viên mãn nhất, cứu cánh nhất, đạt đến chí thiện. Cả đời con người ở thế gian, đây là một việc lớn.
florida80_is_offline  
Old 12-26-2019   #704
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 113,735
Thanks: 7,433
Thanked 46,766 Times in 13,104 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 161
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
Default

Chí thiện là gì?

Chí thiện chính là làm Thánh, làm Phật. Cho nên người xưa đọc sách cùng người hiện tại đọc sách không giống nhau. Người xưa đọc sách chí tại Thánh hiền. Người học Phật tại vì sao đến học Phật? Ta học Phật chí tại làm Phật. Làm Phật mới là chí thiện, làm Thánh nhân mới là chí thiện. Chỉ ư chí thiện lập chí làm Phật, lập chí làm thánh nhân, tâm của chúng ta liền định lại, không bị môi trường bên ngoài mê hoặc, không bị hoàn cảnh bên ngoài làm dao động, tâm của bạn liền định. Định thì sau đó có thể an. An thì bạn được tự tại, bạn được an vui, an thì sau đó được lắng lại. Lắng lại là trí tuệ, trí tuệ liền khai mở. Sau cùng là lắng lại có thể đắc, đắc cái gì vậy? Cái chí thiện mà bạn đã mong cầu, bạn liền được rồi. Thông thường chúng ta nói, bạn học Phật chứng đắc được quả vị của Phật, bạn học Nho đắc được cảnh giới của Thánh Nhân. Nho và Phật không hề khác nhau. Đây nói một chữ Hiếu.

Chữ Hiếu thực tiễn ngay trong cuộc sống là dưỡng, cho nên câu thứ nhất là “Hiếu dưỡng phụ mẫu”. Không chỉ đời sống thường ngày của cha mẹ chúng ta phải nên chăm sóc, thiên kinh địa nghĩa. Thế nhưng hiện tại người ngoại quốc không nuôi cha mẹ. Người Trung Quốc vẫn còn quan niệm này, nhưng hiện tại quan niệm này đã dần dần tan nhạt. Đây là nguy cơ, ý thức dân tộc của chúng ta, việc này chúng ta phải cảnh giác.

Nuôi dưỡng cha mẹ được xem là tận hiếu chăng? Không phải. Người xưa nêu ra thí dụ rất nhiều, động vật đều nuôi dưỡng cha mẹ. Phải hiểu được dưỡng cái tâm của cha mẹ, dưỡng cái chí của cha mẹ. Nếu như chúng ta thường hay làm cho cha mẹ vì hành vi của mình mà sanh phiền não thì bất hiếu. Khi còn nhỏ ở trường học tập, bài tập không được tốt, cha mẹ lo lắng phiền muộn là bất hiếu. Thân thể không được khỏe là bất hiếu. Không tôn kính lão sư, không hòa thuận với đồng học đều làm cho cha mẹ lo lắng. Tóm lại mà nói, bạn làm cho cha mẹ lo lắng thì không phải dưỡng phụ mẫu. Khi lớn lên, học tập xong rồi, kết hôn rồi, sau khi kết hôn, anh em dâu rể bất hòa, cha mẹ cũng lo lắng. Bạn lại sinh ra con cái, con cháu bất hòa, cha mẹ lại lo lắng, làm cho cha mẹ phải lo lắng cả một đời. Tận hiếu không phải dễ.

Bước vào xã hội, chúng ta nêu ra một ví dụ, bạn phục vụ ở một công ty, bạn không thể trung thành với ông chủ, không thể cùng hợp tác với đồng sự, không thể đối đãi tốt với thuộc hạ của mình đều là bất hiếu. Bạn mới biết được phạm vi của chữ hiếu này rất rộng, đều bao gồm hết tất cả đời sống của chúng ta trong đó. Đây là nói cái tâm của chúng ta phải làm thế nào để dưỡng cha mẹ. Làm cho cha mẹ vui vẻ, tâm an thì mới là một người con hiếu. Thế nhưng vẫn chưa thể gọi là tận hiếu, tại vì sao vậy? Chí của cha mẹ, bạn có nghĩ đến hay không? Chí là kỳ vọng của cha mẹ đối với bạn. Việc này người thế gian thường nói mong con thành rồng, mong con thành Phụng. Bạn không thành được rồng, không thành được phụng là bất hiếu.

Rồng là cái gì vậy? Rồng là Phật, rồng là Thánh nhân. Hay nói cách khác, bạn không thể tu dưỡng chính mình đạt đến địa vị của thánh hiền, không thể làm đến được các việc thiện trong thiên hạ, cha mẹ đối với sự chăm sóc đời sống vật chất của bạn cũng có thể là rất an vui, thế nhưng cha mẹ đối với nguyện vọng của bạn, bạn vẫn không thể làm được. Cho nên Đẳng Giác Bồ Tát hiếu vẫn chưa được viên mãn. Tại vì sao vậy? Vẫn còn một phẩm sanh tướng vô minh chưa phá. Hiếu dưỡng phụ mẫu, câu nói này làm được viên viên mãn mãn, một chút khiếm khuyết cũng không có là ai vậy? Là quả địa Như Lai. Đẳng Giác Bồ Tát vẫn chưa đạt được cứu cánh viên mãn. Bạn thử nghĩ xem, Phật pháp không chỉ Thích Ca Mâu Ni Phật, mà mười phương ba đời tất cả chư Phật giáo hóa chúng sanh chính là một câu này. Cho nên nếu như người ta hỏi, cái gì là Phật pháp? Phật pháp là hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng. Phật pháp không phải là tôn giáo, mà là giáo dục. Cho nên chúng ta tỉ mỉ từ trong kinh điển mà quan sát, cả đời Thích Ca Mâu Ni Phật là giáo dục chí thiện viên mãn đối với hư không pháp giới tất cả chúng sanh.

Thích Ca Mâu Ni Phật là người thế nào vậy? Nếu chúng ta dùng chức vị ngày nay, thì Ngài là một nhà giáo dục xã hội đa nguyên văn hóa, Ngài là một vị năm xưa ở đời làm công tác nghĩa vụ giáo dục xã hội đa nguyên văn hóa, đáng được người tôn kính. Không chỉ người chúng ta tôn kính, thần cũng tôn kính. Tất cả chúng sanh mười pháp giới không ai là không tôn kính. Cả đời Ngài là hoàn toàn cống hiến, Ngài không hề đề ra yêu cầu đối với bất cứ ai, Ngài cống hiến triệt để. Ngài không hề tiêu cực. Mỗi ngày dạy học, cùng mọi người lên lớp tám giờ, bốn mươi chín năm không hề ngơi nghỉ. Chúng ta không hề nhìn thấy trên kinh, Thích Ca Mâu Ni Phật lúc nào thì đi nghỉ hè. Thích Ca Mâu Ni Phật không hề nghỉ hè. Một năm ba trăm sáu mươi ngày, một ngày nghỉ cũng không có, thật tinh tấn! Đây đều là làm gương tốt cho người sau xem. Đó là một người triệt để giác ngộ.

Hiếu dưỡng cha mẹ, tôi dùng một ít thời gian nói sơ đại ý của câu nói này, hy vọng đồng tu tỉ mỉ mà thể hội. Chúng ta phải hồi phục lại tánh đức. Nếu muốn vượt khỏi luôn hồi, vượt khỏi mười pháp giới, bốn chữ này rất quan trọng. Nếu như lơ là với nền tảng này, trong Phật pháp không luận là tu một pháp môn nào đều không thể thành tựu. Như chúng ta xây một cái nhà, không luận là xây nhà nào, không luận là xây cao hay thấp, đây là nền tảng, đây là cơ bản. Bạn không có nền tảng thì bạn nhất định không thể thành tựu.

Hiếu đạo phải do ai đến dạy bạn? Phải do lão sư, cho nên Phật pháp là sư đạo. Sư đạo xây dựng trên nền tảng của hiếu đạo.

Câu thứ hai: “Phụng sự sư trưởng”.

Trong xã hội cũ Trung Quốc, ân đức của lão sư cùng cha mẹ là giống nhau, là bình đẳng. Chúng ta xem thấy trong lễ kính, phong tục tập quán của người xưa cùng hiện tại không giống nhau. Người xưa đối với người trưởng thành, nam tử hai mươi tuổi mặc áo lễ, đội mão. Mặc áo lễ thì bạn là người trưởng thành, không thể xem bạn như một đứa trẻ. Nữ nhi mười sáu tuổi búi tóc chải đầu là đã trưởng thành. Trưởng thành thì mọi người đều tôn trọng, không được gọi tên của bạn. Đồng bạn với mình, anh em bè bạn tặng bạn một cái hiệu, chúng ta gọi là biệt hiệu, gọi hiệu, không gọi tên. Cả đời người có thể gọi tên của bạn chỉ có hai người, một là cha mẹ và một là thầy giáo, như vậy bạn mới biết được thầy giáo cùng cha mẹ là bình đẳng. Nếu như bạn trưởng thành rồi, người ta còn gọi tên của bạn thì bạn đã có tội, không xem bạn là một người đàng hoàng. Việc đó là rất nghiêm trọng.

Bạn xem chúng ta xem thấy trong sách cổ, Hoàng Đế đối với đại thần đều gọi hiệu, không gọi tên, cung kính đối với đại thần. Nếu như Hoàng Đế gọi tên của bạn thì bạn đã phạm pháp, bạn có tội, bạn phải bị xử phạt, do đó không gọi hiệu của bạn, mà gọi tên của bạn,

Cho nên chúng ta từ trong lễ xưa mà xem thấy, học sinh cùng đối với thầy giáo và đối với cha mẹ là bình đẳng. Ân đức của thầy là đem giáo huấn của Thánh hiền truyền dạy cho chúng ta, chúng ta mới hiểu được cách làm người. Giáo học này là từ minh minh đức mà ra. Chúng ta vì sao có được minh đức, vì sao hiểu được hiếu dưỡng cha mẹ? Đều là do thầy dạy, cho nên đối với thầy phải phụng sự. Trong phụng sự, y giáo phụng hành là then chốt. Thầy giáo dạy bảo chúng ta, chúng ta phải có tín tâm, phải có thể lý giải, phải thực hiện cho được lời dạy, như vậy mới không phụ công thầy. Đây là học trò hiếu học của thầy. Nếu như không tin đối với lời dạy của thầy thì nhất định không nên theo ông ấy học. Vị thầy có cao minh hơn, có giỏi hơn, có đạo đức, có học vấn, bạn không có lòng tin đối với ông ấy, bạn ở trong lớp của ông ấy nhất định sẽ không có thành tựu. Cho nên chúng ta lựa chọn thầy giáo không gì khác hơn lựa chọn một người mà bạn tôn kính nhất thì thành công.


Người giảng: Lão Pháp sư Tịnh Không
Địa điểm: Đại hội Hoằng pháp Malaysia
Thời gian: 09-09-2000
Cẩn dịch: Vọng Tây cư sĩ
Biên tập: Phật tử Diệu Minh
Nguồn: TinhKhongPhapNgu.com




..."...Tất cả mọi việc thế gian,
Đều như mộng, huyễn, ảnh hiện,
Như giọt sương mai, điện chớp
florida80_is_offline  
Old 12-26-2019   #705
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 113,735
Thanks: 7,433
Thanked 46,766 Times in 13,104 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 161
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
Default

Truy tìm Tự Ngã - Thích Tuệ Sỹ
Chúng ta hãy khởi đầu đọc kinh Kim-cang như một tác phẩm văn học. Giá trị văn học là sự biểu hiện thẩm mỹ của nội dung tư tưởng. Kinh Kim-cang được soạn tập bằng tiếng Phạn tiêu chuẩn, nhưng rất tiếc chúng ta không thông thạo thứ cổ ngữ này, nên cũng chắc chắn là không thể hiểu hết những tư tưởng ẩn áo của kinh hàm chứa trong các từ ngữ và các câu văn. Như người không biết chữ Hán mà đọc thơ Đường qua một bản dịch thì không thể thưởng thức hết giá trị của bài thơ. Lời thơ là lời của phàm phu mà còn vậy, huống chi lời kinh là lời của Phật. Tuy nhiên, không hiểu chữ Hán thì đọc thơ Đường qua các bản dịch cũng được. Nhưng cũng nên nói thêm là thế giới xưa nay chưa có Huệ Năng thứ hai.

Kinh điển Nguyên thủy và Đại thừa được kết tập không giống nhau. Kinh điển Nguyên thủy được kết tập theo dạng truyền khẩu; có những nét đẹp của nền văn học truyền khẩu. Kinh điển Đại thừa phần lớn được ký tải bằng văn tự, có những nét đẹp riêng của văn tự.

Văn học Đại thừa xuất hiện vào giai đoạn mà văn học Ấn Độ nói chung phát triển đến một hình thức nhất định, với văn chương thi ca, các thể loại về kịch, truyện, vốn rất ít được phổ biến trong thời Phật. Như kinh Pháp hoa chẳng hạn, mở đầu bằng nhân duyên Phật phóng quang, sau đó ngài Di-lặc hỏi, Văn-thù trả lời. Đó là phần mở đầu giới thiệu, như thường được thấy trong các thể loại kịch cổ.

Trong kinh Kim-cang, chúng ta sẽ thấy không giống như kinh điển Đại Thừa khác, mà lại gần với Nguyên thủy ở chỗ Phật ôm bình bát khất thực xong rồi trở về Tinh xá. Sau bữa ăn, các vị tỳ-kheo thường tập hợp tại giảng đường để thảo luận giáo lý. Bấy giờ, trong đại chúng có sự hiện diện của Tu-bồ-đề; và ngài bắt đầu thưa hỏi. Ở đây, không mở đầu bằng sự phóng quang, hay những thần thông biến hóa khác. Nhìn từ ý nghĩa văn học, người ta giải thích rằng, những vấn đề được nêu trong kinh Kim-cang là những sự việc trong đời sống, là những cái ăn, cái uống, nghỉ ngơi, không phải trong thế giới huyền bí kỳ ảo như là của Hoa nghiêm, Pháp hoa.

Còn một nghĩa nữa mà chúng ta thấy có quan hệ đến lịch sử văn học.

Trong các kinh điển Nguyên thủy, các vị tỳ-kheo buổi trưa sau khi thọ thực xong, nếu không tụ tập tại giảng đường, thì thường vắt tọa cụ trên vai, đi vào rừng, tìm đến một gốc cây mà ngồi nghỉ trưa. Có khi đức Phật ngồi ở một gốc cây, và các ngài Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên, cũng ngồi ở một gốc cây gần đó. Cho đến xế chiều, các tỳ-kheo ngồi gần đó liền đi tới ngài Xá-lợi-phất, tới đức Phật để đảnh lễ, hoặc thưa hỏi giáo lý.

Trong kinh Kim-cang cũng thế; các tỳ-kheo tụ tập quanh đức Phật để chờ nghe Phật giảng Pháp.

Trong truyền thống Ấn Độ, các buổi giảng hay các lớp học của những người Bà-la-môn thường diễn ra giữa khu rừng, giữa cảnh thiên nhiên. Một lớp các đạo sĩ sống trong rừng, giảng giải ý nghĩa cũng như nghi thức Vệ-đà; tư tưởng triết học tôn giáo của họ được soạn tập thành bộ Sâm lâm thư. Đó là bộ Thánh điển về sau phát triển thành các Upanishad, tức Áo nghĩa thư.

Chúng ta nên hiểu tổng quát về Upanishad hay Áo nghĩa thư vì nó liên hệ tới kinh Kim-cang rất nhiều, là điểm để chúng ta có thể tin là kinh Kim-cang thật sự do Phật nói hay không.

Một số vị nhận định kinh điển Bát-nhã từ hình thức kết cấu văn học đến nội dung tư tưởng, so sánh với các tập Upanishad, rồi kết luận Kim-cang cũng như toàn hệ Bát-nhã chỉ là một bộ phận của Upanishad, hay phỏng theo Upanishad; nghĩa là, không phải Phật thuyết.

Upanishad là giai đoạn phát triển cao của tư duy Ấn Độ, bắt đầu từ Vệ-đà. Có tất cả bốn bộ Vệ-đà, nhưng trong thời Phật chỉ mới xuất hiện có ba, mà kinh Phật gọi là Tam minh. Bà-la-môn tam minh là người thông thạo ba bộ Vệ-đà. “Minh” là từ Hán dịch của Vệ-đà. Thời Phật, chưa xuất hiện Upanishad.

Trên kia, chúng ta đã nói đến Sâm lâm thư. Đây là từ dịch tiếng Phạn Aranyaka. Ở nơi khác, chúng ta có nói các tỳ-kheo a-lan-nhã sống trong rừng thời đức Phật. A-lan-nhã là từ phiên âm của aranyaka.

Luật tạng có kể, một thời, đức Phật nhập thất, không một tỳ-kheo nào được phép đến gần hương thất của Phật, trừ vị thị giả. Bấy giờ có một nhóm ba chục vị là những tỳ kheo a-lan-nhã đến thăm Phật. Vì Phật đang nhập thất, nên các vị tỳ-kheo tại trú xứ này ngăn cản. Nhưng các tỳ-kheo a-lan-nhã nói, họ được Phật cho phép đến gặp Ngài bất cứ lúc nào. Vì các vị này chỉ sống trong rừng nên ít có cơ hội gặp Phật. Rồi họ vẫn tới gõ cửa hương thất. Thật đáng kinh ngạc, từ trong thất đức Phật liền mở cửa.

Đức Phật truyền dạy những pháp gì cho các tỳ-kheo A-lan-nhã? Không có kinh điển nào tường thuật. Đức Phật đã có biệt thị đối với họ, tất cũng có giáo pháp biệt truyền cho họ. Pháp ấy là pháp gì? Kinh điển Nguyên thủy không đề cập.

Ngài Tu-bồ-đề cũng là một tỳ-kheo a-lan-nhã, như được xác định chính trong kinh Kim-cang. Truyền thống Pāli cũng xác nhận điều này.

Các tỳ-kheo a-lan-nhã thường tu tập Không tam muội, như được Phật nói trong kinh Đại không, Trung A-hàm. Sau thời Phật, các Trưởng lão chủ trì cuộc kết tập thứ hai cũng phần lớn tu tập Không tam muội, như được ghi chép trong Luật tạng. Các vị này cũng sống trong rừng. Không tam muội là thiền định y trên hành tướng vô ngã. Không và vô ngã là giáo nghĩa căn bản trong kinh Kim-cang.

Kinh nói: Hết thảy pháp hữu vi đều là như chiêm bao, như huyễn thuật, v.v...; đó là nói về giáo nghĩa Tánh không và Vô ngã bằng kinh nghiệm trực giác hay thực chứng. Giáo nghĩa này về sau được các Bà-la-môn học Vệ-đà thay thế bằng học thuyết như huyễn tức māyā và hữu ngã tức ātman. Những điểm tư tưởng này là tinh yếu của các tập Upanishad. Nói một cách đại cương, thế giới này chỉ là huyễn hóa, vậy ta là ai, hay ta là cái gì, trong tấn tuồng huyễn hóa này?

Như vậy có thể thấy ảnh hưởng của các tỳ-kheo a-lan-nhã đối với các đạo sĩ soạn tập Sâm lâm thư để rồi phát triển thành tư tưởng triết học Upanishad. Thế nhưng, về sau do sự phục hồi địa vị của giai cấp Bà-la-môn, những người Ấn Độ giáo thâu thái rất nhiều giáo nghĩa của Phật trong đó có giáo nghĩa Tánh không diễn thành như huyễn, rồi cho rằng tư tưởng Không trong các bộ Bát-nhã là do ảnh hưởng của Upanishad. Cũng có nhiều Phật tử tin điều này nên cho rằng kinh điển Bát-nhã cũng như của cả Đại thừa chịu ảnh hưởng của Bà-la-môn giáo, thay vì ngược lại.
florida80_is_offline  
Old 12-26-2019   #706
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 113,735
Thanks: 7,433
Thanked 46,766 Times in 13,104 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 161
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
Default

Vậy, Upanishad là phản ứng của các Bà-la-môn, họ vay mượn giáo nghĩa Tánh không tức Vô ngã trong các kinh Bát-nhã. Vì phủ nhận sự tồn tại của tự ngã thường hằng là phủ nhận luôn cả sự tồn tại của Brahman, là Thượng đế Sáng tạo.

Ngay cả trong Phật giáo, sau khi Phật nhập niết-bàn, trong nội bộ Phật giáo đã xuất hiện một số bộ phái chấp nhận có tự ngã hay ātman, như Độc tử bộ hay Hóa địa bộ. Những bộ phái này lý luận rằng, nếu không tồn tại một tự ngã, không có một cái tôi thường hằng bất biến, vậy ai hay cái gì luân hồi, lang thang chìm nổi trong biển sinh tử? Cũng nên biết rằng tự ngã hay ātman trong tư tưởng tôn giáo Ấn Độ là cái mà trong các tôn giáo, Đông cũng như Tây, hiểu là linh hồn. Cho nên, có linh hồn mới có đầu thai, mới có việc sinh lên Thiên đường hay đọa địa ngục như là hậu quả của hành vi tội hay phước.

Giáo nghĩa Phật dạy, có tác nghiệp thiện ác, có quả báo lành dữ, nhưng không có người hành động, không có người thọ quả.

Đây là điều rất khó hiểu.

Chúng ta nên đi từ cái dễ, rồi đến cái khó. Cái dễ hiểu là tất cả đều có một cái tôi: tôi đi, tôi đứng, tôi ăn, tôi ngủ, v.v... Nhưng khi người ta ngủ, mà ngủ nhưng không chiêm bao, thì hình như cái tôi này biến mất. Hoặc như người bị tai nạn mà mất trí nhớ, không còn nhớ ra mình là ai. Nếu được chữa trị, trí nhớ phục hồi, bấy giờ vẫn là cái tôi như khi trước. Rồi khi người ta chết, cái tôi ấy còn hay không? Thừa nhận còn, tức là thừa nhận có linh hồn tồn tại bất biến, khi thức cũng như khi ngủ, lúc còn sống cũng như sau khi chết.

Đấy là kinh nghiệm thường nhật về một cái tôi. Kinh nghiệm ấy là sự tích lũy trong một đời người những hoài niệm, những đau khổ, hạnh phúc, những danh vọng, khốn cùng. Từ những kinh nghiệm tích lũy ấy mà hình thành ý tưởng về một cái tôi thường hằng. Trong trình độ thấp nhất, cái tôi ấy được đồng hóa với thân xác và những sở hữu cho thân xác. Vị đại hoàng đế có cả một đế quốc: ta và đế quốc của ta.

Nhưng một khi thân xác này tan rã, mà chắc chắn là như vậy, thì ta là ai, mà đế quốc này là gì? Những hoàng đế ấy, như Tần Thủy Hoàng, Hán Vũ Đế, Thành Cát Tư Hãn, tin vào một cái ta và thân xác ta có thể tồn tại lâu dài, vì không muốn cái danh vọng, quyền lực đang có mất đi; họ đi tìm đạo sỹ, cầu thuốc trường sinh. Những người đi tìm trường sinh ấy, bây giờ ở đâu?
Lại còn những người khác, giàu sang có cả một cơ đồ, nhưng khi thị trường chứng khoán sụp đổ, nhảy lầu tự tử. Ta và tài sản của ta; cái này mất thì cái kia cũng không còn lý do tồn tại. Thật sự thì ở đây ta là ai, trong cái cơ đồ phú quý ấy?

Với một hạng người khác, ta là danh, đã sinh ra trong trời đất, thì phải có danh gì với núi sông. Một mai vật đổi sao dời, để bảo tồn danh tiết, họ đâm cổ tự sát. Vậy, ta là gì trong cái danh này?

Với những tín đồ tôn giáo tin vào một linh hồn bất tử, một cái ta tồn tại trên thiên đường, hưởng những lạc thú mà Thượng đế ban cho vì đã biết phục tùng Thiên ý. Vì thế họ sẵn sàng giết đồng loại để chinh phục nước Chúa dưới trần gian.

Ta là ai, ta là cái gì, để vì phục vụ nó, bảo tồn nó, mà tự gây khổ cho mình, và cũng gây khổ cho người? Có chăng một cái ta thường hằng, siêu việt thân xác này, và tâm trí này, để cho mọi hành vi trong một đời người, dù thiện hay ác, ngu hay trí, chỉ nhằm mục đích là phục vụ nó, vì ích lợi của nó, vì hạnh phúc của nó, vì danh dự của nó, vì quyền lực của nó?

Trước khi muốn hỏi ta là ai, trước hết nên hỏi, từ đâu có ý tưởng về cái ta ấy?

Có một người mới mua về một con chó, đặt tên cho nó Lucky. Ban đầu, gọi Lucky, nó dửng dưng, vô cảm. Dần dần, nghe hai tiếng Lucky, nó mừng rỡ, ngoắt đuôi. Nó đã hiểu Lucky là cái gì, và như vậy nó cũng hiểu nó là cái gì. Nó hình thành một cái vỏ tự ngã mới qua một cái tên gọi mới. Trước khi có một tên gọi, nó vẫn tồn tại, và tự bảo vệ sự tồn tại ấy. Nó tìm thức ăn, tìm chỗ ngủ, và cắn bất cứ ai đến gần như muốn đe dọa, uy hiếp nó.

Khi được đặt tên, toàn thể sự tồn tại ấy bây giờ tồn tại dưới một cái tên gọi Lucky. Dù vậy, nếu có ai xúc phạm đến cái tên Lucky, nó không có phản ứng gì. Nhưng với một con người, khi cái tên gọi, một cái danh gì đó, mà bị xúc phạm, thì hãy coi chừng. Tất nhiên, con người cho đến một tuổi nào đó mới biết nó tên gì, cũng như con Lucky vậy. Rõ ràng, cái danh mang nội hàm tự ngã ấy chỉ là hư danh, nhưng con người cũng như vậy đau khổ hay hạnh phúc bởi chính cái hư danh đó.

Một ông thầy giáo có cái ngã là thầy giáo. Ai xúc phạm đến danh từ thầy giáo, chức nghiệp nhà giáo, người ấy phải bị khiển trách.

Nó là ông vua, nhưng ban đêm lẻn ra ngoài thành chơi. Dân nào không biết mà đối xử vô lễ như với dân thường, hãy coi chừng.

Tự ngã chỉ là một cái danh, và đó là giả danh do nghề nghiệp, hay do chỗ ngồi, chỗ đứng giữa mọi người mà đạt thành. Cái giả danh chỉ mới hình thành trong một đời người thôi, mà đã khó quên, khó trừ như vậy; nếu là cái ngã được tích lũy trong nhiều đời, tất không dễ gì trừ bỏ.

Cái ngã của ông xã trưởng chỉ to bằng cái xã của ông. Cái ngã của một quốc vương to bằng cái vương quốc của ông. Cái ngã của một nhà thông kim bác cổ thì dài bằng thời gian kim cổ, rộng bằng không gian đông tây. Cái ngã của một chúng sinh luân hồi trong tam giới, tất cũng lớn bằng cả tam giới. Cái ngã ấy không phải dễ nhận ra. Không nhận ra nó, để thấy nó là thật hay giả, thì cũng không thể tận cùng biên giới đau khổ.

Trong kinh Phật có một câu chuyện:
florida80_is_offline  
Old 12-26-2019   #707
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 113,735
Thanks: 7,433
Thanked 46,766 Times in 13,104 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 161
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
Default

Một thiên thần kia, hiện đến Phật, nói rằng trong quá khứ, ông là một tiên nhân, có tên là Ngựa Đỏ, có phép thần thông quảng đại. Ông muốn thấy được biên tế vũ trụ, để thấy được biên tế khổ, và chấm dứt khổ. Thế là ông bắt đầu đi tìm biên tế của vũ trụ. Tuổi thơ của ông bấy giờ dài đến một đại kiếp, đại khái là tỷ tỷ năm, nhưng không bao giờ thấy được cái biên tế của vũ trụ. Rồi ông hỏi Phật: “Có cần đi suốt cái biên tế vũ trụ này mới chấm dứt khổ không?” Phật xác nhận rằng, “Nếu không thấy được cái biên tế của vũ trụ thì không chấm dứt được khổ”. Đức Phật lại nói thêm: “Nhưng không cần. Chỉ trên cái thân cao một tầm này, với năm uẩn nầy, ta có thể biết được thế gian sinh, thế gian diệt”.

Điều đó có nghĩa rằng, thân thể này, với xúc cảm này, với tư duy này, với nhận thức này, là tập hợp tích lũy cả một khối kinh nghiệm lớn bằng biên tế vũ trụ. Cái khối ấy đông kết thành cái vỏ cứng dày. Nó chỉ có thể bị đập vỡ bằng chày Kim-cang mà thôi.

Nói tóm lại, giáo nghĩa trong kinh Kim-cang bắt đầu bằng sự đối trị tự ngã: vô ngã tưởng, vô nhân tưởng… Trong các tôn giáo, trong mỗi hệ thống tư tưởng triết học, đều có riêng một quan niệm về tự ngã. Trong nhiều tôn giáo, tự ngã là linh hồn do Thượng đế ban cho. Giữ cho linh hồn đừng bị mất, để sau này được hưởng ân phước của Thượng đế, đó là mục đích đời người.

Trong Nho giáo, người quân tử phải biết lập thân và lập danh. Lập thân cho hiện tại, lập danh cho hậu thế. Đó là xác lập tự ngã trong xã hội.

Lão Tử nói: ta có đại hoạn vì ta có thân. Nếu ta không có thân, nào đâu có đại hoạn? Đó là hãy sống trọn tuổi trời chớ đuổi theo hư danh, hãy để cho thân và danh cùng mục nát với cỏ cây.

Các đạo sĩ Upanishad đi tìm cái tự ngã chân thật là gì. Vượt ra ngoài cái tôi trong đời sống thường nhật, và cái tôi lang thang trong luân hồi để chịu đau khổ, có hay không có một cái tôi thường hằng, chân thật? Cái tôi như giọt nước biển bị cô lập trong một cái vỏ cứng nhỏ mọn, vô nghĩa, trôi nổi bồng bềnh trong đại dương; để rồi khi cái võ cứng ấy đập vỡ, giọt nước ấy sẽ hòa tan vào nước biển trong đại dương. Khi ấy, Tiểu ngã hòa tan vào Đại ngã.

Trong Phật giáo, Tiểu ngã hay Đại ngã, chỉ là những khái niệm giả danh. Nhưng cái giả danh được đông kết bởi tích lũy vô số vọng tưởng điên đảo. Cái ngã được hình thành trong đời này, do ảnh hưởng truyền thống, tôn giáo, tư tưởng, xã hội, để từ đó hình thành một nhân cách, một linh hồn, và rồi chấp chặt vào đó để mà tồn tại. Cái đó được gọi là phân biệt ngã chấp.

Cái ngã do tích lũy từ điên đảo vọng tưởng nhiều đời, hình thành bản năng khát vọng sinh tồn nơi cả những sinh vật li ti nhất; đó là câu sinh ngã chấp.

Vì vậy, không cần đi tìm ở đâu Tiểu ngã và Đại ngã, mà cần diệt trừ khái niệm giả danh bởi vọng tưởng điên đảo.


Thích Tuệ Sỹ
(Nguồn: TS. Pháp Luân số 60)
florida80_is_offline  
Old 12-26-2019   #708
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 113,735
Thanks: 7,433
Thanked 46,766 Times in 13,104 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 161
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
Default

Chứng minh của Khoa học về nhân quả luân hồi
Tập 1



Kính thưa chư vị Pháp sư, chư vị Đại đức, chư vị đồng tu, xin chào mọi người!

Hậu học rất vinh dự lần đầu tiên được đến với quý đảo Đài Loan, có được pháp duyên thù thắng như thế này, có thể cùng với chư vị Đại đức ở nơi đây thảo luận: “Chứng minh của khoa học về nhân quả luân hồi”. Trong thời đại hiện nay, buổi thảo luận này rất là quan trọng.

Hậu học trước khi đến Đài Loan đã đi đến Hồng Kông để chúc tết Ân sư Tịnh Không thượng nhân. Ân sư Ngài đã ân cần dặn dò tôi: “Giáo dục nhân quả là giáo dục quan trọng nhất để cứu vãn thế đạo nhân tâm”. Vì vậy Ân sư Ngài cũng khuyến khích hậu học đi các nơi trên thế giới để thúc đẩy tuyên giảng nhân quả luân hồi. Cho nên hậu học cảm thấy rằng sứ mệnh giáo dục nhân quả vô cùng quan trọng, vì vậy không suy nghĩ, đã đi đến quý đảo để chia sẻ chủ đề này với mọi người, cũng là để thỉnh giáo với mọi người.

Chuyến vân du diễn giảng ngày hôm nay tại quý đảo là điểm cuối cùng, điểm thứ 11. Trong hai tuần này, hậu học tôi đi đến Đài Nam, Cao Hùng, Cương Sơn, Đấu Lục, kể cả các nơi ở Đài Bắc v.v… để diễn giảng, cũng đã đến nhà tù, đến nơi tạm giam, đến hội trường của sở cảnh sát, cùng mọi người thảo luận với nhau.

Đối với nhân quả luân hồi và chân tướng của vũ trụ nhân sanh, kỳ thật từ xưa đến nay người ta mãi vẫn đang tìm tòi, bởi vì con người có sanh ắt sẽ có tử. Về việc sanh tử, mọi người nên suy nghĩ, sanh tử đến như thế nào, sanh từ nơi nào đến, chết đi về đâu? Thậm chí nên suy nghĩ rằng có thể chấm dứt được chuyện sanh tử không? Không sanh không tử? Những vấn đề này có thể nói trong lịch sử đã nghiên cứu mấy ngàn năm rồi; ở trong những tín ngưỡng, văn hóa, tôn giáo trong và ngoài nước cũng có những đáp án rất phong phú.

Chẳng hạn như Khổng Tử - Thánh nhân của dân tộc chúng ta - trong chú giải “Kinh Dịch” có cho chúng ta biết về “Tinh khí vi vật du hồn vi biến”. Du hồn là nói đến trạng thái con người trước khi đầu thai và sanh ra, tinh khí là chỉ trạng thái cha mẹ sinh ra sau khi đầu thai. Tuy nhiên, Khổng Tử Ngài cũng có nói “Vị tri sanh yên tri tử”. Cho nên với đạo lý của sự sống Ngài giảng rất nhiều, nhưng đạo lý về cái chết thì nói rất ít, nhưng Ngài cũng nói sơ qua cho chúng ta: “Sự thật con người sau khi chết vẫn còn tồn tại sự sống”.

Cũng gần giống như Ngài Khổng Tử, cùng thời đại đó, có Thánh nhân Plato ở Phương Tây. Trong tác phẩm “Lý Tưởng Quốc” của ông cũng mô tả đến những vấn đề của sự sống và cái chết, đặc biệt có người miêu tả tình tiết của con người khi linh hồn ra khỏi thể xác. Phật Tổ của chúng ta - Thích Ca Mâu Ni Phật đối với sanh tử luân hồi, chân tướng trong sáu đường Ngài đã giảng cho chúng ta nghe càng rõ ràng hơn.

Ngoài những vị cổ Thánh tiên Hiền đã giảng dạy cho chúng ta về chân tướng của vũ trụ nhân sanh này, thì trong lịch sử trong và ngoài nước cũng có rất nhiều ghi chép nổi tiếng đối với chuyện chuyển thế luân hồi. Trong chính sử của đất nước ta cũng có rất nhiều câu chuyện nói đến sự chuyển kiếp luân hồi. Chúng ta tạm thời không bàn chuyện giả sử mà chỉ bàn chính sử, đều được sự công nhận của các vị vua ở trong chính sử, có nhiều bài viết về vấn đề này. Có bài viết nói nhà thơ tiên Lý Bạch đời nhà Đường sau này chuyển kiếp thành Quách Tường Chánh ở vào đời nhà Tống (chuyện này có ghi chép trong “Tống Sử” trang 10 tập 3 quyển 444). Vào thời Nam Bắc Triều vẫn còn có Lương Nguyên Đế, tiền kiếp của ông là một vị xuất gia tên là Miễu Mục Tăng (Chuyện này ghi trong “Nam Sử Lương Ký” ở trang 1 tập 3 quyển 8). Còn có câu chuyện người trời chuyển kiếp, ví dụ như trong “Đường Thư” trang 3 tập 2 quyển 27 có ghi chép câu chuyện của Hoàng đế Đường Đại Tông đời Đường là một vị thần đến đầu thai.

Ngoài ra, còn có chuyện con người chuyển kiếp thành động vật. Thí dụ nổi tiếng là Đại tướng Bạch Khởi thời đại Chiến Quốc nhà Tần cùng với nước Triệu đánh nhau. Đại tướng nước Triệu là luận binh trên giấy, không biết cách sử dụng binh. Kết quả là 400.000 binh lính nước Triệu bị bắt làm tù binh đại bại, đương nhiên 400.000 binh lính của nước Triệu trong tay không một tấc sắt đều bị chôn sống. Vì vậy, về sau trong “Đông Châu Liệt Quốc Chí” có ghi lại vào những năm cuối đời Đường, có một hôm trên trời bỗng nổi lên một trận sấm sét và đánh một con trâu chết tươi. Kết quả phát hiện trên bụng của con trâu có viết hai chữ “Bạch Khởi”. Đối với câu chuyện này lịch sử có bình luận: “Bạch Khởi do giết người quá nhiều, cho nên ông ta đời đời kiếp kiếp đều phải mang thân súc sanh để chịu quả báo, và còn phải chịu nhận quả báo bị sét đánh chết”.
florida80_is_offline  
Old 12-26-2019   #709
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 113,735
Thanks: 7,433
Thanked 46,766 Times in 13,104 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 161
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
Default

Trong những ghi chép của lịch sử còn đăng thêm lời giáo huấn của cổ Thánh tiên Hiền, vì vậy người xưa đối với chuyện chuyển kiếp luân hồi nhân quả báo ứng kỳ thật chẳng nghi ngờ chút nào. Con người trong thời đại này, do khoa học phát triển, đối với chuyện luân hồi chuyển kiếp bắt đầu không tin tưởng, đây có lẽ là bởi vì cho rằng hễ nói đến luân hồi thì chỉ trong tôn giáo mới có, cho rằng đây là khái niệm ở trong tôn giáo. Tất cả đều bị bác bỏ cho là mê tín, là phản khoa học. Đại khái vì khoa học và tôn giáo mấy trăm năm lại đây thật giống như oan gia.

Bạn xem trong thập kỷ 70, khi Tây Âu đang lúc khoa học vừa mới bắt đầu khởi sắc, lúc đó có rất nhiều nhà thiên văn học đã phát hiện trái đất không phải là trung tâm của vũ trụ. Học thuyết này vi phạm quan điểm của tôn giáo lúc đó, cho nên bị tôn giáo đồ lúc đó bác bỏ, cho là dị đoan tà thuyết. Giống như nhà thiên văn học người Ý là Galileo, lúc đó khăng khăng giữ học thuyết “Trái đất thật sự không phải là trung tâm của vũ trụ mà chỉ là một hành tinh nhỏ ở bên trong vũ trụ”. Học thuyết này hiện nay chúng ta đều biết là đúng, nhưng vào thời đó, người khăng khăng cố giữ học thuyết này đều bị tôn giáo đồ hãm hại, Galileo bị bắt bỏ tù chung thân. Còn có Bruno cũng bị bắt thiêu sống. Bạn xem, người xưa dùng tôn giáo để phản bác khoa học, còn người hiện nay thì lại dùng khoa học để phản bác tôn giáo, đây gọi là nhân nào quả đó, nhân quả báo ứng rõ ràng. Nhưng chúng ta nên biết, chân lý là phải chịu muôn vàn thử thách của khoa học và cũng chẳng sợ khoa học kiểm nghiệm.

Trong mấy mươi năm gần đây, ở phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ, sự phát triển của những ngành khoa học như tinh thần y học, tử vong y học, tâm lý học, sinh lý học thực sự đã cung cấp cho chúng ta rất nhiều chứng cứ khoa học chứng thực con người thật sự có luân hồi chuyển kiếp. Hậu học mấy năm gần đây không ngừng sưu tầm và nghiên cứu những tài liệu nói về vấn đề này. Kết quả tài liệu nói về vấn đề này rất là phong phú. Hậu học hai ngày hôm nay có được nhân duyên như vậy liền đến giới thiệu một cách đơn giản cho mọi người về thành quả của Phương Tây đối với chuyện luân hồi chuyển kiếp.

Trước khi giới thiệu, tôi muốn kể cho mọi người một câu chuyện điển hình. Câu chuyện này xảy ra ở Trường Đại học Virginia của Hoa Kỳ. Giáo sư Ian Stevenson, nhà tinh thần tâm lý học nổi tiếng, cả cuộc đời bốn mươi mấy năm đã sưu tập và nghiên cứu hơn 3.000 câu chuyện, những câu chuyện này chứng thực là có sanh tử luân hồi. Đối tượng nghiên cứu của ông chủ yếu là những em thiếu nhi từ hai đến bảy tuổi. Các em thiếu nhi ở trong giai đoạn có thể nói chuyện được. Các em có thể nhớ lại tiền kiếp của chính bản thân mình. Tình huống được kể ra đều là những chuyện đã xảy ra mấy mươi năm, thậm chí mấy trăm năm trong quá khứ, mà còn có thể miêu tả lại những chi tiết này thật tỉ mỉ và chân thật. Mọi việc đều được xác minh.

Một kiệt tác trong giai đoạn đầu của Giáo sư Stevenson có tên “Hai Mươi Chuyện Tái Sanh Điển Hình”. Trong tác phẩm này, hậu học xin chọn ra một câu chuyện để kể cho mọi người nghe. Câu chuyện này kể về một bé gái người Ấn Độ tên là Swarnlata.

"Swarnlata ra đời vào ngày 2 tháng 3 năm 1948, tại thành phố Phanna của Ấn Độ. Khi cô bé 4 tuổi, cô bé này có thể kể lại chuyện của chính bản thân mình đã gặp trong kiếp trước. Bản thân cô kiếp trước sống ở phố Kai Dili, trong gia đình mang họ Pashake. Gia đình cô hiện sống và gia đình mà kiếp trước cô sống căn bản là hai nhà chẳng có quen biết nhau. Có một hôm, cô bé này cùng với người cha của mình đi ngang qua phố Kai Dili kiếp trước cô đã sống. Kết quả khi vừa thấy thành phố này, cô cảm giác như rất quen thuộc, trước đây đã sống qua nơi này. Cho nên cô liền nói với cha của mình:

“Thưa cha, nhà của con ở gần chỗ này, chúng ta đi đến đó uống trà nhé!”.

Nhưng cha của cô trả lời:

“Con gái ngốc ơi, nhà của mình không phải ở đây!”.

Kể từ lúc đó, cô bé này liền bắt đầu không ngừng miêu tả đủ hết những câu chuyện ở kiếp trước, gây sự chú ý cho cha mẹ."

Về sau, câu chuyện này được truyền đến chỗ của Giáo sư Stevenson, thế là Giáo sư cùng với những đồng nghiệp người Ấn Độ, các nhà nghiên cứu cùng nhau tiến hành điều tra xác minh câu chuyện này. Những vị Giáo sư này liền căn cứ vào các tình huống mà cô bé đã miêu tả, tìm đến gia đình nơi cô bé đã sống ở kiếp trước. Thì ra, cô bé này kiếp trước ở trong gia đình này là một người mẹ. Cô tên là Shakespeare, qua đời vào năm 1939.

Lúc cô bé này đi đến gia đình mà kiếp trước đã sống, dường như vừa gặp được mỗi người trong gia đình cô cảm thấy quen, tên của mỗi một người đều có thể nói ra liền một mạch. Chân thật giống như người thân cũ trở về nhà, hỏi thăm sức khỏe mọi người lâu rồi mới gặp lại, hỏi thăm mọi người đều khỏe hết chứ?

Các vị giáo sư này liền tiến hành thẩm tra cô bé, cho cô bé làm một số trắc nghiệm. Trong đó có trắc nghiệm cho Shakespeare kiếp trước là một người mẹ, bỏ lại người chồng và đứa con. Gọi đứa con đến trước mặt của cô bé, cố ý làm rối loạn suy nghĩ của cô bé, liền giới thiệu với cô bé rằng người này là như vậy như vậy mà không giới thiệu ông ấy là con của Shakespeare. Kết quả cô bé này cũng nhận ra được đứa con trong tiền kiếp của mình, không hề bị rối loạn tư tưởng, kiên quyết nói rằng đây chính là con của tôi, tên của ông ấy là Maili và còn biểu hiện tình yêu thương của người mẹ hiền đối với đứa con trong tiền kiếp của mình. Chúng ta biết được, người con của cô ấy trong đời này tuổi tác lớn hơn cô, không ngờ rằng cô bé này biểu hiện ra thật là giống một người mẹ hiền đối đãi với con của mình.

Càng thú vị hơn là cô bé Swarnlata này có thể kể ra câu chuyện riêng tư của ông chồng tiền kiếp của cô. Vốn dĩ người chồng trong tiền kiếp của cô đã lấy đi 1.200 rúp tiền riêng ở trong tủ tiền của cô, vẫn chưa hoàn trả lại cho cô. Câu chuyện vẫn chưa có ai biết được, chỉ có chồng của cô ở trong lòng biết rất rõ. Kết quả là cô bé đã đem câu chuyện này kể hết ra cho mọi người nghe, khiến cho ông chồng của cô đỏ mặt tía tai mà chấp nhận.

Vì vậy, chúng ta không nên cho rằng đã mượn tiền của người trong nhà không chịu hoàn trả là không có chuyện gì nhé! Kết quả chẳng ngờ chủ nợ đến đời sau họ vẫn còn nhớ. Vì vậy không được nói mắc nợ không chịu trả, mà nhất định phải trả.

Mọi người có thể chú ý đến cô bé này tự mình nói:

“Bà Shakespeare đã qua đời vào năm 1939”.

Câu chuyện này cũng đúng với sự thật, đã qua sự xác minh của các vị giáo sư. Cuộc đời của bé gái này được sinh ra vào năm 1948, cho nên thời gian cách nhau ở khoảng giữa là chín năm.

Có người sẽ hỏi trong khoảng chín năm đó cô bé đã đi đâu? Cô bé này chính từ miệng mình nói ra, cô bé nói trong chín năm đó cô đã đi đầu thai một lần ở một làng quê nhỏ nước Bengal (là quốc gia gần với Ấn Độ), và cũng là một bé gái. Cô bé này đến chín tuổi thì qua đời. Làm sao chứng minh đây? Cô bé này rất vui vẻ hát một bài dân ca của nước Bengal, mà còn hát đi hát lại một cách say đắm trong tiếng hát của mình, nhảy múa rất uyển chuyển. Mẹ của cô bé cũng như mọi người đều không hiểu tiếng Bengal, cho nên chỉ nhìn xem cô bé vừa hát vừa nhảy, cũng không biết cô đang hát cái gì, đang nhảy điệu gì, chỉ nhìn thấy cô bé trong bộ dạng rất là thỏa mãn.
florida80_is_offline  
Old 12-26-2019   #710
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 113,735
Thanks: 7,433
Thanked 46,766 Times in 13,104 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 161
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
Default

Về sau, Giáo sư Stevenson cùng với các đồng nghiệp người Ấn Độ của ông trong lúc đi điều tra, trong đó có một vị học giả người Ấn Độ biết được tiếng Bengal, cho nên trong lúc bé gái đang hát liền vội vàng ghi lại lời của bài hát. Những ca từ này là miêu tả người nông dân đang trong mùa bội thu. Tâm trạng vui mừng đó là khen ngợi thiên nhiên. Những ca từ này được phiên dịch sang tiếng Anh, cũng được in trong luận văn của Giáo sư Stevenson. Về sau, các vị giáo sư này liền đem những ca từ này, thật ra là muốn đi tìm cô bé đã nói ở kiếp trước thuộc làng quê của nước Bengal. Kết quả thật sự tìm được. Vừa xác minh, quả nhiên người ở trong làng này họ thật sự rất thích hát bài dân ca này và cũng có thể vừa hát vừa nhảy rất uyển chuyển theo bài hát. Cho nên, thí dụ này bày ra sờ sờ trước mắt của chúng ta, chứng minh “Con người sau khi chết không phải không còn gì, mà đích thực là có luân hồi chuyển kiếp”.

Con người hiện đại chúng ta chẳng tin có chuyện luân hồi như vậy, cho nên làm ra dáng vẻ luân hồi là mê tín không phù hợp với tinh thần khoa học. Vậy chúng ta xem thử cái gì được gọi là tinh thần khoa học? Tinh thần khoa học có thể nói có hai điểm: một cái gọi là “Thực chứng cầu chân” và một cái gọi là “Khả trùng phục tánh”. “Thực chứng cầu chân” là chỉ sự thật cầu thị, như vậy mà thừa nhận; “khả trùng phục tánh” là bạn làm cái thực nghiệm này lặp đi lặp lại nhiều lần. Trương Tam làm cũng như vậy, Lý Tứ làm cũng như vậy, Vương Ma Tử làm thì cũng như vậy. Kết luận đều là như nhau, thì điều này mới được gọi là khoa học thực nghiệm.

Giáo sư Stevenson căn cứ vào tinh thần khoa học, dùng hơn 3.000 trường hợp điển hình, lặp đi lặp lại vì chúng ta mà chứng minh luân hồi là thật sự có. Với ông, mỗi trường hợp đều được tiến hành điều tra nghiên cứu tỉ mỉ, một chút cẩu thả cũng không có, cho nên cũng nhận được rất nhiều lời khen ngợi cao độ của giới khoa học, giới học thuật Hoa Kỳ.

Tạp chí y học của Hoa Kỳ có tên “Nghiên Cứu Về Bệnh Của Não Và Thần Kinh” đối với Giáo sư Stevenson có bình luận và đánh giá cao. Tạp chí nói rằng:

“Nếu như Giáo sư Stevenson không phải đang gây ra một điều sai lầm to lớn, thì chắc chắn ông phải là Galileo của thế kỷ 20”.

Người Hoa Kỳ nói chuyện đều thích nói ngược, họ nói:

“Nếu như bạn không phải đang làm ra một điều sai lầm”.

Đương nhiên ông không làm điều sai lầm, làm sao mà nói một người làm sai mà làm hơn 40 năm, nghiên cứu hơn 3.000 trường hợp, vì vậy mới khen ngợi ông, nói ông là Galileo của thế kỷ thứ 20.

Chúng ta vừa nhắc đến Galileo, nhà thiên văn học của thế kỷ 17 người Ý. Lúc đó, ông đề xuất học thuyết trái đất không phải là trung tâm của vũ trụ. Đối với tôn giáo thời đó, kiểu quan niệm truyền thống này là một thách thức và chấn động vô cùng to lớn. Chúng ta biết rằng, hiện nay thế kỷ 20, Giáo sư Stevenson đã chứng minh nghiên cứu khoa học về luân hồi, điều này cũng đúng với quan niệm khoa học truyền thống, là một thách thức và chấn động vô cùng to lớn. Chúng ta tin tưởng, cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học, sự thật của việc luân hồi càng ngày càng được nhiều người trong xã hội chấp nhận.

Ở phương Tây, đối với việc nghiên cứu khoa học về luân hồi chuyển kiếp có thể nói là kết quả vô cùng phong phú. Hậu học có thể nói trong khoảng thời gian bốn giờ ngắn ngủi này phải kể ra những câu chuyện này là chuyện không phải dễ dàng. Hậu học tôi cơ bản đem kết quả nghiên cứu khoa học của phương Tây chia thành năm lĩnh vực nghiên cứu. Chia ra cũng không chuẩn xác lắm, nhưng có thể dễ dàng cho việc chia sẻ.

NĂM LĨNH VỰC MÀ PHƯƠNG TÂY CHỨNG MINH VIỆC NGHIÊN CỨU LUÂN HỒI:

Thứ nhất, nghiên cứu linh hồn tồn tại.

Thứ hai, nghiên cứu điều tra trường hợp những người có thể nhớ được kiếp trước của mình.

Thứ ba, dùng phương pháp thôi miên. Đây là chỉ một số bác sĩ tâm lý đến giúp trị bệnh những bệnh nhân tâm thần, họ dùng phương pháp thôi miên giúp nghiên cứu một số bệnh nhân tâm thần nhớ về kiếp trước.

Thứ tư, nghiên cứu đối với đời sống trong không gian không đồng duy thứ. Đời sống trong không gian duy thứ khác nhau này nói một cách đơn giản chính là quỷ, là thần (người phương Tây gọi là Thiên sứ). Loại đời sống tâm linh này nhục nhãn nhìn không thấy được.

Thứ năm, nghiên cứu đối với đặc dị công năng. Vì rất nhiều người có đặc dị công năng có thể quan sát được kiếp trước, báo trước được cái gọi là quá khứ vị lai. Những người này đối với việc nghiên cứu luân hồi chuyển kiếp cũng có rất nhiều cống hiến.

Sau khi chúng tôi chia sẻ xong năm lĩnh vực nghiên cứu này, chúng ta cần tiến thêm một bước đi sâu vào tư duy, chứng thực sự tồn tại của luân hồi là thật. Vậy chúng ta hãy nghĩ xem, luân hồi diễn ra như thế nào? Nên tiến thêm một bước mà suy xét.

Trong sự luân hồi của chúng ta, sự thật là rất nhiều đau khổ, có thể vượt qua sanh tử luân hồi mà vĩnh viễn thoát khỏi sự đau khổ hay không? Hai ngày này, tôi đến đây là để cùng chung thảo luận những vấn đề này.

THỨ NHẤT, NGHIÊN CỨU CỦA NGƯỜI PHƯƠNG TÂY ĐỐI VỚI SỰ TỒN TẠI CỦA LINH HỒN.

Vấn đề thảo luận thứ nhất là sự nghiên cứu của người phương tây đối với sự tồn tại của linh hồn. Chúng ta biết, muốn chứng thực có sự luân hồi đương nhiên điều kiện đầu tiên chính là chứng minh con người có sự tồn tại linh hồn. Bạn nghĩ xem, nếu con người không có linh hồn thì thử hỏi cái gì đang luân hồi? Cho nên trước tiên chúng ta xem thử, giới khoa học Phương Tây làm sao mà chứng minh được sự tồn tại của linh hồn?

Nghiên cứu của Phương Tây chứng minh sự tồn tại của linh hồn - một trào lưu chủ yếu, cái gọi là “Nghiên cứu thể nghiệm cận cái chết”. Trên thực tế chỉ những người gần với tử vong, chính là những bệnh nhân sắp chết, họ có thể nằm trên bàn phẫu thuật, bác sĩ đang giải phẫu để cứu họ. Những người này họ hôn mê rồi qua đời, linh hồn của họ vào lúc này sẽ rời thể xác, hoặc là ở nơi xa nhìn thấy cái xác của mình vẫn còn nằm trên bàn phẫu thuật. Tiếp theo đó, họ sẽ thấy rất nhiều cảnh tượng không như nhau. Sau đó linh hồn lại quay trở lại trong cái thân của mình, bác sĩ trong lúc này đợi để cứu họ tỉnh lại. Sau khi họ tỉnh lại, họ liền kể lại cho bác sĩ điều mà họ đã thấy đã nghe sau khi linh hồn vừa ra khỏi thể xác. Loại thể nghiệm này gọi là thể nghiệm cận cái chết.

Thật ra, thể nghiệm cận cái chết là một hiện tượng khá phổ biến. Căn cứ vào thống kê của một công ty nổi tiếng ở Hoa Kỳ, ví dụ thống kê của Công ty Gallo, ước chừng có khoảng 13 triệu người thành niên ở Hoa Kỳ có trải qua thể nghiệm cận với cái chết, nếu tính thêm trẻ em thì số lượng tăng rất đáng kể. Ở Trường Đại học Connecticut của Hoa Kỳ, có một vị nghiên cứu là Tiến sĩ Kenneth Ring. Nhóm nhỏ nghiên cứu của ông tiến hành nghiên cứu đối với mấy trăm trường hợp thể nghiệm cận cái chết. Họ kết luận rằng: khoảng 35% người bệnh có thể nghiệm cận cái chết.

Về phương diện này người ta nghiên cứu rất nhiều. Một số vị khá nổi tiếng xin được nêu tên trước mọi người là giáo sư khoa nhi của Đại học Washington Hoa Kỳ - Tiến sĩ Melvin Morse, giáo sư Đại học Nevada của Hoa Kỳ - Giáo sư Raymond Moody, chuyên gia nổi tiếng về vấn đề tử vong - Bác sĩ tâm lý Elisabeth Kübler-Ross. Vị Tiến sĩ Ross cả cuộc đời của ông sưu tầm hơn 20.000 trường hợp thể nghiệm cận cái chết, bao gồm tự bản thân của ông đã có hai lần thể nghiệm cận cái chết. Cho nên ông xứng đáng là chuyên gia nổi tiếng nghiên cứu về thể nghiệm cận cái chết.

Ngoài những vị này ra còn có giáo sư ở Đại học California của Hoa Kỳ - Giáo sư Charles Tart. Trong luận văn cũng có liên quan với thể nghiệm cận với cái chết, cũng không ngừng đăng tải trên tạp chí y học nổi tiếng của quốc tế. Ví dụ như tạp chí “The Lancet” có đăng “Nghiên cứu thể nghiệm cận cái chết” v.v… Vào năm 1978, một số học giả có thế lực ủng hộ công lý đã thành lập nên “Hiệp Hội Nghiên Cứu Thể Nghiệm Chết Lâm Sàng Quốc Tế”. Hiệp hội này là chuyên biệt để nghiên cứu phương diện thể nghiệm cận cái chết. Có thể nói sự nghiên cứu trên lĩnh vực này phát triển rất mạnh mẽ.
florida80_is_offline  
Old 12-26-2019   #711
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 113,735
Thanks: 7,433
Thanked 46,766 Times in 13,104 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 161
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
Default

Tiếp theo, tôi xin giới thiệu ngắn gọn về thành quả nghiên cứu của họ.

Có một chuyên gia của Hội Nghiên cứu Tâm linh Hoa Kỳ tên là Karlis Osis. Từ năm 1959, ông bắt đầu tham gia nghiên cứu thể nghiệm cận cái chết, đã sưu tập mấy trăm trường hợp về lĩnh vực này. Sau này, vào năm 1972 đã phát biểu một báo cáo về nghiên cứu khoa học, chủ đề này có tên gọi “Thời Khắc Tử Vong”. Trong bản báo cáo này ông tổng kết thể nghiệm cận cái chết. Ông nói:

“Đa số bệnh nhân lúc lâm mạng chung thời đều rơi vào trong trạng thái mơ hồ. Nhưng cũng có số ít người đến giây phút cuối cùng vẫn giữ được đầu óc minh mẫn, những người này sẽ thấy được kiếp sau”.

Họ nói họ nhìn thấy được đủ các loại cảnh tượng, có người còn nhìn thấy thân bằng quyến thuộc đã qua đời, có người còn nhìn thấy được nhiều sắc màu rất đẹp đẽ, nhiều cảnh giới rất siêu phàm, có người còn nhìn thấy các vị Thần linh v.v… Thể nghiệm của họ có sức ảnh hưởng rất nhiều, mang cho họ cảm tình của tôn giáo là sự hiền hòa yên tĩnh và an nhàn. Đây là một tổng kết của ông.

Từ năm 1972 đến năm 1974, có một nhà nghiên cứu là Tiến sĩ Raymond A Moody cũng thông qua 150 trường hợp thể nghiệm cận cái chết để công bố một nghiên cứu tên là “Sự Sống Đằng Sau Sự Sống” (Life After Life), vào năm 1975. Ông cũng sử dụng những nghiên cứu này để chứng minh sự phát hiện của Osis, miêu tả cho chúng ta giống như vậy, các yếu tố chung của thể nghiệm cận cái chết. Ông nói thí dụ một người nằm đang trên giường bệnh, lúc này họ cảm thấy cơ thể đau đớn đến tột cùng, họ liền nghe bác sĩ tuyên bố đã chết rồi. Trong lúc này họ sẽ nghe được âm thanh của tiếng chuông, hoặc tiếng ồn của âm thanh vù vù, sau đó họ sẽ thấy một đường hầm màu đen để qua phía bên kia, từ đường hầm đi ra họ thấy được chính họ đã rời khỏi thi thể của mình. Đây là một hình thức tồn tại của cơ thể tâm linh. Ngay sau đó có người sẽ thấy được người thân đã chết của mình, có người nhìn thấy được vầng ánh sáng hoặc là các vị Thần linh. Họ nói sự sống của vị Thần linh này là một luồng ánh sáng. Ví dụ như những người đạo Thiên Chúa, họ sẽ gặp được Chúa Giê Su, đều là những nhân vật trong tôn giáo này. Các vị Thần linh này rất thân mật, rất nhiệt tình đến đón tiếp họ, sau đó thì giống như là chiếu phim, liền chiếu lại các sự kiện chủ yếu cả cuộc đời của họ. Sau đó để cho họ tự đánh giá cuộc đời của bản thân mình, căn cứ vào cuộc đời của bản thân mình đã tạo nghiệp thiện hay là ác để chọn cuộc sống cho đời sau. Điều này cùng với điều ông bà ta đã nói có điểm như nhau.

Ông bà thường nhắc nhở chúng ta trên đầu ba thước có Thần linh, cho nên các vị Thần linh họ có thể giám sát chúng ta suốt cả cuộc đời. Không nên cho rằng chúng ta đang ở trong phòng thật là kín, nơi mà không ai thấy được để làm việc xấu, hình như là chẳng ai nhìn thấy, nhưng các vị Thần linh này kỳ thực là đang giám sát chúng ta, đợi đến lúc chúng ta lâm chung có thể giống như chiếu một bộ phim, phản chiếu lại các sự kiện chủ yếu của cuộc đời chúng ta.

Những người này họ thường đi đến một biên giới ở phía trước, là đại diện cho ranh giới của cuộc sống này và cuộc sống của kiếp sau. Nếu đi qua rồi thì là cuộc sống của kiếp sau. Những người này họ không có đi qua, nhưng họ lại không muốn quay trở lại, vì quay lại họ cảm thấy thế gian đầy đau khổ, vừa quay trở lại thì phát hiện thấy mình đang nằm trên bàn mổ, trên thân cắm đầy mấy cái ống. Vì vậy lúc này họ chẳng muốn quay trở lại, nhưng lại bị một lực vô hình kéo trở lại, kết quả là họ hồi tỉnh trở lại. Sau khi họ tỉnh trở lại liền kể cho bác sĩ những điều họ vừa thấy, vừa nghe được, đây chính là thể nghiệm phổ biến về cận cái chết.

Chúng ta vừa nói đây chỉ là một số ít người họ có thể duy trì sự tỉnh táo, vì vậy họ có thể nhìn thấy được nhiều cảnh giới khá là tốt đẹp. Những người bị hôn mê đương nhiên thể nghiệm cận cái chết chúng ta không có cách nào để biết được, bởi vì họ đã quên hết. Tuy nhiên cũng không phải tất cả mọi người đều thấy cảnh giới tốt đẹp như vậy, cũng có những thể nghiệm cận cái chết rất đáng sợ.

Thí dụ trong tác phẩm nghiên cứu khoa học “Ấn Tượng Thiên Đường, Một Trăm Người Sống Lại Sau Khi Chết Đã Kể Lại Chuyện”, có đăng 100 thể nghiệm cận với cái chết, trong đó có một cuộc nói chuyện của vị cảnh sát trưởng người Đức. Vị cảnh sát trưởng này đối với dân rất thô lỗ, rất lạnh nhạt, rất khắc nghiệt, một chút tình yêu thương cũng không có. Kết quả ông có một lần thể nghiệm cận cái chết rất là đáng sợ. Sau khi linh hồn của ông ta rời khỏi thể xác, ông liền phát hiện có rất nhiều hồn ma tàn độc hung ác xúm lại bao vây quanh ông. Trong đó có một hồn ma miệng đầy máu, há to như cái chậu muốn nhào đến cắn ông, rất là đáng sợ. Vì vậy chúng ta biết rằng, cuộc đời này nếu như có quá nhiều ác niệm, trong lòng không có tình thương yêu, người như thế lúc lâm chung thường thường chiêu cảm những cảnh tượng đáng sợ như vậy.

Trên thực tế vào khoảng 3.000 năm trước, Phật giáo đã nghiên cứu đối với thực nghiệm cận với cái chết. Bạn xem trong Kinh Phật, bộ Kinh rất nổi tiếng là “Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh” có một đoạn miêu tả thể nghiệm cận cái chết:

“Người làm thiện ở cõi Diêm Phù Đề đến lúc lâm chung lại có trăm ngàn ác đạo quỷ thần hoặc biến ra hình cha mẹ, thậm chí thành người thân thuộc tiếp đón người chết dẫn vào đường ác, huống hồ là những người làm ác”. Bạn xem, điều này chính là nói về thể nghiệm cận với cái chết. Ở đây nói Diêm Phù Đề chính là ở trên quả địa cầu của chúng ta. Người ở trên quả địa cầu này cho dù bạn là người thiện, đến lúc bạn lâm chung đều phải thấy những ác đạo quỷ thần biến thành người thân quyến thuộc (những người đó thực sự là do trong cuộc sống quá khứ bạn đã kết oán thân trái chủ với họ) đến lôi kéo làm cho bạn mê hoặc đi vào trong ác đạo chịu khổ (ác đạo chính là tên gọi của địa ngục - ngạ quỷ - súc sanh, ba đường ác), huống hồ chi là người làm ác.

Vì vậy, trong Kinh cảnh tỉnh chúng ta, tuy là người đại thiện (cho dù là làm thiện cả đời này), nhưng khó tránh khỏi trong cuộc sống quá khứ có thể đã kết oán với người ta. Những oán thân trái chủ này nhân cơ hội bạn đang trong giờ phút lâm chung đến để đòi nợ, để báo oán. Cho nên, nhắc nhở chúng ta phải niệm Phật. Trong “Kinh Địa Tạng” nói với chúng ta rằng: “Trong giờ phút lâm chung, nếu niệm được một danh hiệu Phật, một danh hiệu Bồ Tát, một danh hiệu Bích Chi Phật, không cần biết có tội hay không có tội đều được giải thoát”. Cho nên, người tu Tịnh Độ trong giờ phút lâm chung nhớ niệm Phật A Di Đà, không những các oán thân trái chủ ở trong cuộc đời quá khứ cả thảy đều bỏ đi, mà trong lúc chúng ta đang niệm Phật liền thấy Phật A Di Đà đến tiếp dẫn chúng ta vãng sanh Thế giới Tây Phương Cực Lạc .

Có thể nói, lấy thực nghiệm khoa học chứng thực đối với nghiên cứu có sự tồn tại của linh hồn, thứ nhất là một vị bác sĩ người Anh, Tiến sĩ Sam Parnia. Thực nghiệm của ông rất đơn giản. Ông thực hiện đối với hơn 100 người bệnh cận cái chết (người sắp chết), đều đang nằm ở trên bàn phẫu thuật tiến hành cấp cứu. Ông liền dùng một tấm gỗ, bên trên thả vài vật thể nhỏ (đồ vật nhỏ) treo ở trên giường bệnh bên trên bàn phẫu thuật trên trần nhà. Người bệnh không nhìn thấy vật thể nhỏ này, chỉ có vị bác sĩ này biết được treo ở bên trên là đồ vật gì. Lý luận của ông ta là nếu như bệnh nhân có linh hồn, sau khi hôn mê qua đời họ sẽ bay lên phía trên, có thể nhìn thấy được bên trên tấm gỗ có treo đồ vật gì. Sau khi họ hồi tỉnh lại có thể nói với bác sĩ, đây chính là chứng thực họ có linh hồn. Chỉ cần có một người có thể nói ra được, điều đó chứng thực thật sự là có linh hồn. Kết quả của vị bác sĩ này đối với hơn 100 bệnh nhân đều tiến hành thực nghiệm giống như vậy. Đương nhiên không nhất định mỗi người đều có thể được cứu sống lại từ trên bàn phẫu thuật, trên thực tế chỉ có bảy người. Bảy người sau khi được cứu sống lại có thể nói ra được ở bên trên tấm gỗ là treo đồ vật gì. Cho nên ông là người đầu tiên trên thế giới dùng thí nghiệm của khoa học để chứng minh có linh hồn tồn tại.

Cùng với thí nghiệm của vị Tiến sĩ Parnia cũng có những điểm như nhau. Vị tiến sĩ Charles Tart ở Trường Đại học California của Hoa Kỳ cũng dùng thí nghiệm khoa học để chứng minh có linh hồn. Đối tượng nghiên cứu của ông không phải là những người sắp chết mà ông nghiên cứu những người trong trạng thái khỏe mạnh có thể có linh hồn xuất ra khỏi cơ thể. Trong đó có một người phụ nữ có thể xuất hồn ra khỏi cơ thể, thế là Tiến sĩ Tart mời cô ấy đến một phòng thí nghiệm, để cô ấy nằm trên giường. Trước khi cô ấy xuất hồn ra khỏi cơ thể, có đặt một mảnh giấy ở trên một cái kệ thật cao trước đó, trên bề mặt của tờ giấy này có in năm con số ngẫu nhiên. Nếu như người phụ nữ này có thể xuất hồn ra khỏi cơ thể thì có thể nhìn thấy được năm con số đã viết ngẫu nhiên ở trên mảnh giấy. Đợi cô ta sau khi hồn nhập vào xác có thể nói ra, điều này sẽ chứng minh là có linh hồn. Kết quả của thí nghiệm này được lặp đi lặp lại, mỗi lần làm thí nghiệm thì người phụ nữ này đều nói chính xác. Đặt ở trên một cái kệ thật cao, cơ thể của người phụ nữ này không có cách nào tiếp xúc được, không có cách nào nhìn thấy được ở chỗ đó để có thể nói chính xác những con số được ghi trên mảnh giấy.
florida80_is_offline  
Old 12-26-2019   #712
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 113,735
Thanks: 7,433
Thanked 46,766 Times in 13,104 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 161
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
Default

Chúng ta biết rằng, xác suất về điểm số học có thể đoán trúng năm con số được ghi ngẫu nhiên ở trên mảnh giấy là một phần mười lũy thừa năm (1/105), chính là 1/100.000, cũng có nghĩa là làm thí nghiệm 100.000 lần chỉ có một lần đoán trúng, như vậy mới phù hợp với xác suất này. Không ngờ rằng người phụ nữ này mỗi lần thí nghiệm cô đều đoán trúng, điều này chứng minh thật sự có linh hồn. Linh hồn này sau khi rời khỏi cơ thể vẫn có thể nhìn thấy, có thể nhớ được những con số ở trên mảnh giấy, có thể kể lại cho Tiến sĩ Tart. Do đó, những thí nghiệm này cho chúng ta một kết luận:

“Thật sự là có linh hồn tồn tại. Linh hồn là chủ thể của con người đi đầu thai chuyển kiếp”.

Tiếp theo, tôi xin kể cho mọi người nghe một câu chuyện có thật được xuất bản trong một quyển sách ở nước Anh, được viết vào năm 1992. Câu chuyện này kể về linh hồn đi mua nhà. Bạn xem, linh hồn mà cũng biết đi mua nhà nữa! Có một người phụ nữ có thói quen xuất hồn ra khỏi cơ thể, thường thường là xuất hồn ra bên ngoài để đi tham quan du lịch. Có một lần, linh hồn của người phụ nữ này gặp một ngôi nhà. Cô rất thích ngôi nhà này. Về sau, có mấy lần trong khi linh hồn rời khỏi cơ thể, cô ta lại đến xem ngôi nhà này, càng xem lại càng thích. Căn nhà này từ trong ra ngoài hình dáng trang trí cô đều rất thích, nhưng mà cô lại không biết căn nhà này ở nơi nào.

Sau này cô cùng chồng của cô chuyển nhà từ Ireland đến Luân Đôn (London) nước Anh. Đi đến một chỗ mới, công việc trước tiên đương nhiên là phải đi tìm một ngôi nhà, cho nên vội vàng đi lấy báo để xem quảng cáo. Tìm được một ngôi nhà rất rẻ đang đăng quảng cáo để bán, thế là cô tìm đến cơ sở môi giới bất động sản để đi xem nhà. Kết quả vừa nhìn thấy ngôi nhà này chính là ngôi nhà linh hồn sau khi ra khỏi thể xác đã nhìn thấy. Đương nhiên cô rất vui mừng. Vừa hỏi thăm, người môi giới nói với cô ấy:

“Ngôi nhà này bên trong bị ma ám cho nên bán rẻ như vậy. Bởi vì người chủ nhà cả ngày đều thấy ma ở trong căn nhà này, cho nên muốn bán gấp cho rảnh nợ”.

Người phụ nữ này cảm thấy căn nhà này chính là ngôi nhà mà cô hằng mơ ước, thế là quyết định phải mua liền, hẹn chủ nhà đến gặp mặt để thương lượng giá cả. Khi chủ nhà đến gặp mặt, vừa thấy mặt cô này liền giật mình la lên:

“Cô chính là con ma mà tôi đã gặp”.

Bạn xem, ông chủ nhà này đã từng gặp mặt người phụ nữ đó nhiều lần lắm rồi. Thì ra, hồn của người phụ nữ này đã bay đến căn nhà đó, thường xuyên nhìn thấy mặt người chủ nhà. Người chủ nhà cho rằng bị ma ám. Có thể nhìn thấy rõ linh hồn của cô sau khi rời thể xác thì có thể tự tại đến như vậy, có thể bay từ Ireland đến Luân Đôn rất nhanh. Bạn xem, chúng ta nhìn lên bản đồ, Ireland và Luân Đôn cách nhau ít lắm cũng khoảng 400km, không ngờ rằng linh hồn cô này sau khi rời khỏi thể xác có thể bay rất nhanh giữa hai nơi này, không bị hạn chế về không gian và thời gian.

Cái thể xác của chúng ta thì không thể, thể xác chúng ta bị hạn chế về không gian và thời gian, không thể tự tại bay tự do giữa nơi này đến nơi kia. Vì vậy, khi linh hồn đang ở bên trong thể xác của chúng ta thì bị thể xác này chướng ngại. Ngày xưa Lão Tử có dạy cho chúng ta: “Ngô chi đại hoạn vi ngô hữu thân”, ý nói cái khổ lớn nhất của ta chính là vì ta có cái thân này. Vì sao vậy? Là cái thể xác này giam cầm cái linh hồn của ta, không thể để cho linh hồn của ta tự do tự tại, muốn đi ra ngoài tham quan du lịch thì tương đối khó khăn.

Con người thời nay vì cái thể xác này, cần phải làm thỏa mãn ham muốn của thể xác này, vì năm dục tài - sắc - danh - thực - thùy này làm rất nhiều điều tự tư tự lợi tổn người lợi mình, những việc trái với lương tâm. Vì vậy linh hồn vốn là chủ nhân của cơ thể bằng thịt nhưng bây giờ trở thành nô lệ cho thể xác, vì cái thể xác này mà bôn ba, mà tạo nghiệp. Cũng vì cái thể xác này mà đã tạo tác nhiều nghiệp ác, thật sự là gây nợ cho cái linh hồn này.

Cho nên phải chân thật hiểu rõ chân tướng khoa học của con người, hiểu được thể xác không phải là chủ thể của chúng ta. Giống như quần áo vậy, mặc mấy mươi năm đã cũ thì phải vứt bỏ để thay bộ quần áo mới. Chủ thể thật sự của chúng ta là linh hồn. Mấu chốt là phải làm như thế nào để nâng cao đời sống tâm linh của chúng ta. Ngày nay người ta không hiểu, cả ngày tìm mọi cách để bồi bổ cái thân này, vì cái thể xác này mà thật sự tìm đủ mọi cách suy nghĩ nát óc. Đâu ngờ rằng cái thể xác này chỉ tồn tại ngắn ngủi, nó không phải là vĩnh hằng. Chân thật vĩnh hằng là đời sống tâm linh của chúng ta. Vì vậy, bồi bổ thân thì không bằng tu dưỡng tâm.

Chúng ta hãy xem, mỗi một đời, mỗi một kiếp luân hồi của con người, cái linh hồn không phải là giống như tìm một căn nhà hay sao? Tìm được cái thân thì giống như tìm được ngôi nhà vậy. Căn nhà này chỉ cư trú được có mấy chục năm, căn nhà có lúc sẽ cũ, có lúc sẽ bị hư hoại, lúc này thì cần đổi căn nhà khác. Cho nên mấu chốt vấn đề là chúng ta đổi căn nhà đó có phải là tốt hơn so với căn nhà hiện tại của chúng ta không? Làm thế nào để căn nhà đã đổi của chúng ta càng tốt hơn? Đó chính là tu thiện nghiệp, “Thiện có thiện báo, ác có ác báo”.

Cho nên những thí nghiệm khoa học, những phát hiện của khoa học đã cho chúng ta rất nhiều khởi phát. Hiện nay nghiên cứu khoa học về linh hồn thực sự là rất đa dạng, vô cùng sâu sắc. Có những nhà vật lí học lại có thể sử dụng cơ học lượng tử, vật lí học hiện đại này để nghiên cứu linh hồn. Giống như Tiến sĩ Amit, một nhà nghiên cứu thâm niên nổi tiếng của Viện Nghiên cứu Khoa học về tư duy Hoa Kỳ, ông dùng cơ học lượng tử để chứng minh sự tồn tại của linh hồn là có nền tảng lý luận, cho nên ông phát biểu trong tác phẩm “Vật Lý Học Về Linh Hồn” (Physics of the Soul) của ông. Chúng ta xem linh hồn có thể bay, có thể thấy, có thể làm việc, có thể đi mua nhà, chứng minh rằng linh hồn có năng lượng, cho nên ông mới sử dụng quan điểm của khoa học để tiến hành chứng minh. Về khía cạnh nghiên cứu của ngành học này thật sự vô cùng sâu sắc, vì vấn đề thời gian nên không thể bàn sâu hơn, cho nên chúng ta chỉ nói đến chỗ này để đi tiếp vào lĩnh vực thứ hai của nghiên cứu khoa học.

THỨ HAI, ĐIỀU TRA NHỮNG NGƯỜI CÓ THỂ NHỚ ĐƯỢC TIỀN KIẾP CỦA MÌNH.

Điều nghiên cứu thứ hai về luân hồi chuyển kiếp của Phương Tây là lập hồ sơ điều tra nghiên cứu những người có thể nhớ được tiền kiếp của mình. Về lĩnh vực nghiên cứu này có thể lấy Giáo sư Stevenson làm tiêu biểu. Ông đã áp dụng phương pháp nghiên cứu khoa học truyền thống để tiến hành nghiên cứu, quy nạp thành “Phát hiện đối tượng”. Trước tiên phải tìm được một đứa trẻ có thể nhớ được tiền kiếp của mình, đây là phát hiện đối tượng. Sau đó “Thu thập tư liệu”, chính là bắt đầu tiến hành sưu tập tư liệu. Tiếp theo là “Lập hồ sơ chất vấn”. Sau đó gặp mặt để đối chứng, thậm chí phải tìm đến gia đình của đứa trẻ kiếp trước đã sống để tìm chứng cứ. Cuối cùng là “Theo dõi quan sát” và “Viết báo cáo”.
florida80_is_offline  
Old 12-26-2019   #713
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 113,735
Thanks: 7,433
Thanked 46,766 Times in 13,104 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 161
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
Default

6 đạo lý đơn giản của Phật gia giúp chúng ta thay đổi cuộc đời

Cuộc sống xô bồ đôi khi khiến con người ta mất đi phương hướng, rơi vào trạng thái mệt mỏi, buồn chán. Những giáo lý đạo Phật dưới đây sẽ giúp bạn thay đổi cuộc đời mình theo hướng tích cực hơn.





Thay đổi cuộc đời với giáo lý đạo Phật đơn giản.
(Ảnh: Internet)


1. Cảm ơn thiên nhiên vì đã cung cấp thức ăn cho mình

Hãy luôn biết cảm ơn thiên nhiên vì những gì chúng mang lại cho bạn. Nếu không có thiên nhiên bạn sẽ chẳng thể tồn tại trên đời.

2. Biết dừng lại, lắng nghe và điềm tĩnh

Luôn thận trọng với phát ngôn của mình. Khi cảm thấy mình sắp nói ra lời bất hảo, hãy biết cách kiềm chế mà dừng lại để cân nhắc xem có đáng tổn đức vì khẩu nghiệp hay không.

Cố gắng nói những lời vui vẻ, thiện ý, tránh làm tổn thương người khác gây khẩu nghiệp. Nhẫn nại lắng nghe ý kiến người khác để có thể hiểu và đồng cảm.

3. Hãy biết ơn

Luôn ý thức được mình đang sở hữu gì và được giúp đỡ gì. Con người trong cuộc đời luôn gắn liền với xã hội, có thể nhận được tương trợ từ người khác. Một khi hàm ơn cần tỏ thái độ biết ơn và đền đáp nếu có cơ hội.

Biết ơn là mỹ đức giúp con người hướng thiện và chỉ có ở những người thiện lương. Người vô ơn sẽ không bao giờ được phúc báo và chắc chắn sẽ tạo nghiệp sau này.

4. Luôn sống lương thiện và hòa nhã với mọi người

Hãy luôn sống lương thiện, sẵn lòng tương trợ người gặp khó khăn. Một cá nhân nếu đối xử hòa nhã với mọi người sẽ luôn được người người yêu mến.

Làm từ thiện xuất phát từ trong tâm chắc chắn sẽ được phúc báo. Hãy ghi nhớ điều này để rộng mở tấm lòng, chắc chắn bạn sẽ không bao giờ thiệt thòi.

5. Luôn nỗ lực khai mở trí tuệ

Người có trí tuệ sẽ giúp ích cho xã hội và bản thân. Đừng ngại ngần học hỏi và trau dồi kiến thức bởi còn có quá nhiều thứ con người chưa thể biết hết về cuộc sống này. Việc nỗ lực học hỏi và khai mở trí tuệ là nền tảng để con người tiến xa hơn, vươn tới những chân trời mới.

6. Đừng ngại thay đổi

Cuộc sống luôn đổi thay và việc chấp nhận nó cũng là một nỗ lực đáng ghi nhận của con người. Nên biết trân quý hiện tại, lưu giữ và trân trọng quá khứ thay vì hoài niệm quá độ. Hướng tới tương lai với tâm thái từ bi và hướng thiện
florida80_is_offline  
Old 12-26-2019   #714
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 113,735
Thanks: 7,433
Thanked 46,766 Times in 13,104 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 161
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
Default

Truy Tìm Tự Ngã
Thích Tuệ Sỹ





Chúng ta hãy khởi đầu đọc kinh Kim-cang như một tác phẩm văn học. Giá trị văn học là sự biểu hiện thẩm mỹ của nội dung tư tưởng. Kinh Kim-cang được soạn tập bằng tiếng Phạn tiêu chuẩn, nhưng rất tiếc chúng ta không thông thạo thứ cổ ngữ này, nên cũng chắc chắn là không thể hiểu hết những tư tưởng ẩn áo của kinh hàm chứa trong các từ ngữ và các câu văn.

Như người không biết chữ Hán mà đọc thơ Đường qua một bản dịch thì không thể thưởng thức hết giá trị của bài thơ. Lời thơ là lời của phàm phu mà còn vậy, huống chi lời kinh là lời của Phật. Tuy nhiên, không hiểu chữ Hán thì đọc thơ Đường qua các bản dịch cũng được. Nhưng cũng nên nói thêm là thế giới xưa nay chưa có Huệ Năng thứ hai.

Kinh điển Nguyên thủy và Đại thừa được kết tập không giống nhau. Kinh điển Nguyên thủy được kết tập theo dạng truyền khẩu; có những nét đẹp của nền văn học truyền khẩu. Kinh điển Đại thừa phần lớn được ký tải bằng văn tự, có những nét đẹp riêng của văn tự.

Văn học Đại thừa xuất hiện vào giai đoạn mà văn học Ấn Độ nói chung phát triển đến một hình thức nhất định, với văn chương thi ca, các thể loại về kịch, truyện, vốn rất ít được phổ biến trong thời Phật. Như kinh Pháp hoa chẳng hạn, mở đầu bằng nhân duyên Phật phóng quang, sau đó ngài Di-lặc hỏi, Văn-thù trả lời. Đó là phần mở đầu giới thiệu, như thường được thấy trong các thể loại kịch cổ.

Trong kinh Kim-cang, chúng ta sẽ thấy không giống như kinh điển Đại Thừa khác, mà lại gần với Nguyên thủy ở chỗ Phật ôm bình bát khất thực xong rồi trở về Tinh xá. Sau bữa ăn, các vị tỳ-kheo thường tập hợp tại giảng đường để thảo luận giáo lý. Bấy giờ, trong đại chúng có sự hiện diện của Tu-bồ-đề; và ngài bắt đầu thưa hỏi. Ở đây, không mở đầu bằng sự phóng quang, hay những thần thông biến hóa khác. Nhìn từ ý nghĩa văn học, người ta giải thích rằng, những vấn đề được nêu trong kinh Kim-cang là những sự việc trong đời sống, là những cái ăn, cái uống, nghỉ ngơi, không phải trong thế giới huyền bí kỳ ảo như là của Hoa nghiêm, Pháp hoa.

Còn một nghĩa nữa mà chúng ta thấy có quan hệ đến lịch sử văn học.

Trong các kinh điển Nguyên thủy, các vị tỳ-kheo buổi trưa sau khi thọ thực xong, nếu không tụ tập tại giảng đường, thì thường vắt tọa cụ trên vai, đi vào rừng, tìm đến một gốc cây mà ngồi nghỉ trưa. Có khi đức Phật ngồi ở một gốc cây, và các ngài Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên, cũng ngồi ở một gốc cây gần đó. Cho đến xế chiều, các tỳ-kheo ngồi gần đó liền đi tới ngài Xá-lợi-phất, tới đức Phật để đảnh lễ, hoặc thưa hỏi giáo lý.

Trong kinh Kim-cang cũng thế; các tỳ-kheo tụ tập quanh đức Phật để chờ nghe Phật giảng Pháp

Trong truyền thống Ấn Độ, các buổi giảng hay các lớp học của những người Bà-la-môn thường diễn ra giữa khu rừng, giữa cảnh thiên nhiên. Một lớp các đạo sĩ sống trong rừng, giảng giải ý nghĩa cũng như nghi thức Vệ-đà; tư tưởng triết học tôn giáo của họ được soạn tập thành bộ Sâm lâm thư. Đó là bộ Thánh điển về sau phát triển thành các Upanishad, tức Áo nghĩa thư.

Chúng ta nên hiểu tổng quát về Upanishad hay Áo nghĩa thư vì nó liên hệ tới kinh Kim-cang rất nhiều, là điểm để chúng ta có thể tin là kinh Kim-cang thật sự do Phật nói hay không.

Một số vị nhận định kinh điển Bát-nhã từ hình thức kết cấu văn học đến nội dung tư tưởng, so sánh với các tập Upanishad, rồi kết luận Kim-cang cũng như toàn hệ Bát-nhã chỉ là một bộ phận của Upanishad, hay phỏng theo Upanishad; nghĩa là, không phải Phật thuyết.

Upanishad là giai đoạn phát triển cao của tư duy Ấn Độ, bắt đầu từ Vệ-đà. Có tất cả bốn bộ Vệ-đà, nhưng trong thời Phật chỉ mới xuất hiện có ba, mà kinh Phật gọi là Tam minh. Bà-la-môn tam minh là người thông thạo ba bộ Vệ-đà. “Minh” là từ Hán dịch của Vệ-đà. Thời Phật, chưa xuất hiện Upanishad.

Trên kia, chúng ta đã nói đến Sâm lâm thư. Đây là từ dịch tiếng Phạn Aranyaka. Ở nơi khác, chúng ta có nói các tỳ-kheo a-lan-nhã sống trong rừng thời đức Phật. A-lan-nhã là từ phiên âm của aranyaka.

Luật tạng có kể, một thời, đức Phật nhập thất, không một tỳ-kheo nào được phép đến gần hương thất của Phật, trừ vị thị giả. Bấy giờ có một nhóm ba chục vị là những tỳ kheo a-lan-nhã đến thăm Phật. Vì Phật đang nhập thất, nên các vị tỳ-kheo tại trú xứ này ngăn cản. Nhưng các tỳ-kheo a-lan-nhã nói, họ được Phật cho phép đến gặp Ngài bất cứ lúc nào. Vì các vị này chỉ sống trong rừng nên ít có cơ hội gặp Phật. Rồi họ vẫn tới gõ cửa hương thất. Thật đáng kinh ngạc, từ trong thất đức Phật liền mở cửa.
florida80_is_offline  
Old 12-26-2019   #715
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 113,735
Thanks: 7,433
Thanked 46,766 Times in 13,104 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 161
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
Default

Đức Phật truyền dạy những pháp gì cho các tỳ-kheo A-lan-nhã? Không có kinh điển nào tường thuật. Đức Phật đã có biệt thị đối với họ, tất cũng có giáo pháp biệt truyền cho họ. Pháp ấy là pháp gì? Kinh điển Nguyên thủy không đề cập.
Ngài Tu-bồ-đề cũng là một tỳ-kheo a-lan-nhã, như được xác định chính trong kinh Kim-cang. Truyền thống Pāli cũng xác nhận điều này.

Các tỳ-kheo a-lan-nhã thường tu tập Không tam muội, như được Phật nói trong kinh Đại không, Trung A-hàm. Sau thời Phật, các Trưởng lão chủ trì cuộc kết tập thứ hai cũng phần lớn tu tập Không tam muội, như được ghi chép trong Luật tạng. Các vị này cũng sống trong rừng. Không tam muội là thiền định y trên hành tướng vô ngã. Không và vô ngã là giáo nghĩa căn bản trong kinh Kim-cang.

Kinh nói: Hết thảy pháp hữu vi đều là như chiêm bao, như huyễn thuật, v.v...; đó là nói về giáo nghĩa Tánh không và Vô ngã bằng kinh nghiệm trực giác hay thực chứng. Giáo nghĩa này về sau được các Bà-la-môn học Vệ-đà thay thế bằng học thuyết như huyễn tức māyā và hữu ngã tức ātman. Những điểm tư tưởng này là tinh yếu của các tập Upanishad. Nói một cách đại cương, thế giới này chỉ là huyễn hóa, vậy ta là ai, hay ta là cái gì, trong tấn tuồng huyễn hóa này?

Như vậy có thể thấy ảnh hưởng của các tỳ-kheo a-lan-nhã đối với các đạo sĩ soạn tập Sâm lâm thư để rồi phát triển thành tư tưởng triết học Upanishad. Thế nhưng, về sau do sự phục hồi địa vị của giai cấp Bà-la-môn, những người Ấn Độ giáo thâu thái rất nhiều giáo nghĩa của Phật trong đó có giáo nghĩa Tánh không diễn thành như huyễn, rồi cho rằng tư tưởng Không trong các bộ Bát-nhã là do ảnh hưởng của Upanishad. Cũng có nhiều Phật tử tin điều này nên cho rằng kinh điển Bát-nhã cũng như của cả Đại thừa chịu ảnh hưởng của Bà-la-môn giáo, thay vì ngược lại.

Vậy, Upanishad là phản ứng của các Bà-la-môn, họ vay mượn giáo nghĩa Tánh không tức Vô ngã trong các kinh Bát-nhã. Vì phủ nhận sự tồn tại của tự ngã thường hằng là phủ nhận luôn cả sự tồn tại của Brahman, là Thượng đế Sáng tạo.

Ngay cả trong Phật giáo, sau khi Phật nhập niết-bàn, trong nội bộ Phật giáo đã xuất hiện một số bộ phái chấp nhận có tự ngã hay ātman, như Độc tử bộ hay Hóa địa bộ. Những bộ phái này lý luận rằng, nếu không tồn tại một tự ngã, không có một cái tôi thường hằng bất biến, vậy ai hay cái gì luân hồi, lang thang chìm nổi trong biển sinh tử? Cũng nên biết rằng tự ngã hay ātman trong tư tưởng tôn giáo Ấn Độ là cái mà trong các tôn giáo, Đông cũng như Tây, hiểu là linh hồn. Cho nên, có linh hồn mới có đầu thai, mới có việc sinh lên Thiên đường hay đọa địa ngục như là hậu quả của hành vi tội hay phước.

Giáo nghĩa Phật dạy, có tác nghiệp thiện ác, có quả báo lành dữ, nhưng không có người hành động, không có người thọ quả. Đây là điều rất khó hiểu.

Chúng ta nên đi từ cái dễ, rồi đến cái khó. Cái dễ hiểu là tất cả đều có một cái tôi: tôi đi, tôi đứng, tôi ăn, tôi ngủ, v.v... Nhưng khi người ta ngủ, mà ngủ như không chiêm bao, thì hình như cái tôi này biến mất. Hoặc như người bị tai nạn mà mất trí nhớ, không còn nhớ ra mình là ai. Nếu được chữa trị, trí nhớ phục hồi, bấy giờ vẫn là cái tôi như khi trước. Rồi khi người ta chết, cái tôi ấy còn hay không? Thừa nhận còn, tức là thừa nhận có linh hồn tồn tại bất biến, khi thức cũng như khi ngủ, lúc còn sống cũng như sau khi chết.

Đấy là kinh nghiệm thường nhật về một cái tôi. Kinh nghiệm ấy là sự tích lũy trong một đời người những hoài niệm, những đau khổ, hạnh phúc, những danh vọng, khốn cùng. Từ những kinh nghiệm tích lũy ấy mà hình thành ý tưởng về một cái tôi thường hằng. Trong trình độ thấp nhất, cái tôi ấy được đồng hóa với thân xác và những sở hữu cho thân xác. Vị đại hoàng đế có cả một đế quốc: ta và đế quốc của ta. Nhưng một khi thân xác này tan rã, mà chắc chắn là như vậy, thì ta là ai, mà đế quốc này là gì? Những hoàng đế ấy, như Tần Thủy Hoàng, Hán Vũ Đế, Thành Cát Tư Hãn, tin vào một cái ta và thân xác ta có thể tồn tại lâu dài, vì không muốn cái danh vọng, quyền lực đang có mất đi; họ đi tìm đạo sỹ, cầu thuốc trường sinh. Những người đi tìm trường sinh ấy, bây giờ ở đâu?

Lại còn những người khác, giàu sang có cả một cơ đồ, nhưng khi thị trường chứng khoán sụp đổ, nhảy lầu tự tử. Ta và tài sản của ta; cái này mất thì cái kia cũng không còn lý do tồn tại. Thật sự thì ở đây ta là ai, trong cái cơ đồ phú quý ấy?

Với một hạng người khác, ta là danh, đã sinh ra trong trời đất, thì phải có danh gì với núi sông. Một mai vật đổi sao dời, để bảo tồn danh tiết, họ đâm cổ tự sát. Vậy, ta là gì trong cái danh này?

Với những tín đồ tôn giáo tin vào một linh hồn bất tử, một cái ta tồn tại trên thiên đường, hưởng những lạc thú mà Thượng đế ban cho vì đã biết phục tùng Thiên ý. Vì thế họ sẵn sàng giết đồng loại để chinh phục nước Chúa dưới trần gian.

Ta là ai, ta là cái gì, để vì phục vụ nó, bảo tồn nó, mà tự gây khổ cho mình, và cũng gây khổ cho người? Có chăng một cái ta thường hằng, siêu việt thân xác này, và tâm trí này, để cho mọi hành vi trong một đời người, dù thiện hay ác, ngu hay trí, chỉ nhằm mục đích là phục vụ nó, vì ích lợi của nó, vì hạnh phúc của nó, vì danh dự của nó, vì quyền lực của nó?

Trước khi muốn hỏi ta là ai, trước hết nên hỏi, từ đâu có ý tưởng về cái ta ấy?

Có một người mới mua về một con chó, đặt tên cho nó Lucky. Ban đầu, gọi Lucky, nó dửng dưng, vô cảm. Dần dần, nghe hai tiếng Lucky, nó mừng rỡ, ngoắt đuôi. Nó đã hiểu Lucky là cái gì, và như vậy nó cũng hiểu nó là cái gì. Nó hình thành một cái vỏ tự ngã mới qua một cái tên gọi mới. Trước khi có một tên gọi, nó vẫn tồn tại, và tự bảo vệ sự tồn tại ấy. Nó tìm thức ăn, tìm chỗ ngủ, và cắn bất cứ ai đến gần như muốn đe dọa, uy hiếp nó. Khi được đặt tên, toàn thể sự tồn tại ấy bây giờ tồn tại dưới một cái tên gọi Lucky. Dù vậy, nếu có ai xúc phạm đến cái tên Lucky, nó không có phản ứng gì. Nhưng với một con người, khi cái tên gọi, một cái danh gì đó, mà bị xúc phạm, thì hãy coi chừng. Tất nhiên, con người cho đến một tuổi nào đó mới biết nó tên gì, cũng như con Lucky vậy. Rõ ràng, cái danh mang nội hàm tự ngã ấy chỉ là hư danh, nhưng con người cũng như vậy đau khổ hay hạnh phúc bởi chính cái hư danh đó.

Một ông thầy giáo có cái ngã là thầy giáo. Ai xúc phạm đến danh từ thầy giáo, chức nghiệp nhà giáo, người ấy phải bị khiển trách.

Nó là ông vua, nhưng ban đêm lẻn ra ngoài thành chơi. Dân nào không biết mà đối xử vô lễ như với dân thường, hãy coi chừng.

Tự ngã chỉ là một cái danh, và đó là giả danh do nghề nghiệp, hay do chỗ ngồi, chỗ đứng giữa mọi người mà đạt thành. Cái giả danh chỉ mới hình thành trong một đời người thôi, mà đã khó quên, khó trừ như vậy; nếu là cái ngã được tích lũy trong nhiều đời, tất không dễ gì trừ bỏ.

Cái ngã của ông xã trưởng chỉ to bằng cái xã của ông. Cái ngã của một quốc vương to bằng cái vương quốc của ông. Cái ngã của một nhà thông kim bác cổ thì dài bằng thời gian kim cổ, rộng bằng không gian đông tây. Cái ngã của một chúng sinh luân hồi trong tam giới, tất cũng lớn bằng cả tam giới. Cái ngã ấy không phải dễ nhận ra. Không nhận ra nó, để thấy nó là thật hay giả, thì cũng không thể tận cùng biên giới đau khổ.
florida80_is_offline  
Old 12-26-2019   #716
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 113,735
Thanks: 7,433
Thanked 46,766 Times in 13,104 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 161
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
Default

Trong kinh Phật có một câu chuyện: Một thiên thần kia, hiện đến Phật, nói rằng trong quá khứ, ông là một tiên nhân, có tên là Ngựa Đỏ, có phép thần thông quảng đại. Ông muốn thấy được biên tế vũ trụ, để thấy được biên tế khổ, và chấm dứt khổ. Thế là ông bắt đầu đi tìm biên tế của vũ trụ. Tuổi thơ của ông bấy giờ dài đến một đại kiếp, đại khái là tỷ tỷ năm, nhưng không bao giờ thấy được cái biên tế của vũ trụ. Rồi ông hỏi Phật:

“Có cần đi suốt cái biên tế vũ trụ này mới chấm dứt khổ không?”

Phật xác nhận rằng:

“Nếu không thấy được cái biên tế của vũ trụ thì không chấm dứt được khổ”.

Đức Phật lại nói thêm:

“Nhưng không cần. Chỉ trên cái thân cao một tầm này, với năm uẩn nầy, ta có thể biết được thế gian sinh, thế gian diệt”.

Điều đó có nghĩa rằng, thân thể này, với xúc cảm này, với tư duy này, với nhận thức này, là tập hợp tích lũy cả một khối kinh nghiệm lớn bằng biên tế vũ trụ. Cái khối ấy đông kết thành cái vỏ cứng dày. Nó chỉ có thể bị đập vỡ bằng chày Kim-cang mà thôi.

Nói tóm lại, giáo nghĩa trong kinh Kim-cang bắt đầu bằng sự đối trị tự ngã: vô ngã tưởng, vô nhân tưởng… Trong các tôn giáo, trong mỗi hệ thống tư tưởng triết học, đều có riêng một quan niệm về tự ngã. Trong nhiều tôn giáo, tự ngã là linh hồn do Thượng đế ban cho. Giữ cho linh hồn đừng bị mất, để sau này được hưởng ân phước của Thượng đế, đó là mục đích đời người.

Trong Nho giáo, người quân tử phải biết lập thân và lập danh. Lập thân cho hiện tại, lập danh cho hậu thế. Đó là xác lập tự ngã trong xã hội.

Lão Tử nói: ta có đại hoạn vì ta có thân. Nếu ta không có thân, nào đâu có đại hoạn? Đó là hãy sống trọn tuổi trời chớ đuổi theo hư danh, hãy để cho thân và danh cùng mục nát với cỏ cây.

Các đạo sĩ Upanishad đi tìm cái tự ngã chân thật là gì. Vượt ra ngoài cái tôi trong đời sống thường nhật, và cái tôi lang thang trong luân hồi để chịu đau khổ, có hay không có một cái tôi thường hằng, chân thật? Cái tôi như giọt nước biển bị cô lập trong một cái vỏ cứng nhỏ mọn, vô nghĩa, trôi nổi bồng bềnh trong đại dương; để rồi khi cái võ cứng ấy đạp vỡ, giọt nước ấy sẽ hòa tan vào nước biển trong đại dương. Khi ấy, Tiểu ngã hòa tan vào Đại ngã.

Trong Phật giáo, Tiểu ngã hay Đại ngã, chỉ là những khái niệm giả danh. Nhưng cái giả danh được đông kết bởi tích lũy vô số vọng tưởng điên đảo. Cái ngã được hình thành trong đời này, do ảnh hưởng truyền thống, tôn giáo, tư tưởng, xã hội, để từ đó hình thành một nhân cách, một linh hồn, và rồi chấp chặt vào đó để mà tồn tại. Cái đó được gọi là phân biệt ngã chấp.

Cái ngã do tích lũy từ điên đảo vọng tưởng nhiều đời, hình thành bản năng khát vọng sinh tồn nơi cả những sinh vật li ti nhất; đó là câu sinh ngã chấp.

Vì vậy, không cần đi tìm ở đâu Tiểu ngã và Đại ngã, mà cần diệt trừ khái niệm giả danh bởi vọng tưởng điên đảo.
florida80_is_offline  
Old 12-26-2019   #717
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 113,735
Thanks: 7,433
Thanked 46,766 Times in 13,104 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 161
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
Default

HỎI :

- Tôi thấy một số món ăn chay trong các tiệm ăn và đôi khi cả trong một vài chùa, có hình thức các con vật và tên gọi giống y nhưcác món mặn, thí dụ như: "cá chiên, cá hấp, thịt quay bánh hỏi, tôm xào chua ngọt.. v..v..". Nếu tâm còn thèm ăn các món mặn thì ăn quách đồ thật còn hơn là giả dối như vậy. Đạo Phật nói trực tâm là đạo tràng cơ mà?

ĐÁP :

- Đây là một câu hỏi có nội dung phức tạp, có thể chia ra làm bốn phần:

(1) Món ăn chay giả thịt cá bán tại các chùa

(2) Món ăn chay giả thịt cá bán tại các tiệm

(3) Ăn chay vì lý do sức khỏe,

(4) Người ăn chay chỉ vì có lòng thương súc sinh, không liên quan đến tu tâm theo Phật giáo.

Món ăn giả thịt cá tại các chùa:

Đức Phật dạy rằng "Tất cả chúng sinh đều có Phật tánh", "Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành", chữ chúng sinh ở đây là chỉ tất cả mọi loài động vật có cảm giác, chứ không chỉ riêng loài người.

Cửa chùa là nơi truyền bá đạo Phật, tu sĩ ở chùa là Trưởng tử Như Lai, đem chánh pháp dạy chư Phật tử. Một trong những lời dạy quan trọng, cốt tủy của Đức Phật là phải dùng tâm bình đẳng để đối xử với mọi loài, cả người lẫn vật. Vậy thì chúng ta không nên tạo thói quen xấu là thản nhiên nhìn hình ảnh con cá con tôm nằm cong queo giữa đĩa nước xốt, hoặc cầm muỗng, đũa xắn cắt con cua, con gà, dù chỉ là gà giả.

Ngoài ra chư vị nào đã thọ Bồ Tát Giới thì đừng quên là, khác với giới Thanh Văn, chỉ ràng buộc trong một kiếp người và chỉ phạm khi có hành động, giới Bồ Tát là Tâm Giới, chỉ khởi tâm phạm, chưa hành động, là phạm giới rồi. Vậy thì chư vị Cư Sĩ Bồ Tát Giới chỉ cần nghĩ là : "Ăn con tôm rang muối này ngon quá", dù là tôm giả, tâm của quý vị khởi niệm muốn ăn, là phạm giới rồi.

Món ăn giả thịt cá tại các nhà hàng.

Về các nhà hàng dùng tên giả để gọi các món ăn chay thì chúng ta nên cảm thông rằng họ làm thương mại, họ cần có những phương pháp lôi cuốn khách hàng, là những người đã quen ăn thịt cá nay chuyển sang ăn chay. Nếu món nào cũng chỉ dùng tên vật liệu để gọi thì chỉ còn là: nấm xào rau, đậu om, rau luộc, rau kho..v..v.., rất ít món, khó lôi cuốn khách hàng.

Dầu sao, thực khách khi ăn một món giả, cứ nghĩ đến một con thật đã thoát chết, thì lòng từ bi cũng đang tăng trưởng rồi đó.

Ăn chay vì lý do sức khỏe:

Nhóm người này tránh ăn thịt động vật vì thấy rằng thịt động vật mang đến nhiều chất độc và bệnh tật. Đối với họ, lý do ăn chay hoàn toàn vị kỷ. Nếu một mai khoa học tìm ra rằng ăn vẩy rồng, gân cọp sẽ khỏe mạnh sống lâu, thì họ sẽ lại hỳ hục đi săn rồng, săn cọp.

Tuy nhiên, dù mục tiêu ăn chay của họ vị kỷ, không vì loài vật, nhưng phó sản của nó lại vô tình cứu loài vật bớt chết (có nghĩa là bớt bị sản xuất ra để rồi phải sống tù tội và chết đau đớn), và cũng giúp cho dòng nghiệp lực sinh tử tử sinh của họ bớt nợ máu.

Cho nên, đối với nhóm người này, món ăn giả nếu có làm cho họ cảm thấy hấp dẫn, thích ăn, bớt thèm thịt, thì vẫn có ích lợi cho cả phiá người và vật.

Ăn chay vì lòng thương loài vật:

Nhóm này thuộc đủ mọi thành phần tôn giáo và không tôn giáo. Họ tránh ăn thịt chỉ vì lòng thương xót loài vật, không nỡ đóng góp thêm vào nỗi thống khổ của cuộc sống đầy đau thương, bị hành hạ, chà đạp, đánh đập, sống chen chúc, bị ép cho đẻ nhiều rồi chia rẽ mẹ con, trước khi chết còn bị sống những ngày kinh hoàng trên những chiếc xe chuyên chở khổng lồ, đói khát, dồn ép trong một trạng thái thần kinh rất là khủng khiếp, rồi bị lùa vào hành lang dẫn đến lò sát sinh, để nghe thấy những tiếng thét thất thanh trong giây phút dẫy chết.

Do được thấy tận mắt, hay coi phim, hoặc xem sách báo, tâm những người này đã chuyển, họ cảm thấy ăn thịt là kéo dài những nỗi thống khổ cho loài vật, cũng là những sinh vật có đầy đủ tình cảm, xúc động v..v.. như con người. Nhóm người này ăn chay dễ dàng và còn cổ động mọi người ăn chay để toả rộng lòng nhân từ ra khắp nơi.

Điển hình nhóm này là những hội viên hội PETA (People For The Ethical Treatment of Animals). Đối với họ, khi nhìn tôm thịt cá giả trên bàn, thì họ cũng cảm thông với những người đang từ từ chuyển hướng sang ăn chay, và mừng rằng cứ một con tôm, con cá, con gà "giả" trên bàn ăn là đã cứu một con tôm, con cá, con gà "thật".

Cho nên, nhóm người này rất ủng hộ những tiệm ăn chay và hoan nghênh những con "tôm cá giả, gà giả" trên bàn ăn đã giúp những "sinh vật thật" khỏi chết thảm. Họ quan niệm rằng:

"Nếu như tật xấu ăn thịt cá đã bám rễ sâu xa trong óc con người, thì những món "chay giả mặn" đã cứu những sinh vật thật thoát chết".
florida80_is_offline  
Old 12-26-2019   #718
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 113,735
Thanks: 7,433
Thanked 46,766 Times in 13,104 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 161
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
Default

Sự Sợ Hãi và Địa Ngục




Hỏi:

Năm nay tôi đã trên sáu chục tuổi, ở cái tuổi mà hằng ngày tìm tên bạn bè trên những mục cáo phó, phân ưu trong các nhật báo và tuần báo. Biết rằng giờ phút ra đi của mình cũng chẳng còn bao xa, cho nên đêm đêm nằm trằn trọc, tôi băn khoăn không biết tương lai sau khi tắt hơi, mình sẽ về đâu.

Thuở nhỏ, mỗi khi làm điều lỗi, tôi thường được nghe người lớn hù dọa về Thập Điện Diêm Vương, về các loại địa ngục ở dưới đất, vân vân, nhưng tôi không quan tâm. Đến nay gần đất xa trời, nhiều lúc tôi mơ hồ cảm thấy một nỗi sợ hãi mênh mông, nên gửi thư này xin thỉnh ý quý vị về vấn đề địa ngục.

Đáp:

Không riêng vị thính giả gửi là thư này, mà nhiều người trong chúng ta, dù có niềm tin về một tôn giáo nào đó, hoặc không tin thần thánh gì cả, cũng có đôi chút ấn tượng trong đầu về một cảnh giới được đặt tên là địa ngục.

Ý niệm về địa ngục được hình thành từ thời cổ xưa, xuất hiện cùng với ý niệm về ông Trời, về Thượng Đế, về các loại Thánh Thần vân vân. Hầu hết các tôn giáo đều nói đến những sự thưởng phạt sau khi chết, được thưởng thì được sinh lên thiên đường hưởng phước, bị phạt thì bị đầy xuống địa ngục chịu tội. Thời trước người ta tin là trái đất vuông, mặt đất bằng phẳng, cho nên thiên đường được giới thiệu là ở cao tít trên mây, và địa ngục ở dưới sâu trong lòng đất. Lý do để được thưởng hay bị phạt thì tùy theo luật lệ của mỗi tôn giáo quy định.

Suốt chiều dài của lịch sử loài người, hình ảnh về thiên đường và địa ngục đã giúp những bậc trưởng thượng trong các bộ lạc, làng mạc, thôn xóm, gia đình, như là một trợ huấn cụ đắc lực để răn đe con cháu khỏi làm điều sai trái.

Sau này, khi các tổ chức tôn giáo hình thành, thì vai trò thiên đường và địa ngục lại càng đắc lực hơn, trong việc tạo ấn tượng về thưởng phạt, về nỗi khiếp sợ sẽ bị đầy xuống địa ngục nếu trái lệnh, hoặc sự cứu rỗi nếu người tín đồ vâng lời, khiến cho từ trong tiềm thức, người ta tin chắc rằng cần phải có một nơi để bấu víu, để nương tựa sau khi chết, nếu không sẽ phải chịu muôn vàn khốn khổ, thiêu đốt vĩnh viễn trong địa ngục.

Có niềm tin cho là sau khi con người chết đi, linh hồn xuống tới âm phủ, thì “quỷ thần hai vai” của người ấy sẽ đem tất cả công và tội của họ tâu lên vua Diêm Vương để ông ta quyết định sự thưởng phạt, hoặc cho lên trời hưởng phước, hoặc đầy vào các loại địa ngục mà tên gọi thường là rất rùng rợn, tùy theo sáng kiến của người phát minh.

Đạo Phật không tin chuyện quỷ thần hai vai và ông Diêm Vương nào đó lại có thể quyết định vận mạng của ai được. Nền đạo đức Phật giáo không xây dựng trên sự thưởng phạt ở thiên đường hoặc địa ngục, do các Thần Linh áp đặt, mà lấy quy luật nhân quả làm căn bản.

Tâm lý học của đạo Phật cho rằng tất cả những việc mà mỗi dòng đời tạo ra, trải dài theo cuộc hành trình trong thế giới hiện tượng tương đối này, là những hạt giống, hay còn gọi là chủng tử thiện hoặc ác, trong tương lai khi hội đủ cơ duyên, sẽ nẩy nở thành những thiện quả hoặc ác báo, đều chứa tại Thức Thứ Tám, còn gọi là Tàng Thức hoặc A Lại Da Thức, của chính dòng sinh mạng đó. Thức này là lớp Vọng, cũng mênh mông như Chân Tâm, tạm ví như làn sóng điện trong không gian.

Những chủng tử thiện hoặc ác này sẽ xuất hiện vào giây phút lâm chung, để quyết định cảnh giới tái sinh của đương sự, nhà Phật gọi là “gió Nghiệp cuốn đi tái sinh”. Một số người có kinh nghiệm về cận tử (near death experience) kể lại đại khái rằng vào cái lúc họ cảm thấy muốn ngừng thở, bỗng nhiên trước mắt nổi lên một cảnh tượng tràn ngập không gian, cả quãng đời quá khứ, những việc làm khiến cho họ rất sung sướng hoặc rất đau khổ, xuất hiện như là đồng thời. Họ cảm thấy như trong giấc mơ, như là hình ảnh của ký ức. Đối với quan điểm của nhà Phật thì đó là giây phút mà một người có thể nhìn thấy được chính cái kho chứa các nghiệp nhân, tức là Tàng Thức của mình.

Chiếu theo thành quả tự tu, tự giác ngộ lại Bản Thể của đức Phật, người Phật tử không tin vào sự cứu rỗi do bên ngoài mang đến, mà tin vào chính mình, theo gương sáng của đức Bổn Sư. Trong đời sống, người Phật tử từng bước chuyển hóa tâm, từ xấu ác trở thành lành thiện, đó là giai đoạn chuyển hóa tương đối. Sau đó sẽ bước qua giai đoạn cốt tủy của quá trình tu chứng là “thanh tịnh hóa tâm”, vượt lên trên những khái niệm thiện và ác tương đối, chỉ còn lại tâm Từ Bi và Trí Tuệ Bình Đẳng, hóa giải tam độc Tham Sân Si, vốn là căn bản trói buộc con người vào vòng sinh tử. Từ đây dòng sinh mệnh được hoàn toàn giải phóng, đạt được mục tiêu tối cao của con đường tu Phật, là Toàn Giác.

Có câu chuyện ẩn dụ về sự tự tu, tự độ như sau:

“Trong khu vườn kia có một nhóm thiền sinh đang đứng chung quanh vị thiền sư. Góc vườn là một con cọp bị trói. Thiền sư hỏi đám học trò:

- Có ai biết cách cởi trói cho con cọp không?

Đám thiền sinh góp ý, người thì bàn “lấy tấm lưới chụp nó”, người thì bảo ”xông thuốc mê cho nó”. Cuối cùng, một thiền sinh ung dung:

- Cứ bảo người nào đã trói được nó, thì chính người đó mở trói cho nó là xong.''

Câu chuyện nói lên tính chất của quy luật nhân quả, người nào tạo nhân thì người đó lãnh quả, người nào ăn thì người đó no, người nào tu hành thanh tịnh hóa tâm thì người đó giác ngộ.
florida80_is_offline  
Old 12-26-2019   #719
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 113,735
Thanks: 7,433
Thanked 46,766 Times in 13,104 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 161
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
Default

Như thế về căn bản, đạo Phật không tin vào sự cứu rỗi, mà tin lời Phật tuyên bố khi mới thành đạo: “Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành”, và câu di huấn khi Ngài sắp nhập cảnh giới Niết Bàn: “Mọi người hãy tự thắp đuốc lên mà đi”. Đuốc ở đây là đuốc Tuệ, là ngọn đèn trí tuệ mà đức Phật đã giơ cao, nay còn nằm trong kinh điển, mỗi người đều cần phải “tự học, tự tu, tự giác thành Phật”.

Tuy nhiên, trên con đường giáo hóa chúng sinh từng bước, đạo Phật đi trong nhân gian thường dùng những phương tiện đã sẵn có của người dân địa phương để truyền bá tư tưởng nhà Phật, theo tôn chỉ “tùy duyên mà bất biến”, dùng bình địa phương đựng thuốc Phật giáo, khiến cho mọi người đều được thấm nhuần tư tưởng từ bi hỷ xả mà không cảm thấy nền văn hóa truyền thống của họ bị xúc phạm. Thí dụ tượng ảnh đức Phật khi ở Ấn Độ thì gầy gò, nghiêm túc, đúng là hình ảnh người tu khổ hạnh. Sang tới Mỹ, tại tu viện Shasta trên sườn núi Shasta, nơi có trên sáu chục vị sư người Tây Phương từ các tôn giáo khác chuyển qua đạo Phật đang tu hành, thì tượng Bồ Tát Quán Thế Âm lại giống hệt tượng Đức Mẹ. Trong khi đó, tượng ảnh Phật và chư Bồ Tát bên Trung Hoa thì lại mập mạp, hơi mỉm cười, đượm vẻ từ bi, cảm thông với chúng sinh, theo truyền thống hiếu khách của người Á Đông là “đem lại niềm vui cho nhau”.

Tóm lại, đạo Phật cũng nói về thiên đường và địa ngục, nhưng với ý nghĩa hoàn toàn khác hẳn. Từ quan điểm “nhất thiết duy tâm tạo” trong kinh Hoa Nghiêm, thiên đường và địa ngục dưới mắt người Phật tử chính là những cảnh giới tâm thức, mà mỗi người đều trải qua hằng ngày. Nếu con người không chế ngự được ba thói xấu là tham lam, sân hận và si mê, để cho bản thân rong ruổi trong sự bon chen, tính toán lợi mình hại người, thì tâm hồn không được an lạc, mà phiền não triền miên, ăn không ngon, ngủ không yên, thường thấy ác mộng do những bực bội bất mãn gặp phải hằng ngày, đó cũng đã được coi là cảnh giới địa ngục của tâm thức rồi.

Trong kinh Địa Tạng, chúng ta cũng thấy nói đến những cảnh giới địa ngục. Vì “nhất thiết duy tâm tạo” nên những cảnh giới trong kinh Địa Tạng cũng là những cảnh giới tâm thức. Địa Tạng cũng có nghĩa là Tâm Địa, là Đất Tâm. Nhà Thiền có câu “Đất Tâm nếu trống không thì mặt trời Trí Tuệ tự chiếu”. Người nào có thể “thanh tịnh hóa tâm”, khiến cho Đất Tâm trống không, thí Trí Tuệ Bình Đẳng tự hiện, cũng có nghĩa là Bồ Tát Địa Tạng đã phá xong cửa ngục tâm thức cho người đó rồi. Còn như nếu Đất Tâm mà ô nhiễm quá, thì vào giờ phút lâm chung, do nghiệp thiện hoặc ác trong quá khứ, mà thần thức người đó sẽ bị chiêu cảm vào cảnh giới tương ưng.

Quan điểm của nhà Phật về tất cả hiện hữu trên thế gian là vô thường. Tâm cũng vô thường, khi tâm chuyển thì tất cả mọi thứ do tâm tạo cũng chuyển theo tâm. Cho nên, đối với nhà Phật, không có cảnh giới địa ngục vĩnh viễn. Mỗi người đều có thể tự ra khỏi địa ngục bằng sự “thanh tịnh hóa tâm” của họ. Đó là niềm hy vọng về giải thoát của tất cả mọi người.

Nhà Phật có câu: “ Buông dao đồ tể là thành Phật” hoặc “Biển khổ mênh mông quay đầu là bến”. “Buông dao” và “quay đầu” ở đây có nghĩa là buông bỏ đời sống ô nhiễm, bước vào con đường thực hành các phương pháp để “thanh tịnh hóa tâm” như Mật Tông, Thiền Bắc Tông, Thiền Nam Tông, Tịnh Độ Tông, vân vân …

Nói về nỗi sợ hãi thì tất cả loài người chúng ta, mà có lẽ luôn cả các loài sinh vật nữa, kể từ thời tiền sử, đều đã mang sẵn một nỗi sợ hãi mênh mông. Ngay khi vừa mới lọt lòng mẹ, đứa bé đã khóc thét lên vì sợ, tay chân quờ quạng, chới với. Nó đang được nằm trong bào thai, được bảo bọc chặt chẽ, ấm áp trong lòng mẹ nó, nay bỗng nhiên rơi tõm vào một khoảng không gian trống rỗng, nên nó thất kinh hồn vía. Rồi theo với thời gian, càng ngày con người càng có thêm nhiều nỗi sợ hãi, từ những nỗi sợ nhỏ nhít linh tinh như sợ bị đòn, cho tới nỗi sợ mất mát người thân yêu, mất nước, vân vân. Vì nỗi sợ hãi triền miên này mà tinh thần con người bị giam hãm, không khai phóng nổi.

Tư tưởng gia J. Krishnamurti đã trình bày trong cuốn On Fear như sau:

“Đầu tiên chúng ta hãy tự hỏi “sợ là gì” và “nỗi sợ hãi nổi lên như thế nào”?

Đối với chúng ta, bản thân từ ngữ “sợ” nghĩa là gì? Tôi đang tự hỏi “sợ là cái gì”, chứ không phải là “tôi sợ cái gì”.

Hiện tại, ngay lúc tôi đang ngồi đây, tôi không sợ. Lúc này tôi không sợ, chẳng có chuyện gì xẩy ra cho tôi, chẳng ai đe dọa hoặc lấy cái gì của tôi. Nhưng ngoài cái thời gian đang hiện hữu này, trong tâm thức tôi còn có một lớp sâu hơn, đó là vùng ý thức hoặc vô thức, đâu đó, manh nha tới điều gì đó có thể xảy ra cho tôi trong tương lai, hoặc e ngại về một cái gì đó từ thời quá khứ đột nhiên ụp xuống đầu tôi. Cho nên tôi sợ cả quá khứ lẫn tương lai. Thế là tôi đã chia thời gian ra thành quá khứ và tương lai. Đến đây thì sự suy nghĩ nhẩy vào lên giọng: “Coi chừng, sẽ không gặp được điều đó một lần nữa đâu”, hoặc “Sửa soạn sẵn cho tương lai đi. Tương lai anh có thể sẽ nguy khốn. Bây giờ tuy là anh đã có chút đỉnh, nhưng rồi ra có thể là anh sẽ bị mất hết. Biết đâu chừng ngày mai anh sẽ chết, vợ anh có thể bỏ anh, có thể anh sẽ mất công ăn việc làm. Anh có thể chẳng bao giờ trở thành người có danh vọng. Có thể anh sẽ cô đơn… ”

Bây giờ chúng ta hãy thử xét tới cái dạng sợ hãi của chính bạn. Nhìn coi. Quan sát kỹ phản ứng của bạn đi. Bạn có thể nhìn nỗi sợ hãi đó mà không nhấp nhổm muốn bỏ chạy, không nẩy ra chút ý muốn bào chữa, kết án hoặc kiềm chế chăng? Bạn có thể trực diện nỗi sợ đó mà không có trong tâm cái từ ngữ đã làm thức dậy nỗi sợ chăng? Bạn có thể trực diện sự chết, thí dụ thế, mà không có từ ngữ đã đánh thức nỗi sợ chết chăng? Bản thân từ ngữ đã đem tới sự chấn động, cũng như từ ngữ “yêu” có sự rung động của chính nó, có ấn tượng của chính nó, phải vậy không?
florida80_is_offline  
Old 12-26-2019   #720
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 113,735
Thanks: 7,433
Thanked 46,766 Times in 13,104 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 161
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
Default

Bây giờ hãy coi có phải là những hình ảnh trong tâm trí bạn về sự chết, ký ức về biết bao nhiêu cái chết mà bạn đã nhìn thấy, cùng với sự bạn tự liên tưởng chính bản thân với những chuyện đã xẩy ra còn giữ trong tiềm thức đó, — phải chăng đó chính là hình ảnh đã tạo ra sự sợ hãi trong lòng bạn? Hay là quả thật bạn sợ sự chết sẽ đến chứ không phải là bạn sợ những hình tượng trong tâm đã tạo ra sự chết. Có phải là từ ngữ “chết” làm cho bạn sợ hay là sự chết thật? Nếu chỉ là từ ngữ hoặc ký ức là lý do để bạn sợ thì chẳng có gì đáng sợ hết ráo.

Giả dụ như hai năm trước bạn bị bệnh, ký ức về sự đau đớn, về cơn bệnh vẫn còn tồn tại trong trí nhớ, nay nó trỗi dậy nhắc nhở “Coi chừng, đừng để bị bệnh lại như lần trước nữa đấy nhé”. Thế rồi ký ức cùng với bè đảng của nó là guồng máy suy tư bèn tạo nên sự sợ hãi, mà thật ra thì chẳng có cái gì đáng để mà sợ hết ráo, vì lẽ lúc đó bạn đang rất là khoẻ mạnh.

Tư tưởng, vốn là cái luôn luôn cũ mèm, bởi vì tư tưởng thoát thai từ ký ức, mà ký ức thì dĩ nhiên là luôn luôn cũ mèm - tư tưởng, vào lúc đó, tạo ra cái cảm giác là bạn đang sợ hãi, nhưng đó chỉ là cảm giác, không có trong thực tế. Thực tế là bạn đang khỏe mạnh. Nhưng cái kinh nghiệm về sự đau ốm, vốn đã khắc ghi trong tâm trí, trỗi lên nỗi sợ “Cẩn thận, đừng để bị bệnh lại nữa đấy nhé!”

Như thế chúng ta thấy rằng chính suy nghĩ gây ra một loại sợ hãi.”

Vậy thì, như J. Krishnamurti nói ...“… chính suy nghĩ gây ra một loại sợ hãi”.

Đạo Phật từ hai ngàn năm trăm năm trước cũng đã khuyên mọi người nên “thanh tịnh hoá tâm”, nghĩa là đừng để cho tâm chạy nhẩy như con vượn, con ngựa (tâm viên ý mã), thì sẽ được hưởng một đời sống giải thoát từng bước, rồi sẽ tới giải thoát triệt để.

Không cần phải đi tới đích mới được hưởng hoa trái, mà ngay khi quyết định bước lên con đường thanh tịnh hóa tâm là đã bắt đầu được hưởng kết quả, tâm hồn đã thấy thơ thới hân hoan rồi.

Có bài kệ trong kinh Phật như sau:

Tội từ tâm khởi đem tâm sám
Tâm được tịnh rồi tội liền tiêu
Tội tiêu tâm tịnh, thẩy đều không
Ấy mới thật là chân sám hối.

Sám hối ở đây là “thanh tịnh hoá tâm”, làm cho “tâm tịnh”, chứ không phải là đem nải chuối tới chùa cúng Phật, hứa hẹn và cầu xin lung tung.

Nhà Phật cho rằng con người ta vì vô minh mà tạo nghiệp, thọ báo, cũng ví như một người đang đi trong căn nhà tối. Khi tâm được tịnh rồi “Trí Tuệ Bình Đẳng tự chiếu”, thì cũng ví như bật ngọn đèn bừng sáng lên, bóng tối biến mất, màn vô minh bỗng tan rã, là lúc con người giác ngộ giải thoát vậy.
florida80_is_offline  
 
User Tag List


Những Video hay hiện nay N1
Best Videos around the world today
Youtube Videos

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. Vì một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hãy ghé thăm chúng tôi, hãy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 20:45.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.15379 seconds with 12 queries