Nhớ 'một câu nhịn chín câu lành', người Việt sẽ không hung dữ
Hơn nhau không phải ở nắm đấm mà là ở khả năng học tập, làm việc, chia sẻ, thương yêu, tử tế với ḿnh, với người trong mối quan hệ với cuộc sống xung quanh!
Hạ cẳng tay, thượng cẳng chân sau khi va chạm giao thông - Ảnh do bạn đọc cung cấp
Cách đây mấy bữa, trên đường đi làm về, tôi thấy một đám đông ở Hàng Xanh (Q.B́nh Thạnh, TP.HCM), nghĩ là có kẹt xe. Tới gần mới phát hiện là vừa có vụ va quẹt và hai tài xế đang căi nhau, người đi đường ngang qua ai cũng lắc đầu.
Chuyện va quẹt trên phố đông như Sài G̣n giờ tan tầm là chuyện cơm bữa, nếu cảm thông và chia sẻ được th́ có lẽ người ta sẽ nhẹ nhàng cho qua, tôi nghĩ vậy!
Môi trường nhiều mầm mống bạo lực
Thường người ta sẽ nổi nóng khi gặp một chuyện bất như ư nào đó, như vừa bị sếp la, ra cổng cơ quan bảo vệ đùa một câu, liền sân si. Nỗi buồn, sự bực bội là thứ năng lượng chi phối hành xử khiến người ta không thể kiềm chế được cơn tức dâng lên, lây sang người khác.
V́ vậy, có người dễ nổi nóng đă cảnh báo: "Thấy tôi ‘khó ở’ là tránh xa xa giùm, không ăn mắng ráng chịu". Theo đó, người nóng lâu ngày họ cũng biết tính khí của ḿnh nên có "chống chỉ định" chuyện nói đùa, tiếp xúc lúc họ đang không vui, căng thẳng. Thực ra, khi quá mệt mỏi, phiền muộn trong ḷng, ta không c̣n giữ được ḿnh.
Có người bạn của tôi b́nh thường hiền queo, ai nói ǵ cũng cười. Bỗng một ngày, tôi hỏi "sao buồn dữ rứa?" lại bị bạn nạt cho một câu nghe chưng hửng. Trời, bạn ḿnh đây sao? Mới đầu tôi phản ứng vậy, nhưng chợt dừng lại v́ nhớ ra, đây không phải là bản chất của bạn. Có thể bạn đang có một nỗi niềm, áp lực từ cuộc sống, gia đ́nh, t́nh yêu hoặc bản thân đang trải qua bệnh tật, sự cố…
Ai cũng có lúc nóng giận, nếu ḿnh hiểu th́ sẽ không khiến ngọn lửa trong họ cháy phừng. Tôi im lặng và không bỏ mặc, cuối cùng cũng nghe được thổ lộ từ bạn. Bạn bị nhiều áp lực trong công việc: sếp chèn ép, đồng nghiệp t́m cách chơi khăm, lương không cao, phải chật vật trang trải cuộc sống…
Tất nhiên, nhiều người khó khăn hơn nhưng họ không nổi nóng. Đó là tính cách và sức chịu đựng của từng người. Sự nóng tính là một thói quen được huấn tập hằng ngày theo nguyên lư:
"Thói quen tạo nên tính cách, tính cách tạo nên số phận".
V́ thế, các chuyên gia tâm lư khi chia sẻ với tôi về thói vũ phu của chồng vẫn thường lưu ư, có thể anh ấy từng bị bạo hành lúc nhỏ, từng sống gần những gia đ́nh lớn tiếng, ồn ào đánh căi nhau như cơm bữa.
Sự tác động của cuộc sống xung quanh lên tính cách con người theo hướng đó được ông bà xưa đúc kết rằng "gần mực th́ đen". Cái đen đó cần có thời gian thanh lọc để dần trắng, nhưng nếu vẫn tiếp tục nuôi dưỡng trong môi trường đen hơn th́ sẽ đen đậm hơn.
Ngày nay các văn hóa phẩm mang tính bạo lực vẫn đầy rẫy trên mạng và tồn tại trong cuộc sống, giải trí của nhiều người: từ game online đến phim ảnh. Thường ngày tiếp xúc với sự đánh đấm, máu me trong các "thức ăn tinh thần" đó khiến năo quen với những "mùi vị" của bạo lực, từ đó hành xử theo.
Những kẻ "giang hồ mạng" được ngưỡng mộ và thu tiền trăm triệu cũng chính là một "h́nh tượng" khiến người ta thay đổi suy nghĩ: cần ǵ học hành, tử tế, chỉ cần có "số má" là có thể lên đời.
Môi trường bên ngoài đă vậy, trong nhà trường, gia đ́nh cũng đầy mầm mống bạo lực, tránh sao người trẻ không hoang mang và hành xử theo cách tương tự. Đây mới là điều đáng lo, và người lớn muốn thay đổi không khí bạo lực lan tràn th́ chính bản thân phải nỗ lực để ứng xử nhẹ nhàng với nhau trước.
Nhẫn để yêu thương
Không thể có kết cục tốt với những người nóng nảy. Nhân vật Trương Phi trong Tam Quốc Chí là h́nh mẫu của nóng tính dẫn đến hư sự và mang họa sát thân. Ai cũng nóng nảy trong hành xử th́ chiến tranh sẽ nổ ra, thương vong là tất yếu.
Một câu nói đùa cũng thành chuyện lớn v́ con người ta quá nóng, quá hung dữ; đi nhậu lo hát karaoke cũng bị đánh chết th́… ôi thôi, cuộc sống quá kinh khủng. Pháp luật cần nghiêm minh để trừng trị việc vô cớ đánh, giết người nhưng đó là xử lư phần ngọn, c̣n cái gốc vẫn là giáo dục.
Làm sao để con người có thể chậm lại để phân tích kỹ hơn từng câu nói, từng biểu hiện của người khác, trong đó có thân nhân, bạn bè ḿnh để không chụp mũ rồi hành xử như người điên, người say?
Sống thiền hay b́nh tĩnh sống, sống chậm, sống có chánh niệm… là những cách sống theo tinh thần "nhẫn để yêu thương". Đầu tiên là thương ḿnh. Một người chỉ được người khác tin tưởng, nể trọng và giao việc khi có sự chín chắn, điềm tĩnh trong xử lư. Như vậy, người sống có lư trí, điềm tĩnh chính là cách sống lợi lạc tự thân.
C̣n cái lợi cho người xung quanh, nhất là người thân - thương th́ cũng dễ dàng để thấy. Con cái sẽ học được nhiều điều hay ho từ bố mẹ có cách sống nhẹ nhàng, t́nh cảm. Đó mới là gia tài quư giá để lại cho con.
Hành xử nóng tính dẫn tới hư việc, hại người th́ ṿng lao lư chờ ḿnh là chắc chắn. Một khi đă gây ra sự cố mới hối th́ đâu c̣n kịp. Nhiều người b́nh luận thiếu niên 16 tuổi rút dao đâm chết người nhắc ḿnh chuyện chạy xe chính là "anh hùng rơm", chứng tỏ với bạn gái nhưng rồi được ǵ sau lần ra tay đó? Tù tội và có thể mất luôn bạn gái.
Ai đợi và ai chấp nhận một người giết người làm người yêu, người chồng, người cha tương lai?
Thực ra, sân si - ai cũng có. Cái chính là cách quản lư năng lương tiêu cực đó để những năng lượng tích cực phát triển. Để làm được điều đó, phải xây dựng lối sống nhân văn từ chính mỗi gia đ́nh, người lớn dạy trẻ nhẫn nhịn để an lành như ông bà ḿnh nhắc "một câu nhịn chín câu lành".
Với người Nhật, đời sống là một tác phẩm nghệ thuật. Cái ǵ cũng phải đẹp, từ món ăn tới củ hành, củ tỏi, gói trong giấy bóng kính như đồ gia bảo.
Hai người đứng, vừa tráng bột vừa xử dụng cái máy ép senbei làm từ những thế kỷ trước, nóng hừng hực, giữa cái nắng của tháng 7 vùng nhiệt đới.
Mặc dù cái đuôi dài, xếp hàng chờ nộp tiền mua bánh, họ vẫn tỉnh bơ, b́nh thản, chăm chú tráng và ép bánh, không hề vội vàng, nóng nẩy. Đó là một đặc tính Nhật, nhiễm tư tưởng Phật giáo : sống từng giây phút hiện tại, để hết tâm vào mỗi cử chỉ, mỗi hành động.
Đứng chờ ebi-senbei ở Enoshima, nghĩ vớ vẩn
Nếu là người Pháp, nhân viên sẽ đ́nh công, đ̣i điều kiện làm việc, lương bổng tốt hơn, thời gian làm việc ngắn hơn.
Nếu là người Mỹ, với cái nh́n thực dụng, coi sự hữu hiệu là mục tiêu, chắc họ sẽ chế ra máy tráng và ép senbei. Cùng lắm, để một cái máy ép cổ truyền để biểu diễn, dụ khách hàng, nhất là du khách. Sau đó sẽ mở chi nhánh ở khắp nơi, kiểu McDonald’s, Starbucks. Với giá 800 yen ( khoảng 7 dollars ) một cái, sớm muộn ǵ cũng giầu.
Ở Kyoto có một tiệm ăn ngon nổi tiếng, nhưng chỉ có 12 chỗ ngồi. Khách hàng tới, xếp hàng chờ, cuối cùng 9 lần trên 10 phải ra về. Những công ty lớn sẵn sàng bỏ vốn ra làm một tiệm ăn lớn, dành cho khách nhà giầu để hốt bạc, nhưng ông chủ, cũng là đầu bếp, theo gương bố, nhất định từ chối. Với lư do chỉ có thể nấu nướng tận t́nh cho 12 người mỗi ngày.
Nếu là người Hoa, hay người Việt ( người Việt hay người Hoa ngày nay cũng ”same same”, cùng một văn hóa , một triết lư sống ), chắc chắn sẽ có màn làm senbei giả. Cho tới khi khách chán, bỏ đi, sẽ đóng cửa tiệm đi làm hàng giả khác. Người Nhật yêu nghề, người Việt ngày nay học người Hoa, yêu tiền. Tất cả cái ǵ không phải là tiền, cho vào sọt rác hết. Bao nhiêu cái tốt đẹp của dân tộc, phá hết, miễn là có tiền. Không biết, hay biết nhưng ” kệ cha nó ”, rằng đó là cách tự hủy hữu hiệu nhất.
̀ ạch ép cái bánh theo phương pháp cổ truyền, trong một xă hội cực kỳ tiến bộ, cũng là một đặc tính Nhật
Bên cạnh những nhà chọc trời, tối tân là những ngôi đền cổ kính. Bên cạnh những đại lộ biển người, buôn bán sầm uất, túi bụi, là những con đường hẹp, yên tĩnh với mái nhà cong, cánh cửa gỗ và những ngọn đèn lồng. Bên cạnh những cầu tiêu với đủ nút bấm cầu kỳ, khiến người chưa quen ngỡ ngàng, vẫn c̣n những nhà cầu ngồi xổm, theo lối xưa, nhưng sạch bóng.
Cái cổ kính xen lẫn với cái cực kỳ mới. Sống chung hoà b́nh, một cách nhịp nhàng, ít thấy ở những nơi khác, không chướng mắt. Không chửi nhau như ở VN
Văn hoá lành mạnh là bám vào rễ để vươn ra. Không có rễ, vươn ra sẽ đổ. Không vươn ra, sẽ thui chột, úa héo rồi chết đứng.
Người Việt hoặc nhổ rễ để vươn cho nhanh. Hoặc không vươn ra, bám vào cái rễ cằn cỗi, coi trời bằng vung, ‘’tự sướng’’, trong khi chờ chết dần, chết ṃn..
RYOKAN
Saitama. Ghé thăm một ryokan trong một xóm hẻo lánh, nơi ngày xưa có dịp tới làm quen với nghệ thuật tắm nước nóng Nhật. Ryokan là khách sạn, nhà trọ cổ điển, onsen là nước suối nóng .Onsen rykoyans là những khách sạn cổ truyền có bồn hay hồ nước suối nóng . Nhà trọ ở một khu tuyệt đẹp, yên tĩnh, thơ mộng. Thật buồn nghe tin bà cụ chủ nhà đă từ trần năm ngoái.
Cách đây 10, 12 năm, bà cụ đă già, yếu, sau khi chồng từ trần, nhưng nhất định mở cửa v́ đó là truyền thống gia đ́nh, cha mẹ để lại, chết cũng không bỏ, hay chỉ bỏ khi chết.
Con trai lên tỉnh kiếm việc, như hầu hết những người trẻ.
Cô con gái út, Sakura, ở lại giúp mẹ, với ư nghĩ sẽ bán nhà trọ, lên tỉnh sống, khi bà cụ qua đời. Bởi v́ nhà trọ, ở một khu hẻo lánh, không đông khách như những khu nhiều du khách. Nước Nhật tiến bộ nhiều mặt, nhưng vẫn ́ ạch về quyền b́nh đẳng nam nữ. Người đàn bà vẫn là người phải hy sinh cho gia đ́nh. Sakura không ra khỏi ngoại lệ.
Tiền thu được chỉ vừa sở hụi, nhiều khi không đủ, hai đứa con phải kín đáo góp tiền giúp mẹ. Nhưng đóng cửa ryokan, không. Vấn đề bảo vệ truyền thống.. Ít nhất khi bà cụ c̣n sống.
Trước đây, Sakura, một thiếu nữ 20 tuổi, chỉ nghĩ tới chuyện lên tỉnh, đi xa cái vùng quê hẻo lánh này. Nhưng hôm nay là một Sakura khác. Cô quyết định ở lại, mở cửa để nhà trọ của tổ tiên tiếp tục sinh hoạt . Truyền thống. Cỗi rễ.
Sakura cho hay hết hè này sẽ tạm đóng cửa để sửa sang lại. Và sẽ quản trị, khai thác theo lối mới, để ryokan không c̣n là một gánh nặng, mang lại đủ lợi tức để sống. Sẽ quảng cáo trên mạng, trên facebook, sẽ hợp tác với các trung tâm du lịch. Sẽ ..bỏ vài truyền thống đă lỗi thời. Thí dụ chuyện không nhận khách xâm ḿnh, có tatoo (tatouages) trên người. Các ryokans cổ truyền vẫn cấm những người xâm ḿnh, v́ họ thuộc xă hội đen, bất hảo. Mỗi băng đảng yakuza có một loại tatoo riêng, để nhận ra nhau, và để bày tỏ ḷng trung thành tuyệt đối, chết sống với băng đảng. Ngày nay, người Nhật vẫn sợ và có thành kiến với tatoo, nhưng du khách rất nhiều người xâm ḿnh, đôi khi chỉ một bông hoa nhỏ, hay tên người yêu, nếu giữ tục cũ sẽ loại rất nhiều khách. Bảo tồn truyền thống nhưng cải thiện để thích ứng, Sakura không ra ngoài cái tư duy cố hữu của người Nhật.
Tắm nước nóng là một thói quen Nhật. Một cách giữ sạch sẽ thân thể, để sạch sẽ tâm hồn, theo giáo lư Shinto. Một cuộc họp mặt gia đ́nh. Một nghi lễ. Cái ǵ ở Nhật cũng là một nghi lễ : cắm hoa, uống trà, tập vơ, đánh trống..Hành động ǵ, nhỏ nhoi tới đâu đằng sau cũng có một triết lư sống.
Nước Nhật là nước của núi lửa, có trên 3 ngàn trung tâm tắm nước nóng, khai thác gần 30 ngàn nguồn nước nóng đủ loại, đón tiếp…150 triệu khách mỗi năm. Ngày nay những ryokans cho cả gia đ́nh trần truồng tắm chung theo truyền thống chỉ dành cho người Nhật. Đối với họ, đó là một chuyện tự nhiên. Đa số các trung tâm tắm nưóc nóng ( gọi là SPA ), có nơi tiếp hàng trăm người, mọc ra khắp nơi, đáp ứng với thế hệ mới và du khách. Nếu bạn muốn thử, nơi nào cũng có một SPA gần nhà, giá cả không đắt như nhiều người nghĩ
Thường thường, nhà tắm chia làm 3 khu. Một khu dành cho đàn ông tắm truồng, một khu dành cho đàn bà, và khu chung cho mọi người, nhưng phải mặc áo tắm.
Người ta nói nước suối nóng trị bá bệnh. Và đó là một trong những bí quyết sống lâu, sống khỏe của người Nhật. Điều chắc chắn là khi ra khỏi bồn nước, bạn cảm thấy sảng khoái, nhẹ nhơm và tự hứa sẽ trở lại. Và tiếc sao khám phá một hạnh phúc đơn giản như vậy quá trễ.
Thành phố cổ Kawagoe, vùng Saitama
Bên cạnh những cơ sở tắm nước nóng đại quy mô, tân tiến, 70.000 ryokans nhỏ, cổ kính, dễ thương như quán trọ của Sakura vẫn tiếp tục mở cửa. Để Nhật Bản c̣n là Nhật Bản…
Tại Sao Người Ta Không Xây Bệnh Viện, Xây Trường Học…
Đất nước ḿnh quá lăng phí!
Tại sao người ta không xây bệnh viện xây trường học lại chỉ xây chùa ?
– Bởi v́ xây hai thứ kia đều cần phải có đạo đức có tâm đức , có trách nhiệm , có sự hy sinh bản thân ḿnh v́ người !
– Xây trường học để dạy người th́ phải có trách nhiệm với người , với tương lai của dân tộc . Nhưng người dạy c̣n không uốn nắn nổi ḿnh th́ dạy được ai ?
Bán cho người ta được một cuốn sách, lăi được vài đồng bạc c̣n bị nói tới nói lui, chẳng bỏ th́ bao giờ mới có của ăn của để.
- Xây bệnh viện th́ phải có trách nhiệm với mạng người , phải có ḷng thương xót với kẻ đau người khổ .
Những cái trách nhiệm nặng nề đó không phải thầy thuốc nào cũng dám gánh. Muốn giàu th́ phải bán thuốc giả, muốn tận tâm với bệnh nhân th́ phải vắt kiệt sức ḿnh. Nên người thầy bây giờ hầu hết đều chọn cách thương lấy ḿnh trước tiên….v́ đồng tiền v́ danh vọng cho gia đ́nh ḿnh trước .
Nhưng c̣n xây chùa người ta chẳng cần phải có tâm đức hay có trách nhiệm với bất ḱ thứ ǵ cả …chỉ cần có tiền và kiếm ra tiền là được.
Buôn thần bán thánh chẳng ai chửi, người ta c̣n phải khúm lúm lậy vái dâng tiền cho ḿnh nữa là.
Nhân danh sự phồn vinh của dân tộc, phải có ḱ quan to lớn để hănh diện với cường quốc năm châu, phải có di sản để con cháu đời sau đưa vào sử sách.
Tiền nhân ngày xưa xây chùa để khai ngộ cho dân, để hướng dân đi theo đường thiện . Ấy thế mà một số kẻ phàm phu mang tiền nhân ra so sánh với đại gia trong thời mạt pháp này .
Tiền nhân v́ mộ đạo mà xây chùa , đại gia v́ tiền mà xây chùa …báng bổ cho kẻ nào nói đều giống nhau .
Một đất nước sớm người ta đi bái phật tối về lại chửi mẹ chém cha ngay được .
Một đất nước người ta cho kẻ nghèo một xu th́ tiếc nhưng cho phật thánh 10 xu th́ mừng , bởi cho phật thánh mới có lộc cho kẻ nghèo sợ bị lừa .
Một đất nước người dân c̣n chết đói v́ thiếu miếng cơm, y khoa đại nạn, giáo dục thối nát nhưng chùa chiền lại được dải hoàng tráng từ nam ra bắc.
Đất nước vạn chùa có chắc là đất nước hoà b́nh, người dân lương thiện, nhà nhà ấm no ?
Đất nước này Phật giàu lắm, tiền chồng chất tiền, kẻ phụng sự Phật nhà cao cửa rộng, thỉnh kinh tứ xứ bằng cả siêu xe.
Người ta tôn sùng sự nguy nga và cho rằng điều đó là tốt đẹp hưng thịnh. Đúng nhưng chỉ là hưng thịnh cho một nhóm người thôi, không phải là sự mát mẻ cho đại dân tộc này.
Vậy xây chùa để làm ǵ ?
Tất nhiên để làm giàu cho kẻ giàu và để kẻ nghèo càng trở lên khốn đốn mê muội !
Ps Giá như ai cũng hiểu được “Phật ở trong Tâm” th́ tốt biết mấy.
(Nguồn : Từ trong Tâm – “Cảm nhận theo quan điểm cá nhân”)
Chúng ta vẫn thường nghe “an hưởng tuổi già”, nhưng trong thực tế, có người sống những tháng năm vui vẻ, c̣n có người lại u uất muộn phiền. Vậy nên, để an hưởng tuổi già đúng nghĩa, chúng ta phải chuẩn bị thật tốt 5 “con đường lui” dưới đây.
Khi về già, cũng là lúc chỉ c̣n lại khoảng thời gian cuối cùng trong đời người, bạn đă có con đường lui của ḿnh chưa? Sau đây là 5 gợi ư thú vị giúp bạn luôn thảnh thơi khi tuổi tác xế chiều:
Con đường thứ 1: Có một thân thể mạnh khỏe
Điều này quan trọng nhất, bất kể có tiền hay không, khi có một thân thể mạnh khỏe th́ đă có những năm tuổi già hạnh phúc..
Có thân thể mạnh khỏe sẽ không gây thêm phiền phức cho con cháu.
Có thân thể mạnh khỏe sẽ không đem tiền tặng cho bệnh viện.
Có thân thể mạnh khỏe, th́ bản thân mới có niềm vui.
Thế nên, bất kể lúc nào, có thân thể mạnh khỏe mới là con đường lui tốt đẹp nhất đời người.
Khi bạn có tuổi càng cần chú ư, cái ǵ cũng của người khác, chỉ thân thể mới là của ḿnh, đó là cái ḿnh phải đem đi.
Ở trong nhà không bằng hoạt động. B́nh thường cần chú ư những thông tin mà thân thể biểu lộ. Đối với thân thể nhất định phải chăm chút, định kỳ kiểm tra sức khỏe, chớ tự làm khó ḿnh.
Cần xem nhẹ tất cả, tâm tĩnh lại rồi th́ bệnh tật sẽ tránh xa.
Bất kể có tiền hay không, khi có một thân thể mạnh khỏe th́ đă có những năm tuổi già hạnh phúc.
Con đường thứ 2: Bên ḿnh có người d́u bước
Đó chính là người chung gối, là bạn đời. Có tuổi rồi, có bạn đời bầu bạn mới là phúc.
Dân gian thường nói: “Con cháu đầy nhà cười ha hả, chẳng bằng một người bạn già bên thân”. Hay như câu: “Con chăm cha không bằng bà chăm ông”.
Đây không phải thứ t́nh cảm oanh liệt hoành tráng ǵ, chỉ là cùng tṛ chuyện, b́nh thản, nhẹ nhàng, đó mới khiến trái tim xúc động nhất.
Có người bạn đời biết yêu, biết thương, đó mới là con đường tốt nhất.
Con đường thứ 3: Cuộc sống cần có quy luật
Con người có tuổi nhất định phải sống có quy luật. Nghỉ ngơi, ăn uống, vui chơi, ngủ nghê, v.v.. cần phải có thời gian của ḿnh. Bởi v́ các ‘linh kiện’ trên thân ḿnh đều đă lăo hóa, chẳng thể chịu nổi sức tàn phá của bất quy luật. Ăn uống không được chè chén thỏa thê. Trưa nhất định cần ngủ. Với bạn già khiêu vũ chơi bài cũng cần có mức độ.
Kết giao bạn bè là rất quan trọng, người có tuổi cũng nên có nhóm của ḿnh, chớ khép kín ḿnh, nhưng kết giao nhất định phải cẩn thận.
Chớ kết giao với người có ḷng dạ hẹp ḥi. Nên t́m người tuổi tác tương đồng, cơ ngộ tương tự, có cùng niềm vui sở thích để cùng chia sẻ, có thể giúp nhau giải buồn phiền. Như vậy niềm vui cũng đủ rồi.
Về già hăy học cách thiện đăi bản thân. .
Con đường thứ 4: Dành đủ tiền chi tiêu cho ḿnh
Việc này rất quan trọng, chớ đem hết tiền cho con cháu. Có tiền rất quan trọng.
Nếu xảy ra bất trắc ǵ th́ đă có đủ tiền xử lư. Khi có việc cần dùng đến tiền, tự ḿnh lấy ra, không phải ngửa tay xin con cháu.
Có tiền ra ngoài, đáng tiêu th́ tiêu, đi du lịch một chuyến, mua bộ quần áo đẹp. Khi tâm t́nh vui vẻ th́ mới cảm thấy được đă không cô phụ bao năm tháng đă qua.
Con đường thứ 5: Một trái tim vui vẻ
Con cháu đều bận rộn, chúng ta chớ làm phiền chúng. Chúng ta nghỉ hưu rồi, nhất định phải t́m niềm vui của riêng ḿnh.
Tuổi tác này là quư báu nhất, do đó cần hưởng thụ cuộc sống.
Hát ca, nhảy múa, du lịch, dạo chơi, thăm thú, v.v.. xem c̣n có những phong cảnh đẹp nào mà ḿnh chưa xem, nếu điều kiện cho phép th́ hăy đi thực hiện. Nhất định cần trân quư quăng thời gian cuối cùng..
10 Hội Chứng Tâm Lư Bí Ẩn Nhất Của Con Người Từng Được Ghi Nhận
Cơ thể người cũng là 1 trong những "vũ trụ" vô cùng rộng lớn và chưa được khai phá. Trong đó, có những hội chứng thần kinh bí ẩn khiến người bệnh trở nên lạ lùng.
Biểu hiện, các cư xử và cả phản ứng với thế giới bên ngoài đều rất lạ lùng của người mắc hội chứng nhiều khi khiến những người xung quanh cảm thấy khó hiểu, thâm chí nghi ngờ họ giả vờ. Theo trang Bright Side, dưới đây sẽ là những hội chứng kỳ lạ bậc nhất mà con người từng mắc phải.
Quasimodo
Hội chứng Quasimodo, hay rối loạn dị dạng cơ thể, là một rối loạn tâm thần cực kỳ nguy hiểm được biết đến với những suy nghĩ ám ảnh về một hoặc nhiều khiếm khuyết trên cơ thể người bệnh hoặc nặng hơn có thể là những "nét xấu" do họ tự tưởng tượng ra.
Dễ hiểu hơn, Quasimodo có thể được biết đến như một dạng mặc cảm ngoại h́nh, bệnh nhân liên tục nh́n vào gương, cố gắng t́m một góc mà ḿnh có thể tự nh́n thấy khiếm khuyết đó nhưng lại không cho phép bất cứ ai nh́n hay chụp ảnh.
Những người này thường tự ti về ngoại h́nh của ḿnh dù dành phần lớn thời gian trong ngày để chăm sóc, nh́n ngắm hay t́m cách giấu chúng đi. Ngoài ra, họ thường cảm thấy lúng túng trong xă hội, ám ảnh về tương lai sẽ có người khác nh́n thấy "khiếm khuyết" và cười nhạo nó.
Sự vô lư của hội chứng này được tiết lộ trong bộ phim ngắn Contracuerpo.
Erotomania
Những người mắc chứng Erotomania thường có một niềm tin vô cùng lớn về việc chắc chắn đang có người nào đó yêu họ trong bí mật mà thường là những người có địa vị xă hội cao.
Các bệnh nhân tin rằng những "fan hâm mộ" của ḿnh v́ thân phận đặc biệt nên không trực tiếp nói ra mà thường thông qua các dấu hiệu đặc biệt, tín hiệu bí mật, thần giao cách cảm và tin nhắn được mă hóa trên truyền thông để giăi bày tâm tư.
Đây là một hội chứng phức tạp và khó để điều trị bởi ngay cả khi những "fan hâm mộ" kia có trực tiếp nói "không" th́ họ cũng không tin mà bằng vào niềm tin mù quáng của ḿnh tự lư giải rằng đây là một phần của chiến lược bí mật che giấu mối quan hệ của họ với xă hội.
Hội chứng này được nêu ra trong bộ phim From the Land of the Moon (nhân vật Marion Cotillard Hay).
Hội chứng này làm cho một bệnh nhân tin rằng một người nào đó gần gũi với họ hoặc chính họ đă được thay thế bằng một doppelganger (nôm na có thể hiểu là kẻ sinh đôi lạ mặt). Hay nói cách khác, đây là hội chứng gây rối loạn nhận diện khiến người mắc phải luôn trong tâm lư bất an đối với những người xung quanh hay chính bản thân ḿnh.
Bệnh nhân luôn nghĩ và tuyên bố rằng những hành động xấu xa được đồn thổi của bản thân là do kẻ mạo danh kia có khuôn mặt giống hệt làm ra và đổ tội cho họ. Chứng rối loạn này thường đi kèm với tâm thần phân liệt.
Hội chứng này được đặt theo tên nhà khoa học đă t́m ra nó vào năm 1923 - bác sĩ Joseph Capgras. Bộ phim truyện The Double, dựa trên cuốn tiểu thuyết cùng tên của F. M. Dostoevsky, tiết lộ bản chất của chứng rối loạn này.
Fregoli
Trái ngược hoàn toàn với hội chứng Capgras ở trên, Fregoli được biết đến nhưng một hội chứng tâm thần, trong đó người mặc phải tin rằng đằng sau khuôn mặt của những người xa lạ chính là người thân của ḿnh nhưng v́ một lư do nào đó buộc phải "cải trang" để không ai nhận ra.
Hội chứng được mô tả lần đầu tiên vào năm 1927 khi một cô gái trẻ tin rằng cô đang bị hai diễn viên từ nhà hát truy đuổi.
Hội chứng Adele
Hội chứng Adele là một nỗi ám ảnh khiến một người trải qua một t́nh cảm bệnh hoạn. Các bác sĩ gần đây đă nhận ra đây là một chứng rối loạn tâm thần đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của một người, so với cờ bạc, nghiện rượu... th́ nó c̣n đáng sợ hơn nhiều.
Các triệu chứng của bệnh giống như trầm cảm nặng nhưng lại nguy hiểm hơn: Ngược đăi bản thân hoặc người khác, tự lừa dối ḿnh, hy vọng một cách ảo tưởng, tự nguyện hy sinh, phớt lờ lời khuyên của bạn bè hoặc người thân khác, hành động liều lĩnh và mất hứng thú với các chủ đề khác và các hoạt động.
Bạn có thể xem The Story of Adele H, một bộ phim về hội chứng và người phụ nữ trẻ được đặt theo tên.
Cryptomnesia
Cryptomnesia là một loại suy giảm trí nhớ, theo đó một người không thể nhớ khi nào một sự kiện cụ thể xảy ra hoặc liệu đó là một giấc mơ hay thực tế. Người ta c̣n gọi nó là hội chứng ẩn giấu kư ức, do bác sỹ tâm thần học Flournoy đưa ra vào năm 1901.
Nói cách khác, ngọn nguồn của thông tin đều bị lăng quên và người mắc phải không thể xác định liệu ư tưởng/suy nghĩ/sự kiện... đó liệu thực sự thuộc về họ hay của người khác.
Hội chứng này thường đi cùng với hiện tượng "jamais vu", trái ngược với "deja vu", tức là đột nhiên cảm thấy một địa điểm (có thể quen thuộc) bất ngờ xa lạ đến cùng cực, cứ như lần đầu tiên nh́n thấy.
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế
Bệnh nhân mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế phải chịu đựng những suy nghĩ lo lắng ám ảnh mà họ không thể kiểm soát và thoát khỏi chúng. Có những hành động đặc biệt mà dường như đối với họ, nó bắt buộc phải diễn ra một cách hoàn hảo, nếu không cả ngày người đó sẽ mắc kẹt trong sự lo lắng sợ hăi.
Một ví dụ sinh động về một người bị OCD là nhân vật Leonardo DiCaprio, trong The Aviator.
Paraphrenia
Paraphrenia là sự kết hợp giữa ảo tưởng và sự vĩ đại. Những ư tưởng ảo tưởng của bệnh nhân liên tục đi kèm với ảo giác giả và "kư ức sai lầm".
Người mắc phải hội chứng này sẽ tự coi ḿnh là kẻ thống trị thế giới, tự cho ḿnh là bất tử hay nguồn gốc thần thánh hoặc giả cho rằng họ đă viết những cuốn sách tuyệt vời. Cũng chính bởi vậy mà họ thường rất kiêu ngạo và bí ẩn.
Rối loạn đa nhân cách
Rối loạn đa nhân cách c̣n được biết đến với cái tên rối loạn nhận dạng phân ly, là một loại rối loạn tâm thần hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm. Theo đó, bệnh nhân phân chia tính cách của ḿnh thành nhiều loại và cho rằng có rất nhiều người khác nhau đang cùng tồn tại trong cơ thể ḿnh.
Đặc biệt, những "cá nhân" đó hoàn toàn có thể có giới tính, độ tuổi, quốc tịch, tính cách, quan điểm khác nhau. Thậm chí nhiều người c̣n tin rằng họ tồn tại những căn bệnh khác nhau dù tồn tại chung trong một chủ thể cơ thể.
Nguyên nhân của chứng rối loạn này có thể do chấn thương tinh thần nghiêm trọng ở thời thơ ấu, với mục đích bảo vệ tâm lư, đứa trẻ bắt đầu nhận thức được những ǵ xảy ra với họ như thể nó đang xảy ra với người khác.
Câu chuyện nổi bật nhất với sự chia rẽ về tính cách xảy ra ở Mỹ vào cuối những năm 1970. Khi tên tội phạm nguy hiểm Billy Milligan bị bắt, hóa ra 24 người đang sống trong đầu anh ta. Bạn có thể đọc về câu chuyện này trong cuốn sách Daniel Keyes.
Nhân vật chính của bộ phim Split cũng mắc chứng rối loạn như vậy.
Nữ nhà văn Mỹ Hellen Keller đă từng nói: “Tôi đă khóc v́ không có giày để đi cho đến khi tôi nh́n thấy một người không có chân để đeo giày.”
Nếu bạn hỏng xe dọc đường, phải cuốc bộ vài dặm mới t́m ra được người giúp đỡ - Hăy nghĩ tới những ai liệt cả đôi chân, luôn khao khát được bước đi như bạn.
Đó là lúc khó khăn của bạn, đôi chân của bạn có thể đưa bạn đến bất cứ nơi đâu, đó là hạnh phúc và may mắn khi bạn sinh ra trên đời được có quyền đứng trên đôi chân của ḿnh để đi. Khi không may đôi chân phải nặng nề hơn trên con đường đang bước th́ hăy chớ vội nản ḷng, khó chịu bởi đằng kia có rất rất nhiều người đang khao khát được bước và được đi như bạn dù chỉ một bước chân....
Nếu bạn cảm thấy đời ḿnh bị mất mát và băn khoăn về ư nghĩa kiếp người - Xin bạn hăy biết ơn cuộc sống v́ có nhiều người đă không được sống hết tuổi trẻ của ḿnh để có những trải nghiệm như bạn.
Đừng bao giờ nghĩ rằng ḿnh kém may mắn trong cuộc đời này, hăy biết trân trọng từng phút giây khi được sinh ra trên cuộc đời này.
Nếu bạn cảm thấy ḿnh là nạn nhân của những ai hay cay nghiệt, dốt nát, nhỏ nhen, nghi kỵ - Hăy nhớ rằng việc đời có khi c̣n tệ hại hơn thế rất nhiều.
Sống là động nhưng ḷng không dao động.
Mỗi sớm mai thức dậy việc đầu tiên mà ta phải làm là hăy nở một nụ cười thật tươi để trả lại cho cuộc sống đă cho ta được sinh ra trên cuộc đời này, có được một đôi chân vững chăi để bước đi, có được một đôi tay lành lặn để ôm ấp những người mà ta yêu thương, có được một đôi mắt sáng để nh́n ngắm thế giới xung quanh, có được niềm tin và nghị lực trong mỗi chặng đường đời để cảm thấy ḿnh hạnh phúc dù ở trong hoàn cảnh nào. Hăy biết nâng niu và trân trọng từng phút giây mà bạn đang có để biết yêu thương được đong đầy như thế nào trong cuộc đời ḿnh.
HIỆN TẠI CỦA BẠN ĐANG LÀ MỘT NIỀM MƠ ƯỚC CỦA NHIỀU NGƯỜI, XIN HĂY TRÂN TRỌNG VÀ SỐNG TRỌN VẸN NGAY THỰC TẠI, BÂY GIỜ VÀ Ở ĐÂY
Năm 2014, Lịch 1986 Được “Săn Lùng” Như... Đồ Cổ Quư
Ngay khi năm 2014 bắt đầu những ngày đầu tiên, những cuốn lịch năm 1986 bỗng được săn lùng như những món đồ cổ. Tại sao?
Một phát hiện thú vị của các nhà khoa học cho năm mới 2014, đó là chúng ta có thể sử dụng lại cuốn lịch từ cách đây gần 3 thập kỷ - cuốn lịch năm 1986 - trong năm 2014 bởi ngày tháng của hai năm hoàn toàn giống hệt nhau.
V́ ngày tháng của năm 1986 hoàn toàn trùng khớp với năm 2014 nên bất cứ gia đ́nh nào hoài cổ tới mức giữa lại cuốn lịch từ cách đây 27 năm sẽ được dịp “cười lớn” trước sự trùng hợp hy hữu và thú vị này.
Hiện ở các nước phương Tây, những cuốn lịch cũ năm 1986 đang được săn lùng như một món đồ cổ “hàng hot” đầu năm mới, một thú chơi rất phù hợp với những ai yêu sưu tầm đồ cổ. Các tờ báo phương Tây cũng liên tục đăng tải những tin ảnh về các cuốn lịch cũ năm 1986 có thể đem sử dụng lại kể từ này 1/1/2014.
Sự trùng hợp này cũng khiến nhiều nhà in nảy ra ư tưởng làm lịch giả cổ, theo đó, họ tái bản những cuốn lịch giống hệt như những cuốn đă xuất bản hồi năm 1986 để tung ra thị trường và thu hút được một số lượng khách hàng không nhỏ.
Tập đoàn bán lẻ Pirelli của Ư - một trong những đơn vị in ấn lịch năm mới lớn nhất thế giới - cũng quyết định không ra mẫu lịch mới cho năm 2014 mà tái bản cuốn lịch chưa xuất bản của năm 1986 để kỷ niệm sự trùng hợp ngẫu nhiên đầy thú vị của ngày tháng năm nay.
Những ngày này, khi vào các trang mua sắm lớn trên mạng, bạn sẽ thấy khá nhiều người rao bán những cuốn lịch cũ từ năm 1986.
Những cuốn lịch này, giá ban đầu rất rẻ nhưng khi bán lại với ư nghĩa đặc biệt như thế này, thường giá sẽ lên tới mức 50 đô la
Dù đây được coi là một hiện tượng hy hữu nhưng thực tế không phải là quá hiếm gặp bởi bên cạnh năm 1986 th́ lịch của hai năm 1997 và 2003 cũng hoàn toàn có thể được đem tái sử dụng cho năm nay. Lịch năm 1986 gây sốt nhất bởi nó là cuốn lịch lâu năm hơn cả và có thể coi như một thú chơi đồ cổ trong dịp đầu năm mới.
Nếu bạn là người ham thích thú chơi đồ cổ, hăy nhớ rằng lịch của năm 2014 có thể tiếp tục được đem sử dụng cho năm 2025.
Dưới đây là một số cuốn lịch cổ năm 1986 c̣n được lưu giữ tới hôm nay:
Một cuốn lịch của Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên với h́nh minh họa trang đầu là đô vật người Mỹ nổi tiếng thế giới Hulk Hogan.
Một cuốn lịch với những h́nh minh họa tếu táo của nhà xuất bản Brown and Bigelow (Mỹ).
Một cuốn lịch mới cứng từ năm 1986 với h́nh minh họa là chú gấu Teddy. Cuốn lịch thậm chí c̣n chưa được sử dụng và vẫn c̣n được bọc trong giấy bóng kính.
Cuốn lịch năm 1986 với những h́nh vẽ hài hước của họa sĩ người Mỹ Norman Rockwell
Một cuốn lịch với h́nh minh họa là những ngôi sao màn bạc nổi tiếng ở thập niên 1980.
Một cuốn lịch với những bức h́nh minh họa là các cao bồi miền Tây ở những thập niên trước.
(Không thể rời xa Đạo dù chỉ trong tíc tắc.)
Trung Dung
Đây là chuyện tôi nghe:
Có thầy nọ sống đời tu hành rất mực thánh thiện. Không kể những lúc bắt buộc phải nhín chút thời gian dành cho các sinh hoạt cần thiết của đời thường, thầy luôn cố gắng thu xếp tối đa thời gian trong ngày để cầu nguyện, tụng kinh, ngồi thiền, v.v… Đầu óc thầy hầu như không c̣n chỗ nào trống trải cho các tà niệm sái quấy có thể thừa cơ len lỏi vào. Sau nhiều năm dài tu hành tinh nghiêm, cẩn mật như thế, thầy thấy măn nguyện trước sự tiến bộ tâm linh.Thế rồi khuya hôm nọ, sau khi xong cữ thiền giờ Tư, thầy đi ngủ và mơ thấy ḿnh dự một buổi tiệc lớn gồm toàn những bậc đạo cao đức trọng.
Trong lúc chủ tiệc chưa ra tiếp khách, mọi người lần lượt được rước tới bàn ăn rất to và dài. Ai cũng có chỗ ngồi trang trọng theo đúng thứ bậc v́ chủ tiệc đă gắn sẵn trên mặt bàn những tấm thẻ nhỏ ghi họ tên từng thực khách. Thầy thấy ḿnh được vinh dự xếp ngồi gần chủ tiệc, nhưng ở vị trí thứ nh́. Vị trí thứ nhất dành cho người bán tạp hóa ở khu phố không xa nơi thầy cư trú.Sáng hôm sau, thầy t́m tới tiệm tạp hóa, lựa một góc và nhẫn nại đứng quan sát rất lâu.
Tiệm không lớn lắm nhưng lúc nào cũng có khách hàng vào ra nườm nượp. Chủ tiệm chẳng hở tay bán hàng, thu tiền, thối tiền… vẻ mặt lúc nào cũng tươi cười, nói năng ḥa nhă… Tuyệt nhiên không thấy chủ tiệm có cử chỉ, động tác đặc biệt ǵ tỏ ra ông đang tĩnh tâm hay cầu nguyện.
Nhân một lúc ngớt khách, thầy bước tới chào chủ tiệm và kể lại giấc mơ kỳ lạ. Chủ tiệm ôn tồn nói: “Tôi cần chiết dầu ăn từ cái thùng hai mươi lít ra hai mươi cái chai xếp sẵn ở góc kia. Xin thầy giúp một tay. Đừng để chai nào đầy quá hay vơi quá. Đừng làm sánh dầu ra ngoài chai nhớp nháp. Lát nữa sẽ tiếp tục câu chuyện của thầy.”
Thầy chiết dầu vừa xong th́ đúng lúc chủ tiệm được ngơi tay bán hàng. Ông ta bước tới hỏi: “Năy giờ cắm cúi lo chiết dầu ra chai, trong đầu thầy có giây phút nào nhớ nghĩ tới Trời tới Phật không?”
Thầy bẽn lẽn: “Tôi làm không quen, ráng tập trung rót dầu vào từng chai theo đúng yêu cầu của ông, mệt toát mồ hôi. Do đó chẳng được phút giây nào rảnh trí mà nhớ nghĩ tới Phật Trời!”Chủ tiệm cười hiền: “Nếu thầy bận bịu buôn bán như tôi cả ngày, lu bu quanh năm suốt tháng, th́ tâm thầy ắt xa Trời xa Phật mịt mù luôn! Tôi không có phước lớn để được rảnh rang chuyên lo tu hành như thầy. Tôi chỉ ráng tập thành thói quen cho tâm tôi lúc nào cũng nhớ Trời nhớ Phật. Khi bán hàng cho khách tôi nguyện không để ai phải phiền ḷng v́ bị cân non đong thiếu. Khi chiều chuộng khách hàng tôi nguyện không để ai mích ḷng v́ thấy tôi thiên vị. Gặp khách hàng xấu tính, tôi nói cười nhă nhặn, thầm nhắc nhở: Thánh Thần giả dạng thường dân tới thử thách ḿnh đây. Tôi tu như vậy đó, thưa thầy.
Đề cập đến sức khoẻ, chúng ta thường nghe những câu phổ biến như : “Sức khoẻ là vàng” “Sức khoẻ quư hơn vàng” “Chúng ta thường mơ ước rất nhiều điều, nhưng khi bệnh tật, chúng ta chỉ c̣n ước một điều duy nhất: đó là có sức khoẻ” “Mất sức khoẻ là mất tất cả” “Sức khoẻ là trụ cột của cuộc sống”…
Chúng ta có thể đă quan tâm nhiều đến tầm quan trọng của sức khoẻ nhưng “Sức khoẻ là ǵ” th́ dường như có nhiều kiểu định nghĩa khác nhau tuỳ theo tŕnh độ hiểu biết của mỗi người. Đến nay, Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO ) đă đưa ra định nghĩa chuẩn về sức khoẻ như sau :
“Sức khoẻ không chỉ là t́nh trạng không bệnh, tật của cơ thể, mà c̣n là trạng thái tinh thần b́nh an, tâm lư thoải mái với tất cả các mối quan hệ trong cuộc sống”
Điều đó có nghĩa sức khoẻ được cho là bao gồm t́nh trạng của cả tinh thần lẫn thể chất. Chúng ta có thể bổ sung cho đầy đủ hơn định nghĩa về sức khoẻ như sau : “ Sức khoẻ của một người là kết quả tổng hoà của tất cả các yếu tố tạo nên tinh thần và thể chất của con người ấy”
* THỂ CHẤT:
Ăn Uống :Mỗi cá nhân có biết ăn uống đúng hay không ( Chọn chế độ ăn khoa học, đầy đủ dinh dưỡng, phù hợp bản thân mỗi người về cơ địa, thể lực, tuổi tác, nhu cầu dinh dưỡng trong từng t́nh trạng sức khoẻ.)
- Hít Thở : Mỗi cá nhân có biết cách thở đúng hay không (Hít thở sâu và chậm răi bằng mũi, làm tăng dung tích phổi, tăng dưỡng khí nuôi dưỡng các tế bào cơ thể. Nên tập thở bụng (hít vào bụng căng, thở ra bụng xẹp) là cách thở phù hợp tự nhiên , mang nhiều năng lượng sống cho cơ thể)
- Sinh Hoạt : Mỗi cá nhân có biết sinh hoạt điều độ, chừng mực hay không (, giữ nhịp điệu sinh học của cơ thể phù hợp với nhịp điệu vận hành của tự nhiên giới. Các hoạt động nên hướng về mục tiêu phát triển và tiến hoá tinh thần, giảm thiểu những hoạt động thiên về hưởng thụ vật chất. )
- Vận Động : Mỗi cá nhân có biết vận động thể lực đúng hay không ( Các động tác cơ bản của con người là Đi, Đứng, Nằm, Ngồi. Các tư thế vận động của các khớp trong cơ thể là cúi, gập, ưỡn, ngửa, co, duỗi, nghiêng, quay, phải trái, trước sau.
Thường xuyên vận động cơ thể ở tất cả các động tác cơ bản, tất cả các tư thế hoạt động của các khớp để cơ thể luôn mềm dẻo linh hoạt và cân bằng) .
Đây là phần quan trọng của con người. Trước mỗi t́nh huống, con người đều có nhận thức. Tuỳ theo nhận định tích cực hay tiêu cực mà con người có cảm xúc tích cực hay tiêu cực . Các t́nh chí phát sinh là Hỉ, Nộ, Ái, Ố, Bi, Dục, Khủng. Những t́nh chí này nếu có tần suất dầy hoặc/và ở mức độ cao sẽ tác động đến cơ thể vật chất. Cảm xúc làm năo bộ sản xuất ra các Nội tiết tố tương ứng với từng t́nh chí làm ảnh hưởng đến cơ quan chịu tác động của các nội tiết tố này.
Cảm xúc làm hơi thở thay đổi theo các t́nh chí và nhịp tim cũng thay đổi theo hơi thở, điều này trực tiếp tác động đến hệ tuần hoàn và hệ hô hấp, gián tiếp ảnh hưởng đến các hệ cơ quan khác trong cơ thể. V́ thế, trạng thái tinh thần thường xuyên bất ổn trầm trọng hay gây nên các bệnh nội thương cho cơ thể.
Chúc các bạn có một sức khỏe tốt cả về thể chất lẫn tinh thần !
Trước đây nghe ai mở miệng nói chữ “Đéo” tôi rất ghét nhưng sao lần này đọc chữ này ai viết trên tường ở VN, tôi thấy như nó có cái ǵ thật là” hùng khí” và quư phục người đă viết nó.
Ngày 26 tháng 1 năm 2014
Bạn ta,
Tôi không biết những ḍng chữ viết trên một bức tường ở đoạn giữa Lai Châu đi Điện Biên có c̣n không, hay đă bị xóa đi mất rồi.
Một nhóm vài ba sinh viên ở vùng Tây Bắc xuống học ở các thành phố ở dưới đồng bằng , trong một chuyến đi về thăm nhà, một nơi rất gần biên giới Việt Trung, đă quyết định dùng sơn viết những hàng chữ Hoàng Sa Trường Sa Việt Nam, để bầy tỏ thái độ yêu nước của họ trên thành cầu, trên những bức tường sát bên đường xe đi.
Lúc đầu họ chỉ viết những chữ tắt HS.TS.VN. nhưng sợ người đọc không hiểu nên họ viết thẳng ra là Hoàng Sa Trường Sa Việt Nam. Rồi họ lại nghĩ là viết như thế chưa rơ, nên trên một bức tường khác, họ viết rơ hơn: "Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam."
Viết xong hàng chữ này, họ nghĩ điều muốn nói đă được nói lên rất rơ. Những chữ viết trên tường rất đẹp và rất rơ mầu sơn đỏ trên bức tường xi măng mầu xám rất dễ đọc.
Các sinh viên này cho biết là vừa viết xong th́ một người đàn ông trung niên đến hỏi tại sao lại viết thế. Khi được các sinh viên giải thích là họ muốn khẳng định các hải đảo là của Việt Nam, ư nói không phải là của Trung quốc. Người đàn ông trung niên cho biết ông là bộ đội từng đánh nhau với quân đội Trung quốc, có thể là hồi xẩy ra cuộc chiến Việt Trung những năm 1984-1988. Ông nói viết ḍng chữ như các sinh viên vừa viết có thể dân chúng đọc không hiểu. Ông lấy sơn viết thêm ở dưới bốn chữ, không cần tới phương châm 16 chữ của Giang Trạch Dân nhét vào mồm bọn lănh đạo Hà Nội, mà nay đọc lên chỉ muốn giết hết mấy cái đứa nô dịch theo Tầu.
Bốn chữ mà ông trung niên viết thêm là, nguyên văn đọc thấy rơ trong bức h́nh chụp: "Đéo phải của Tầu".
Chao ôi, chữ "đéo" nghe đă đời làm sao!
Không phải là một câu phủ định tầm thường như "không phải của Tầu", mà là "đéo phải".
Lối nói phủ định dùng những từ ngữ hoặc để nói về việc giao hợp (đéo) hay về một bộ phận cơ thể (đếch) có mục đích là làm cho ư nghĩa của câu mạnh hơn, khẳng định hơn, rơ ràng hơn, pha thêm ít nhiều sự phẫn nộ ở trong. Những chữ đó thường không được viết xuống, chỉ thường xuất hiện trong văn nói.
Trên bức tường, hai ḍng chữ viết bằng sơn đỏ, một của mấy sinh viên, một của một người đàn ông trung niên, nhưng cả hai đều là nhũng thông điệp chính trị.
Câu của các sinh viên được câu của người bộ đội từng đánh nhau với Tầu đă được làm cho mạnh hơn, quyết liệt hơn, và dễ hiểu hơn với những người dân quê ở cái vùng gần biên giới Việt Trung đó.
Chuyện xẩy ra đă mấy năm không biết những hàng chữ đó có c̣n không, hay đă bị bọn tay sai của Tầu cạo đi rồi. Nhưng tôi tin là c̣n, v́ một người đàn ông khác đă hứa với mấy sinh viên rằng nếu có ai xóa những chữ ấy đi th́ anh ta sẽ viết lại v́ anh là người làm đường ở đó.
Lời nói của anh nghe đầy giọng của Phùng Quán:
"...Bút giấy tôi ai cướp giật đi
Tôi sẽ dùng dao viết văn trên đá."
Như vậy, nếu những hàng chữ ấy bị bôi xóa đi, th́ nó sẽ được viết lại.
Có điều là nhà cầm quyền không bắt... bức tường đem nhốt như đă nhốt ông Điếu Cầy chỉ v́ ông đă khẳng định bằng một câu tương tự về Hoàng Sa và Trường Sa.
H́nh ảnh gây sốc của thi thể hai cha con người di cư Trung Mỹ tại ḍng sông Rio Grande ở biên giới Mexico - Mỹ. Ảnh: AP.
Khi nói về biên giới, ai cũng nghĩ đến lằn ranh chia đôi giữa nước này với nước kia, mà ít ai nghĩ đến cái biên giới giữa cái sống và cái chết, giữa sự tự do và tù tội, giữa thời gian và không gian, và c̣n rất nhiều những biên giới khác nhau hữu h́nh và vô h́nh. Có những biên giới mà tôi đă đi qua rất dễ dàng khi du lịch hay đi công tác qua các lục địa khác nhau. Lại có những biên giới khi vượt qua đă để lại trong tôi những khắc khoải, thổn thức sâu đậm, không dễ ǵ quên và nó cứ sống lại mỗi khi tôi nghe, thấy, hoặc đọc được trên tin tức hay truyền h́nh hằng ngày.
Thập niên 80 ở Việt Nam, biên giới của Sống hay Chết và của Tự Do hay Tù Tội là những chuyến vượt biên đường biển âm thầm mà dữ dội với những tin vui lẫn tin chết chóc bay về các gia đ́nh c̣n ở trong nước. Cũng cái biên giới mong manh đó, ngày nay đang lập lại ở phía Nam nước Mỹ, đang nóng lên từng ngày nơi bức tường ngăn cách mà những di dân Nam Mỹ đang kiếm đường vượt qua để đi về phía Bắc mà họ gọi là El Norte hay Đường về phương Bắc (The North).
Mới đây, vào cuối tháng 6 năm 2019 một thảm kịch đau ḷng xảy ra tại tại con sông Rio Grande (nghĩa là Sông Lớn) đă làm bàng hoàng người dân hai bên bờ đất nước. Con sông ranh giới giữa 2 nước Mễ và Mỹ, gần thị trấn Brownsville, tiểu bang Texas. H́nh ảnh xác hai cha con nằm úp mặt xuống nước, bé gái được kẹp bên trong lưng áo thun bố, cánh tay của đứa bé chưa đầy 2 tuổi này vẫn quàng qua cổ cha như cố bám vào sự che chở cuối cùng. Bức h́nh đă làm rung động sâu sắc và chạm đến từng con tim của nhân loại khiến người ta phải đặt lại vấn đề lương tâm và ḷng nhân đạo của con người(1).
Con sông này bắt nguồn từ tiểu bang Colorado, từ trên dăy núi Rocky Mountains, chảy ngang qua tiểu bang New Mexico, xuôi Nam xuống đến tiểu bang Texas, rồi đổ ra vùng biển Gulf of Mexico. Tổng cộng chiều dài khoảng 1900 miles. Được coi là ranh giới tự nhiên giữa Mỹ và Mễ Tây Cơ, gịng sông này nước chảy xiết, ḷng sông rộng, những khúc hẹp nhất (khoảng 100-150 ft.) được những “coyote”, người đưa lậu dân vượt biên, dùng thuyền nhỏ đưa người qua sông, hoặc những người trẻ, khỏe mạnh, thường tự ḿnh bơi qua để vào nước Mỹ. Ca nô của lực lượng biên pḥng Mỹ thường xuyên đi tuần nhưng cũng không thể kiểm soát được hết mọi nơi.
Hơn ai hết, v́ từng là người tỵ nạn, tôi xúc động đến bàng hoàng. Tôi nh́n thấy trong bức h́nh đó cái biên giới mong manh giữa cái sống và cái chết của con người. Không biết người cha trẻ từ El Salvador này nghĩ ǵ khi chỉ c̣n vài sải tay nữa, anh và con gái sẽ chạm được bến bờ tự do ở bên kia sông, trước khi đuối sức bị gịng nước cuốn đi. Con sông là một biên giới giữa tương lai đầy hứa hẹn và quá khứ nghèo khổ, bạo lực mà cha con anh bỏ lại sau lưng.
Tôi như nghe và thấy h́nh ảnh người cha trẻ đang ngụp lặn, tuyệt vọng chiến đấu với gịng nước chảy xiết, dùng hết sức b́nh sinh, nhét con ḿnh vào bên trong lưng áo dặn ḍ phải bám chặt cổ cha, đừng buông tay nghe con. Con chào đời trong nhọc nhằn nước mắt yêu thương của cha mẹ, cha sẽ đưa con đến bến bờ b́nh yên. Dù gịng đời, gịng nước nổi trôi, dù thân phận con người bấp bênh, cha vẫn luôn là chỗ dựa để con nương vào, cùng cha đi đến cuối cuộc đời, con nhé.
Đoạn cuối của cuộc hành tŕnh, hai cha con người di dân măi măi vẫn không đến được bến bờ bên kia, người ta t́m thấy thi thể của họ dật dờ ở bên này biên giới, cạnh đám lau sậy thưa thớt ven bờ sông. Theo lời kể của người vợ, anh đă đưa con gái an toàn qua bên kia bờ, định trở lại để tiếp tục đưa vợ qua; đứa bé gái, v́ sợ hăi tưởng bị cha bỏ, chạy trở lại xuống sông rồi bị nước cuốn đi. Anh vội lao theo để cứu con. Thế là cả một giấc mơ chưa trọn đă bị gịng nước cuốn trôi, đem theo cả cái biên giới mong manh gia đ́nh anh tưởng sắp sửa chạm tới.
Vẫn trong tôi chưa phai, ngày chiếc tàu Berge Helene, một tàu chở bột ḿ của Na-Uy đang trên đường đến Saudi Arabia, sau khi ra tay cứu vớt, họ đă đưa chúng tôi vào hải cảng Singapore. Chính phủ nước này từ chối không cho chúng tôi lên bờ dù con tàu được phép cặp bến. Họ thông báo trại tỵ nạn đă đóng cửa, rồi gởi đến một toán cảnh sát biên pḥng với súng lăm lăm trên tay, mắt lúc nào cũng nh́n về chiếc tàu để chắc chắn rằng không ai trong chúng tôi có thể t́m cách đặt chân lên đất nước họ.
Khi ánh nắng chiều nhạt dần, không khí mát dịu lại, cả tàu chúng tôi đổ ra boong nh́n xuống cảng Singapore đèn đuốc sáng rực, xe cộ qua lại như mắc cửi, với cặp mắt thèm thuồng cái tự do vô cùng b́nh thường ấy. Biên giới ngay trước mặt mà h́nh như rất xa, chỉ vài mươi thước mà chúng tôi không thể nào đặt chân lên được. Những con người của thế giới tự do dưới kia, họ vẫn vô tư, từng đôi nắm tay nhau đi dạo trên bến cảng. Vài em bé vẫn hồn nhiên chạy đùa trong công viên bên kia đường.
Cả đêm, tôi và những người bạn cùng ghe, ngồi trên boong tầu với điếu thuốc cháy đỏ trên môi, mắt nh́n xuống đường phố mà như không thấy ǵ, với một tâm trạng ngổn ngang tơi bời. Năm đó (1989) các trại tỵ nạn Đông Nam Á đă và đang đóng cửa mà chúng tôi không biết, vẫn c̣n bám víu vào ḷng nhân đạo của thế giới đối với thuyền nhân tỵ nạn. Số phận 48 người chúng tôi đang nằm trong tay chính phủ Singapore, như tử tù dưới tay ông quan ṭa, sống chết do họ quyết định.
Chỉ khi bị cướp mất sự tự do, quyền được sống, chúng tôi mới biết trân quư tất cả những ǵ ḿnh vừa đánh mất. Để trốn chạy bạo quyền, chúng tôi liều chết ra đi, vượt bao hải lư, đến được một đất nước dân chủ, hít thở không khí tự do chung với họ mà vẫn không được quyền bước vào. Cái giá của tự do thật không dễ dàng chút nào! Chúng tôi thẫn thờ, bất lực nh́n cái biên giới bi hài của chính chúng tôi, một nhóm người vừa bỏ nước ra đi, sẽ lang thang lưu đày trong sự im lặng nhẫn tâm của loài người.
Sáng hôm sau, một phái đoàn gồm nhiều người ăn mặc rất đẹp bước lên tàu, họ đại diện cho cao ủy liên hiệp quốc về người tỵ nạn, lên tàu vấn an và đem một số tặng phẩm đến cho chúng tôi, đặc biệt cho trẻ em và phụ nữ. Trong đoàn có 2 người thông dịch viên Việt Nam, một nam và một nữ. Đầy vẻ tự tin, da dẻ hồng hào, không c̣n ǵ sót lại của một thuyền nhân tỵ nạn, họ cho biết họ cũng là người vượt biển Việt Nam trong trại tỵ nạn Singapore, đang chờ ngày lên đường định cư ở nước thứ ba.
Cả hai đều ăn mặc rất đẹp, hợp thời, và thơm phức “mùi”văn minh, mùi của sự tự do so với những khuôn mặt ngơ ngác, khắc khổ, và những bồ quần áo nhăn nhúm trên cơ thể hôi hám của chúng tôi. Họ đứng đó cười nói với chúng tôi mà sao nghe xa lạ quá. Họ như đến từ một thế giới khác. Cùng tiếng nói, cùng dân tộc mà như bị ngăn cách bởi một bức tường vô h́nh, mong manh nhưng không chạm tới được, một biên giới mà mới đây không lâu, họ vừa vượt qua một mốc thời gian “trước khi đóng cửa”, và chúng tôi “sau khi đóng cửa”. Họ đă lột xác khi bước qua ngưỡng cửa của thế giới tự do, trong khi chúng tôi vẫn c̣n lay hoay trong biên giới của lưu đày, và lạc hậu.
Khi biết không thể nào thuyết phục được chính phủ Singapore, thuyền trưởng tàu Na-Uy liên lạc với chính phủ của ông ta, xin đất nước Bắc u này hăy đón nhận chúng tôi. Đồng thời ông cũng xin Singapore cho chúng tôi tạm dung, công ty của ông sẽ trả tiền cho thời gian chúng tôi ở trại tỵ nạn, sau đó sẽ đón chúng tôi đến đất nước Na-Uy.
Tàu phải chờ thêm 1 ngày nữa để đợi quyết định chính thức của hai quốc gia về số phận của chúng tôi. Cuối cùng, giờ “phán xét” lên thiên đàng hay xuống địa ngục cũng đến, chính phủ của cả hai nước không muốn nhận thêm người tỵ nạn. Ḷng nhân đạo của con người đă cạn và trái tim của họ đă đóng cửa. Chúng tôi phải rời Singapore ngay chiều nay, tiếp tục trở ra biển khơi.
Để lại sau lưng ánh đèn rực rỡ của hải cảng Singapore mà ḷng nặng trĩu âu lo, chúng tôi nh́n ra mênh mông phía biển, trời tối đen, mịt mù như tương lai của chúng tôi ở phía trước. Tàu chạy một hồi lâu, ông thuyền trưởng xuất hiện với một nụ cười tươi tắn rất khác với khuôn mặt lo âu hai hôm nay, ông thông báo “có tin vui trong giờ tuyệt vọng”, trại tỵ nạn Philippines c̣n mở cửa.
Tin vui như những giọt nước Cam Lồ tưới lên những đôi môi rạn nứt, khô cằn. Ông đă mang lại cho chúng tôi một sự hồi sinh và cả một trời hy vọng mà chúng tôi tưởng không c̣n nữa. Ông cho biết vừa liên lạc và mướn được một chiếc tàu hàng Pháp để chở chúng tôi đến thẳng Philippines, c̣n tàu của ông phải tiếp tục cuộc hành tŕnh để không bị trễ hẹn thêm với khách hàng.
Nửa đêm hôm đó, hai tàu cặp vào nhau ở một điểm “Rendez-vous” giữa biển khơi. Trời đổ mưa và sóng khá to, nên chúng tôi được chuyển qua tàu bên kia thật là vất vả. Nhiều người lại ói mửa đến mật xanh v́ tàu Pháp là một tàu chở hàng rất nhỏ so với chiếc tàu chở bột ḿ khổng lồ của Na-Uy. Chúng tôi nằm la liệt trong khoang chứa hàng, và hơn 1 ngày sau, tàu cặp bến Puerto Princesa, Philippines.
Chúng tôi vui mừng chưa được bao lâu th́ 10 ngày sau đó chính phủ Philippines cũng tuyên bố chính thức đóng cửa trại tỵ nạn PFAC. Lần này cái lằn ranh thời gian, lại một lần nữa lại giăng lên ngăn chia những đồng bào của tôi, những người đến trại sau ngày đóng cửa. Họ bị cách ly trong một hàng rào kẽm gai để chờ làm giấy tờ phân loại PA (Philippines Asylum) và PS (Philippines Screening).
Những người tỵ nạn khốn khổ, trong đó có những người anh, người chị, người em, cha mẹ, vợ chồng, và con cái, khi nhận ra gia đ́nh ḿnh đang ở ngoài hàng rào cách ly, chỉ biết hoang mang, ngơ ngác nh́n nhau với những cặp mắt đỏ hoe, ngấn lệ. Có những người yêu nhau trước ở Việt Nam, mà người đi trước, kẻ đi sau, cũng chỉ ngậm ngùi t́m tay nhau qua hàng rào kẽm gai. Cái biên giới không gian rất gần, bàn tay nắm được bàn tay, nh́n thấy nhau mà cái biên giới thời gian sao mà cách xa nhau diệu vợi. Giữa hai người bây giờ là một lằn ranh vô h́nh của việc thanh lọc những người không may mang số PS.
Chúng tôi thực sự biết ơn và suốt đời ghi tạc tấm ḷng của vị thuyền trưởng người Na-Uy đă v́ những người tỵ nạn chúng tôi, những người xa lạ, không cùng chủng tộc, ngôn ngữ; ông đă đưa cánh tay ra cứu vớt chúng tôi, trong khi những người cùng tiếng nói, màu da, mang tiếng là đồng bào đă ra tay tận diệt người dân của họ, đẩy chúng tôi đi t́m cái chết ngoài biển khơi.
Sau này, nhờ internet, rồi qua ṭa đại sứ Na-Uy ở Washington DC, tôi liên lạc được với ông. Lần đầu gọi phone cho ông, giọng xúc động, tôi chỉ nói được hai chữ cám ơn ông măi măi và măi măi. Tôi có hỏi hai ngày đậu ở cảng Singapore, chắc ông và công ty thiệt hại số tiền đến khoảng trên dưới $200,000.00 phải không? Ông chỉ nhỏ nhẹ khuyên tôi đừng bận tâm hay lo lắng, v́ mọi chuyện đă là dĩ văng, hăy tập trung cho tương lai.
Vâng, chúng tôi đă và vẫn đang tập trung cho tương lai của chúng tôi và các thế hệ con cháu chúng tôi bằng cách làm việc chăm chỉ, ḥa nhập vào đời sống ở đất nước tươi đẹp này. Chúng tôi phá vỡ được những biên giới ngăn cách về khác biệt văn hóa và thành kiến chủng tộc để có được một cuộc sống tốt hơn nơi quê hương thứ hai này.
Chúng tôi tin vào nước Mỹ v́ chúng tôi có những ước mơ cháy bỏng và v́ chúng tôi có cơ hội để biến những ước mơ đó thành sự thật. V́ thế chúng tôi có cái nh́n bao dung, luôn trân trọng ước mơ của tất cả những người di dân khác, những người bị chà đạp bởi độc tài, bạo lực, không có cơ hội sống một đời đúng nghĩa. Nhà thơ nổi tiếng Khalil Gibran, người Lebanese, đă viết: Cuộc sống không có tự do là một thể xác không có tâm hồn. Life without Liberty is like a body without a Spirit.
Nước Mỹ trở nên vĩ đại và tuyệt vời là do sự kết hợp của nhiều sắc tộc di dân khác nhau làm nên một quốc gia cường thịnh ngày nay. Đừng quá tự hào cho rằng ḿnh xứng đáng hơn những dân tộc khác v́ ḿnh phải vượt biển trên những con thuyền mong manh, đối diện với sóng to gió lớn, nhiều rủi ro hơn. Bất cứ di dân nào cũng là những con người khát vọng tự do, họ t́m kiếm một cơ hội đổi đời trên một vùng đất mới, một xứ sở an b́nh với ước mong sẽ không c̣n bạo lực và nghèo đói triền miên đe dọa lên gia đ́nh họ. Họ đang cố vượt qua những cái biên giới mong manh đó, những biên giới tưởng gần mà hóa ra rất xa
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.