Chỉ trong ṿng 2015, Trung Quốc đă sản xuất tới 85 tỉ miếng băng vệ sinh, nhưng hoàn toàn không sản xuất băng vệ sinh dạng ống (tampon). Lư do là các thiếu nữ nước này không dùng bởi họ sợ sẽ mất trinh. Sang năm nay TQ mới bắt đầu sản xuất loại băng vệ sinh này.
Trung Quốc sắp có thương hiệu tampon đầu tiên.Minh họa: Shutterstock
Chính xác th́ 80 năm sau khi tampon lần đầu được giới thiệu tại Mỹ, phụ nữ Trung Quốc sắp tới mới có thể mua loại tampon lần đầu tiên được sản xuất tại nước này.
Trung Quốc thường cố gắng bắt kịp những mặt hàng tiêu dùng của Mỹ, nhưng lâu nay họ luôn thiếu băng vệ sinh dạng ống (tampon), theo USA Today .
Ông Ye Deliang, 51 tuổi, một kỹ sư điện tử ở t́nh Hà Nam, dự định tung ra mặt hàng tampon có tên Danbishuang trong tháng 8 này, cùng một chiến dịch truyền thông Xă hội nhấn mạnh lợi ích sức khỏe mà sản phẩm này mang lại, USA Today ngày 14.8 cho biết.
Một phụ nữ đă gặp tai nạn hiếm thấy khi sử dụng Tampon và để lại di chứng hết sức nghiêm trọng, các bạn gái nên thận trọng hơn khi sử dụng loại sản phẩm này.
“Điều quan trọng là Trung Quốc có thương hiệu riêng về tampon. Mỗi ngành công nghiệp cần một người tiên phong, và tôi muốn là một trong số đó”, ông Ye Diliang nói.
Sự thiếu hụt về các bài học giáo dục giới tính tại Trung Quốc đă tạo ra một xu hướng văn hóa không ưa dùng băng vệ sinh dạng ống ở đất nước 1,3 tỉ dân này tính tới nay.
Trên lư thuyết, Thị trường cho loại mặt hàng nữ giới này khá hứa hẹn ở Trung Quốc. USA Today dẫn một số liệu cho thấy Trung Quốc có khoảng 670 triệu phụ nữ, và trong số này có 377 triệu nữ giới thuộc lứa tuổi 15-50, tức giai đoạn sử dụng băng vệ sinh hoặc tampon.
Mặc dù vậy, sẽ tương đối khó khăn để thuyết phục phụ nữ Trung Quốc chuyển qua dùng tampon thay v́ băng vệ sinh b́nh thường, với con số dự kiến sẽ có 140 tỉ miếng được dùng trong năm nay.
Chỉ 2% phụ nữ Trung Quốc dùng các sản phẩm tampon, theo một cuộc khảo sát năm 2015 do Cotton Incorporated, một tập đoàn tiếp thị trụ sở ở bang North Carolina (Mỹ), thực hiện. Cuộc khảo sát kết luận rằng: “Cứ 4 người không sử dụng băng vệ sinh dạng tampon ở Trung Quốc, th́ 1 nói rằng họ sẽ thử xài nếu được dạy cách sử dụng”.
Thực tế phụ nữ Trung Quốc hiện nay có thể mua các loại tampon nhập khẩu, bằng cách mua hàng trực tuyến và tại những cửa hàng cao cấp ở các thành phố lớn. Đó là nhóm người có xu hướng sống kiểu thành thị, dưới 30 tuổi và được giáo dục tốt, theo USA Today.
Mặc dù vậy, cho tới nay Trung Quốc vẫn chưa sản xuất tampon mang thương hiệu nội địa. Điều này xuất phát từ việc thiếu giáo dục giới tính như đă nêu, và đa số cho rằng dùng tampon sẽ... mất trinh tiết. Li Yinhe, một nhà nghiên cứu về t́nh dục cho biết: “Chúng tôi có một câu nói ở Trung Quốc rằng ‘thà thiếu ăn chứ không để mất trinh tiết’”.
Thị trường tampon tuy vậy đă có chuyển biến mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Ví như ông Simon Lai, chủ sở hữu cửa hàng trực tuyến tên Puff House ở tỉnh Quảng Đông cho biết doanh số bán hàng đă tăng gấp đôi trong năm qua. Puff House dĩ nhiên chủ yếu phân phối các thương hiệu tampon nhập khẩu như Tampax và Kotex.
Điều đó cổ vũ cho Ye Deliang “khởi nghiệp” với việc bán trực tuyến các sản phẩm mang thương hiệu Trung Quốc của ḿnh. Tuy nhiên, ông vẫn phải đối mặt với sự mất ḷng tin về sản phẩm trong nước, theo USA Today .
“Tôi chỉ mua các loại tampon nước ngoài. Tôi thấy không thể tin tưởng các công ty trong nước được”, Wang Qingying, một nữ nhân viên ngân hàng 26 tuổi nói với USA Today.
Therealtz © VietBF