Vietbf.com - Nhân cuộc họp với ASEAN tại Măn Châu Lư vùng Nội Mông, để bàn về những biện pháp pḥng ngừa xung đột trên biển, ngày 16/08/2016, đại diện Trung Quốc đă gián tiếp chỉ trích lập trường Biển Đông của Singapore khi yêu cầu quốc gia Đông Nam Á này đừng can thiệp vào vấn đề Biển Đông. Đ̣i hỏi của Trung Quốc đă bị phía Singapore bác bỏ, dĩ nhiên là với những lời lẽ rất ngoại giao.
Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân. Ảnh: Chinatimes Đài Loan
Singapore gần đây có nhiều phát biểu yêu cầu Trung Quốc tuân thủ phán quyết của Ṭa trọng tài, tuân thủ luật pháp quốc tế. Singapore cũng đă trở thành một "mỏ neo" của Mỹ ở châu Á, khiến cho Trung Quốc đặc biệt quan ngại.
Tờ Chinatimes Đài Loan ngày 16/8 cho hay Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân cùng ngày đă thúc đẩy, đề nghị Singapore tránh xa tranh chấp Biển Đông.
Tờ Nam Hoa buổi sáng Hồng Kông cho biết ông Lưu Chấn Dân đă đưa ra đ̣i hỏi trên sau Hội nghị giữa Trung Quốc và các nước ASEAN tổ chức ở Măn Châu, Khu tự trị Nội Mông Cổ, Trung Quốc.
Tại hội nghị lần này, Trung Quốc và các nước ASEAN đă đạt được tiến triển trong đàm phán về xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) có tính ràng buộc hơn trong vấn đề Biển Đông.
Hai bên đồng ư ra Tuyên bố chung về thực hiện nguyên tắc ứng xử đối với các sự kiện bất trắc trên biển.
Ngày 2/8/2016, Thủ tướng Singapore Lư Hiển Long và Tổng thống Mỹ Barack Obama tiến hành hội đàm. Ảnh: BBC Anh
Tuy nhiên, theo tuyên truyền của tờ Nam Hoa buổi sáng, mặc dù không liên quan đến tranh chấp chủ quyền Biển Đông, nhưng lập trường gần đây của Singapore, một thành viên của ASEAN lại khiến cho Trung Quốc quan ngại. Trung Quốc thể hiện thái độ đ̣i hỏi Singapore duy tŕ lập trường "trung lập".
Tờ Nam Hoa buổi sáng dẫn lời Lưu Chấn Dân cho rằng Singapore không phải là bên tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Trung Quốc muốn Chính phủ Singapore, trong điều kiện không can thiệp vào vấn đề Biển Đông, tích cực thúc đẩy hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN.
Trên thực tế, không phải Singapore không có liên quan đến Biển Đông, ḥa b́nh, an ninh và ổn định khu vực trong đó có tự do và an toàn hàng hải, hàng không ở Biển Đông rơ ràng liên quan đến tất cả các nước trong khu vực và nhiều nước ngoài khu vực.
V́ vậy, những nỗ lực tích cực của các nước v́ mục tiêu này đều đáng hoan nghênh, nhất là khi Trung Quốc đă, đang và sẽ ra sức thúc đẩy bành trướng lănh thổ, bành trướng quân sự ở Biển Đông - PV.
Đài BBC Anh cho rằng Singapore là một đảo quốc bên cạnh hai nước láng giềng mạnh về Hồi giáo gồm Malaysia và Indonesia. Trong vài chục năm xây dựng đất nước, Singapore luôn sử dụng chính sách ngoại giao cân bằng để duy tŕ an ninh và vị thể của họ trong khu vực.
Ngày 18/7/2016, máy bay ném bom H-6K Không quân Trung Quốc tiến hành tuần tra bất hợp pháp vùng trời đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: Sina Trung Quốc.
Trong quan hệ với Trung Quốc, vài chục năm qua, dưới sự nỗ lực của cựu Thủ tướng Lư Quang Diệu, Singapore có quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc về ngoại giao và kinh tế.
Dựa vào mối quan hệ của Lư Quang Diệu với Trung Quốc và Đài Loan, đă thúc đẩy thành công hội đàm giữa Cô Chấn Phủ và Uông Đạo Hàm của hai bờ. Được biết, ông cũng đă vạch ra kế sách cho cải cách mở cửa kinh tế của nhà lănh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu B́nh.
Khu công nghiệp Tô Châu và thành phố sinh thái Thiên Tân của Trung Quốc đều là các dự án hợp tác kinh tế thương mại trọng điểm của hai nước.
Tuy nhiên, sau khi Trung Quốc tuyên bố họ đạt được cái gọi là "Đồng thuận 4 điểm" với Brunei, Campuchia và Lào về vấn đề Biển Đông, quan chức ngoại giao Singapore đă lên tiếng phê phán hành động này của Trung Quốc là chia rẽ, phân hóa ASEAN.
Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân hậm hực đáp trả cho rằng ư đồ của Trung Quốc "đă bị xuyên tạc".
Từ ngày 5 - 11/7/2016, ba hạm đội lớn của Hải quân Trung Quốc tổ chức tập trận bất hợp pháp ở vùng biển quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và phía đông đảo Hải Nam, Trung Quốc. Trong h́nh là tàu khu trục Quảng Châu, Hạm đội Nam Hải bắn tên lửa pḥng không. Ảnh: Sina Trung Quốc.
Đầu tháng này, Thủ tướng Singapore Lư Hiển Long sang thăm Mỹ, chúc mừng tṛn 50 năm Mỹ và Singapore thiết lập quan hệ ngoại giao. Ông Lư Hiển Long nhận được sự tiếp đón long trọng của Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Khi tham dự tiệc chiêu đăi tại Nhà Trắng, ông Lư Hiển Long h́nh dung ông Obama là "Tổng thống Thái B́nh Dương đầu tiên của Mỹ" và ca ngợi ông đă thể hiện năng lực lănh đạo cá nhân và khả năng quyết sách trong việc thúc đẩy chiến lược tái cân bằng châu Á-Thái B́nh Dương.
Trong khi đó, ông Barack Obama cho rằng trên bản đồ Singapore tuy là một dấu chấm nhỏ, nhưng "là dấu chấm nhỏ có vai tṛ ảnh hưởng rất lớn". Ông Obama c̣n cho rằng Singapore là "một mỏ neo cho sự hiện diện của Mỹ ở khu vực châu Á".
Ông Lư Hiển Long cho biết phán quyết của Ṭa trọng tài ở The Hague đối với vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc đă phân định rơ ràng yêu sách chủ quyền của các nước có liên quan. Singapore kêu gọi tất cả các nước tôn trọng luật pháp quốc tế, tiếp nhận phán quyết của Ṭa trọng tài.
Ṭa trọng tài ở The Hague đă phủ định yêu sách "đường chín đoạn" do Trung Quốc vẽ bậy ở Biển Đông, không thừa nhận yêu sách chủ quyền của Trung Quốc. Trung Quốc từ chối tham gia trọng tài và cho biết Ṭa trọng tài ở The Hague không có quyền hạn tư pháp để tiến hành thụ lư và đưa ra phán quyết.
Tờ Chinatimes cho rằng Singapore là một nước láng giềng nhỏ có dân số chủ yếu là người Hoa. Nếu không đứng về phía ASEAN để bày tỏ thái độ trong vấn đề tranh chấp giữa ASEAN và Trung Quốc, Singapore sẽ bị các nước ASEAN xa lánh, đe dọa đến sự "sinh tồn" của bản thân.
Hơn nữa, nếu ủng hộ Trung Quốc, Singapore sẽ đánh mất h́nh ảnh của một quốc gia trung lập, văn minh.
Đối với việc Singapore trở thành một "mỏ neo" trong chiến lược Biển Đông của Mỹ, Trung Quốc cảm thấy thực sự bất măn, v́ vậy mới có chuyện nước này yêu cầu Singapore ít tham gia, quản lư cái Bắc Kinh cho là "việc không đâu".