Tổng thống Nga Putin đă có cuộc gặp ông Tập Cập B́nh bên lề Hội nghị G20. Ông Tập đă phủ đầu Putin:"Không thích hợp cho bên thứ ba can thiệp vào vấn đề giữa hai quốc gia khác". Ông Putin lập tức ủng hộ quan điểm nói trên của ông Trung Quốc.
Tờ Nikkei Asian Review ngày 5/9 cho biết b́nh luận rằng đây là lập luận của Trung Quốc vẫn sử dụng để chỉ trích sự can thiệp của Mỹ vào vấn đề Biển Đông và Nga ủng hộ lời kêu gọi của Chủ tịch Trung Quốc trong việc đẩy Mỹ ra khỏi Biển Đông.
Thậm chí, Nikkei Asian Review c̣n nhận định, thái độ này của ông Putin nhằm vào nhiều mục đích.
Tổng thống Nga Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh
Thứ nhất, Điện Kremlin muốn gửi thông điệp đến Nhà Trắng rằng, Mỹ không thể bỏ qua Nga ngay cả khi đối phó với các vấn đề ở châu Á.
Thứ hai, thể hiện một mối quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc cũng là một lời cảnh báo đối với Mỹ, chống lại việc mở rộng ảnh hưởng của Washington trong khu vực Trung Á và vùng lănh thổ thuộc Liên Xô cũ.
Báo này cũng cho rằng, dù phát biểu chống lưng cho Tập Cận B́nh về vấn đề Biển Đông, nhưng chưa có dấu hiệu nào cho thấy Nga sẽ can thiệp vào Biển Đông trong thực tế.
Thực tế, Nga đă nhiều lần tuyên bố về lập trường của nước này về Biển Đông, qua đó cho thấy Moscow không muốn sa vào tranh chấp và không coi Biển Đông là ưu tiên cấp bách hàng đầu.
Đáng lưu ư, sau phán quyết của Ṭa Trọng tài hôm 12/7, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao của Maria Zakharova cho biết, Nga bày tỏ ủng hộ giải pháp ngoại giao cho việc giải quyết tranh chấp giữa các bên hữu quan, kêu gọi tuân thủ luật pháp quốc tế - bao gồm UNCLOS và Tuyên bố năm 2002 về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) - và sớm kết thúc đàm phán về một bộ luật có tính ràng buộc về ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC).
Bà khẳng định, Moscow không đứng về phía nào trong tranh chấp Biển Đông. Mặc dù vẫn chống lại sự can thiệp của các nước ngoài khu vực, phát ngôn viên Zakharova đă không đề cập đến việc các nước không có yêu sách chủ quyền ở Biển Đông lợi dụng t́nh h́nh để mưu cầu lợi ích địa chính trị, một thuật ngữ thường được dùng để ám chỉ Mỹ.
Gần đây nhất, liên quan đến cuộc tập trận với Trung Quốc ở Biển Đông, trong khi Bắc Kinh nói nhiều về cuộc tập trận này th́ phía Nga khá im lặng. Đặc biệt, Nga chỉ cử một lực lượng rất hạn chế tham gia tập trận.
Tờ China Times của Đài Loan (Trung Quốc) ngày 1/9 cho biết có tổng cộng 5 tàu Nga tham gia tập trận, gồm: tàu chống ngầm Đô đốc Tributs, tàu chống ngầm Đô đốc Vinogradov, tàu đổ bộ Peresvet, tàu kéo Alatau và tàu chở dầu Pechenga.
Tờ The Diplomat cho rằng quy mô như vậy là rất hạn chế. Hơn nữa, các chiến hạm mà Nga cử tới Biển Đông tập trận không phải là loại tàu tối tân nhất của nước này, chỉ có chiếc tàu đổ bộ Peresvet được hạ thủy vào đầu những năm 1990, c̣n hai chiếc tàu chống ngầm đều từ thời Liên Xô cũ.
Theo The Diplomat, Trung Quốc và Nga không có quan hệ liên minh quân sự chính thức, cho nên, tập trận chung giữa hai nước có ư nghĩa chính trị hơn là ư nghĩa thực chất, chủ yếu cho thấy quan hệ đối tác an ninh giữa hai nước đang phát triển nhanh chóng.
Bên cạnh đó, theo chuyên gia vấn đề Đông Á của Nga, ông Sumsky, việc Nga tập trận chung với Trung Quốc ở Biển Đông không phải là chỉ dấu của việc Nga ủng hộ Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, Nga vẫn không thay đổi lập trường trung lập trong vấn đề Biển Đông.
Vietbf @ sưu tầm.