Nga Mỹ luôn đối đầu từ trước đến nay. Việc hai tổng thống đối đầu nhau không phải là chuyện lạ. Trong việc cân năo này liệu ai sẽ dành phần hơn đây.
Với một loạt động thái gần đây như b́nh thường hóa quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ, mượn căn cứ của Iran để phục vụ chiến dịch không kích ở Syria, tăng cường lực lượng gần biên giới Ukraine, Nga có lẽ đang thách thức những cam kết của Mỹ nhằm hỗ trợ đồng minh ở Trung Đông và châu Âu.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và Tổng thống Mỹ Barack Obama. (Ảnh: Reuters)
Sau cuộc khủng hoảng thị trường cho vay thế chấp năm 2008, Cục dự trữ liên bang Mỹ (ngân hàng trung ương Mỹ) và Bộ tài chính nước này đă bắt đầu kiểm tra sức khỏe đối với các ngân hàng bằng các mô h́nh điện toán nhằm dự đoán các ngân hàng này liệu có sụp đổ nếu xảy ra một cuộc khủng hoảng tài chính nữa hay không.
Hiện giờ, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng đang áp dụng phép thử tương tự đối với người đồng cấp Mỹ Barack Obama liên quan đến những cam kết của nước Mỹ đối với các đồng minh và đối tác. Chỉ có điều, phép thử này là thật, chứ không phải là mô phỏng nữa.
Trong một động thái mới nhất, trong tháng này, Không quân Nga đă bắt đầu triển khai các máy bay chiến đấu tới căn cứ của Iran để phục vụ chiến dịch không kích chống khủng bố ở Syria. Động thái này được cho là nhằm mở rộng sự hợp tác, hiện diện của Nga ở Trung Đông.
Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, Liên bang Xô viết đă can thiệp, đứng về phía Ai Cập và Syria để chống lại Israel, buộc chính quyền Tổng thống Mỹ khi đó là Richard Nixon phải đưa ra cảnh báo và đặt quân đội Mỹ trong t́nh trạng báo động cao nhất vào năm 1973. Giờ đây, Nga một lần nữa can thiệp thành công vào Trung Đông.
Trong khi đó, trang tin Washington Free Beacon dẫn lời giới chức Lầu Năm Góc tuần trước cho biết, hồi đầu tháng 8 này, Nga được cho đă cho triển khai khoảng 400.000 binh sĩ tới biên giới với Ukraine để chuẩn bị cho các cuộc diễn tập quân sự sau khi cáo buộc Kiev đứng sau âm mưu tấn công nhằm vào Crimea - vùng đất sáp nhập Nga hồi tháng 3/2014. Động thái này làm dấy lên đồn đoán Nga đang chuẩn bị cho một kế hoạch tấn công Ukraine.
Ở mỗi trường hợp, Nga đều thách thức cam kết của Mỹ với các đồng minh ở Trung Đông và châu Âu. Kết quả là, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan, một đồng minh NATO, mới đây đă hội đàm với Tổng thống Nga Putin. Diễn biến này khiến các nước châu Âu thấp thỏm lo âu bởi lẽ họ phụ thuộc vào Thổ Nhĩ Kỳ để ngăn chặn ḍng người di cư từ Syria vốn gây cuộc khủng hoảng di cư tồi tệ nhất kể từ Thế chiến thứ 2 ở lục địa già này.
Các động thái của Nga có thể đe dọa sự liên kết của NATO và EU đồng thời củng cố các mục đích của Iran ở Trung Đông. Tuy nhiên, Charles Krauthammer, nhà b́nh luận từng đoạt giải Pulitzer, cho rằng Tổng thống Mỹ Obama có thể sẽ không để ư đến những điểm yếu trong những cam kết của Mỹ với đồng minh, đối tác và trật tự thế giới mà phép thử của ông Putin đă phơi bày ra.
Năm 2009, Tổng thống Obama đoạt giải Nobel Ḥa b́nh nhờ “nỗ lực lớn trong tăng cường ngoại giao và hợp tác quốc tế”. Ông cần giữ lời hứa hỗ trợ toàn diện cho đồng minh của Mỹ để gạt bỏ những hoài nghi về vị thế của Mỹ trong tương quan đối trọng với sự trỗi dậy của Nga.
VietBF © Sưu Tầm