Nếu xếp hạng về mức độ thâm độc, sau IS chắc chắn sẽ là TQ! TQ đang nhắm thẳng vào Mỹ… Liệu TQ có thể thực hiện được mục tiêu này?
Quan hệ Trung – Mỹ hiện nay đang trong trạng thái nguy hiểm, đe dọa ḥa b́nh thế giới, đặc biệt trong bối cảnh Trung Quốc bành trướng muốn độc chiếm hơn 80% diện tích Biển Đông... Giới nghiên cứu chỉ ra, bối cảnh quan hệ Trung – Mỹ hiện nay rất giống bối cảnh quan hệ Nhật – Mỹ sau thời Nhật Bản trỗi dậy từ Minh Trị Duy tân (1868).
Chiến đấu cơ xuất kích từ tàu sân bay Mỹ
Với tham vọng trở thành bá chủ thế giới, phát xít Nhật từng bất ngờ tấn công quân Mỹ tại Trân Châu Cảng, trở thành bước ngoặt của Thế chiến thứ Hai khi người Mỹ thay đổi hoàn toàn chính sách đối ngoại…
Theo phân tích của học giả Đinh Đương (Đại học Truyền thông Bắc Kinh) trên trang thông tin Đa Chiều, sau khi Trung Quốc thực hiện cải cách mở cửa, với khát vọng trỗi dậy của Trung Quốc, quan hệ căng thẳng Trung – Mỹ đă nhiều lần xảy ra, nhưng khi đó vị thế Trung Quốc c̣n yếu nên t́nh h́nh không thể phát triển đến mức nghiêm trọng như hiện nay. Mối quan hệ Trung – Mỹ luôn được giới truyền thông quan tâm đặc biệt, nhưng nổi bật vẫn là giới học thuật Trung Quốc, theo đó hàng loạt những tác phẩm bàn về chiến tranh Trung – Mỹ đă được xuất bản.
Năm 1997, hai kư giả nổi tiếng của Mỹ (Richard Bernstein và Ross H.Munro) đă nhận định trong cuốn “Chiến tranh Trung – Mỹ đang đến gần” (The coming conflict with China). Cuốn sách nh́n từ góc độ xung đột kinh tế, chính trị… toàn cầu cho rằng cuộc chiến tranh Trung – Mỹ là khó tránh khỏi. Khi đó, với cao trào chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc, học giới Trung Quốc cũng xuất bản nhiều sách phân tích ư đồ của Mỹ và thái độ cứng rắn của Trung Quốc, theo đó Trung Quốc chủ trương con đường sức mạnh vũ trang, tiêu biểu như các cuốn “Bối cảnh yêu ma hóa Trung Quốc” (của Lư Hy Quang và Lưu Khang), “Trung Quốc có thể không nói ra” (của Tống Cường và Kiều Biên), “Con đường Trung Quốc dưới bóng mát toàn cầu hóa” (Pḥng Ninh, Vương Tiểu Đông và Tống Cường)…
Dù quan hệ Trung – Mỹ từng xảy ra nhiều vấn đề căng thẳng trực diện (năm 1999 Mỹ đánh trúng Đại sứ quán Trung Quốc trú tại Nam Tư khiến Trung Quốc bùng lên phong trào chống Mỹ; năm 2000 máy bay trinh sát của Mỹ va chạm với máy bay Trung Quốc trên đảo Hải Nam làm Trung Quốc bị thương vong, và trào lưu chống Mỹ lại trỗi dậy)…, nhưng cuối cùng đều ḥa giải thành công. Quan hệ Trung – Mỹ dần ổn định: về kinh tế, Trung Quốc được Mỹ ủng hộ gia nhập WTO; về chiến lược, Mỹ chủ trương thân thiện, không có ư làm khó dễ Trung Quốc; c̣n Trung Quốc cũng chủ trương trỗi dậy trong ḥa b́nh. Trong bối cảnh này, ván cờ cạnh tranh Trung – Mỹ không leo thang, không thấy có dấu hiệu xảy ra chiến tranh.
Mỹ có kế hoạch duy tŕ thường xuyên hai cụm tác chiến tàu sân bay ở châu Á do t́nh h́nh phức tạp ở Biển Đông
Nhưng qua hơn 10 năm, t́nh h́nh Trung Quốc và Mỹ trên trường quốc tế hiện nay đă thay đổi nhiều, dù hai nước không tiếp diễn những xung đột trực tiếp như trước, nhưng những người chủ nghĩa dân tộc cực đoan Trung Quốc vẫn cho rằng trong hàng loạt vấn đề quốc tế (đảo Điếu Ngư, Đài Loan, Biển Đông…) tác động đến Trung Quốc luôn có bóng dáng Mỹ. C̣n với Mỹ, trong vai tṛ bá chủ thế giới có địa bàn lợi ích bao trùm khắp nơi, Mỹ khó tránh khỏi va chạm với Trung Quốc trong nhiều vấn đề quốc tế.
Với Trung Quốc, nhiều vấn đề đối ngoại quan trọng cũng luôn liên quan đến Mỹ. Đi theo nền kinh tế Trung Quốc lớn mạnh vươn lên đứng thứ hai thế giới, khuynh hướng cứng rắn của giới lănh đạo mới và t́nh trạng bùng nổ chủ nghĩa dân tộc cực đoan, người Trung Quốc ngày càng tự kiêu, trong xu thế này, mục tiêu hàng đầu mà Trung Quốc muốn nhắm vào, hạ bệ chính là Mỹ.
Theo phân tích của học giả Đinh Đương và giới sử học nói chung, bối cảnh quan hệ Trung – Mỹ kể từ sau khi Trung Quốc cải cách mở cửa (từ 1978) rất giống bối cảnh quan hệ Nhật – Mỹ kể từ sau Minh Trị duy tân (1868).
Với Nhật Bản: Năm 1895 Nhật toàn thắng Trung Quốc, vươn lên làm bá đă bùng nổ. Nhưng Nhật gặp đối thủ lớn nhất khi đó là Mỹ. Trước Thế chiến Hai, hoạt động trao đổi thương mại giữa Nhật và Mỹ đă xảy ra nhiều va chạm cạnh tranh, bên cạnh đàm phán th́ Nhật Bản cũng đồng thời đẩy mạnh trang bị quân sự, cuối cùng quyết định dùng chiến tranh để giải quyết với trận Trân Châu Cảng mở đầu.
Với Trung Quốc hiện nay: Tổng sản lượng của nền kinh tế Trung Quốc hiện đă vượt các cường quốc châu Âu, chiếm luôn vị trí thứ hai của Nhật, và hiện đang muốn vươn lên đứng đầu thế giới. Nghiên cứu sử học mới chỉ ra, bối cảnh Nhật Bản tăng cường chạy đua vũ trang chuẩn bị cho chiến tranh với Mỹ trong quá khứ khá tương đồng bối cảnh chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc hiện nay, cả hai cùng lấy danh nghĩa yêu nước, chỉ khác nhau về khẩu hiệu.
Đế quốc Nhật ngụy biện là “Đại Đông Á cùng thịnh vượng”, c̣n Trung Quốc hiện nay là luôn tuyên truyền về cái gọi là “phục hưng dân tộc Trung Hoa vĩ đại”, theo ngôn từ dùng của chính quyền là “trỗi dậy ḥa b́nh”, nhưng thực tế tâm thức của người dân là ư định phục thù. Thực hiện khẩu hiệu này, Trung Quốc cần có những tiêu chí làm nền tảng, trong đó hai tiêu chí quan trọng nhất là thống nhất với Đài Loan và bành trướng tại Biển Đông đều đang gặp trở ngại lớn từ phía Mỹ.
Cận cảnh Đá Subi bị Trung Quốc bồi lấp, xây đảo nhân tạo trái phép với đường băng và các công tŕnh quân sự ở quần đảo Trường Sa
Theo phân tích của học giả Đinh Đương, bối cảnh Nhật Bản trước đây và Trung Quốc hiện nay không chỉ giống về đối ngoại mà c̣n giống trong chính trị quốc nội. Cải cách mở cửa ở Trung Quốc rất giống Minh Trị Duy tân ở Nhật Bản: chỉ thay đổi theo cách đi học kỹ thuật tân tiến của đối phương sau đó dùng chính những kỹ thuật này đe dọa đối phương, không thay đổi ǵ về quốc thể và chính thể. Vấn đề tập trung quyền lực của Trung Quốc hiện cũng tương tự như Nhật Bản trước đây.
Theo giới học giả phân tích, con đường này nhất thời có thể phát huy hiệu quả cao trong thống nhất ư chí từ trên xuống dưới, qua đó dùng chiến tranh bên ngoài để xoa dịu những bất ổn kinh tế và mâu thuẫn trong nước. Trong bài học của Đức và Nhật trước đây, bộ máy tập quyền thường hiếu chiến và không thể dừng lại cho đến lúc bị diệt vong.
Trái với quan điểm của nhiều người cho rằng không có khả năng xảy ra cuộc chiến tranh Trung – Mỹ, v́ đời sống người dân Trung Quốc hiện nay khấm khá, Trung Quốc lại có nhiều “con tin” đang sống ở Mỹ. Tác giả Đinh Đương cho rằng quan điểm này khó đứng vững, v́ nh́n lại quá khứ của Nhật Bản trước đây, số “con tin” của Nhật sống ở Mỹ cũng tương tự, cuối cùng đều bị Mỹ nhốt vào trại tập trung, và chiến tranh vẫn nổ ra. Với Trung Quốc hiện nay, vấn đề kiểm soát khát vọng tập quyền dâng cao là vô cùng khó khăn.
Nhưng vấn đề đáng quan tâm, theo Đinh Đương, chiến tranh sẽ dẫn đến cách mạng: tiêu biểu như Công xă Paris h́nh thành do chiến tranh Pháp – Phổ, Cách mạng tháng Mười do Thế chiến thứ Nhất, hay nội chiến và chuyển giao quyền lực ở Trung Quốc sau cuộc chiến tranh kháng Nhật... Vấn đề là Trung Quốc có thắng nổi không hay lặp lại thất bại như Nhật và Đức trước đây?