T́nh h́nh chiến sự tại Syria là mối quan tâm hàng đầu của các nước Phương Tây và Mỹ. Quân đội Nga và chính phủ Syria đang tiến hành một cuộc chiến khốc liệt nhằm vào quân khủng bố của nhà nước IS tự xưng. Hiện Nga đang tung "quả đấm thép" tới Syria đe Mỹ, diệt khủng bố.
Phương Tây đă làm rùm beng về cụm tác chiến hải quân Nga được cử tới Syria. Mỹ thể hiện sự khinh thường đối với Nga và gọi lực lượng tập trung vào tàu sân bay Đô đốc Admiral Kuznetsov là “già nua”, c̣n người Anh lại gọi đó là một hạm đội mạnh ghê gớm có thể xóa sổ hoàn toàn những kẻ “khủng bố ôn ḥa” ở Syria.
Chiến đấu cơ S-33 bay phía trên tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov đang trên đường tới Syria
Chuyên gia Alexander Mercouris mới đây vừa viết một bài phân tích cho rằng trên thực tế, lực lượng đặc nhiệm này của Nga không hề già nua nhưng cũng chẳng hề mạnh ghê gớm. Bài viết dưới đây sẽ đưa thêm một vài thông tin hữu ích về lực lượng này, bóc trần những hiểu nhầm cơ bản, trước hết là về tàu sân bay của Nga.
Tàu sân bay hay tuần dương hạm?
Thậm chí người Nga c̣n chẳng gọi Đô đốc Kuznetsov là một tàu sân bay. Tên gọi chính thức của Đô đốc Kuznetsov là “tàu tuần dương hạng nặng chở máy bay”. Đây là điểm mấu chốt để hiểu về chiến hạm xương sống của hải quân Nga.
Bạn hiểu thế nào là một tàu sân bay? Tại sao Mỹ lại duy tŕ một lực lượng tới 10-12 tàu sân bay hạng nặng? Nếu tin lời tổng thống Mỹ Ronald Reagan, th́ đây là cách để triển khai nhằm vào và sẵn sàng lâm chiến với Liên Xô (đó là lí do căn bản cho sự duy tŕ 600 tàu hải quân và tàu sân bay của Mỹ ở Bắc Đại Tây Dương).
Theo Unz Review, thực tế là tàu sân bay của Mỹ, Anh, Pháp là những công cụ thực thi luật lệ ở thuộc địa. Hăy tưởng tượng một nước triển khai một hoặc hai đội tác chiến tàu sân bay cách một đất nước ngoan cố không chịu nghe lời chỉ vài trăm dặm và sẽ cho bấm nút ném bom dữ dội nếu muốn. Đó là lí do duy nhất để những cỗ máy này tồn tại. Và điều đặc biệt của chúng là người ta có thể đe dọa hầu hết mọi quốc gia và không cần phải phụ thuộc vào sự đồng ư của đồng minh. V́ vậy, có thể nói rằng tàu sân bay của Mỹ và các nước phương Tây là khả năng triển khai sức mạnh tầm xa có thể được sử dụng để chống lại những nước pḥng thủ yếu.
Vậy tại sao chúng chỉ chống lại những nước pḥng thủ nghèo và yếu?
Bí mật mà mọi người đều biết chính là tàu sân bay không thể chống lại một đối thủ có sức mạnh tinh vi. Trước đây, khi Chiến tranh Lạnh bước vào thời kỳ gay cấn, Liên Xô có thể đồng thời tấn công tàu sân bay của Mỹ ở bắc Đại Tây Dương cùng với tổ hợp: Tên lửa hành tŕnh phóng trên không; Tên lửa hành tŕnh phóng từ tàu ngầm; Tên lửa hành tŕnh phóng từ chiến hạm mặt nước; Ngư lôi phóng từ tàu ngầm.
Unz Review nh́n nhận, giới chức quân sự Mỹ đều hiểu rằng tàu sân bay của Mỹ không thể chịu được cuộc tấn công ác liệt của Liên Xô và trong trường hợp nổ ra chiến tranh thật sự, những tàu sân bay này sẽ không thể tiến gần bờ biển Liên Xô. Cần nói thêm rằng Trung Quốc rơ ràng đă phát triển tên lửa đạn đạo được thiết kế đặc biệt để tiêu diệt các cụm tác chiến tàu sân bay Mỹ. Đó là thời điểm đầu năm 1990. Hiện nay, những nước như Iran cũng đă bắt đầu phát triển khả năng tấn công và hủy diệt tàu sân bay của Mỹ.
Liên Xô chưa bao giờ xây dựng tàu sân bay thực sự. Những thứ họ có chỉ là tàu tuần dương cùng một số lượng hạn chế các chiến đấu cơ và trực thăng. Những tàu tuần dương này có hai mục đích chính là mở rộng tầm với của lực lượng pḥng không Liên Xô và để hỗ trợ cho các lực lượng đổ bộ từ hướng biển.
Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov tiến qua eo biển Anh
Hai chiến đấu cơ Su-33 xuất kích tuần tiễu không phận khi cụm tác chiến hải quân Nga tiến qua eo biển Anh
Máy bay trực thăng săn ngầm trên tàu Đô đốc Kuznetsov
Một đặc điểm rất đặc biệt của các chiến đấu cơ trên tàu tuần dương hạng nặng này là chúng mang được tên lửa hành tŕnh cỡ lớn (từ 4,5 đến 7 tấn) có khả năng tấn công vào những tàu giá trị cao của kẻ thù, bao gồm cả tàu sân bay Mỹ. Một đặc điểm quan trọng khác của tàu tuần dương chở máy bay Liên Xô là chúng mang theo cả máy bay Yak-38- một vũ khí gây rất nhiều rắc rối và dễ trở thành mục tiêu của máy bay F-14, F-15, F-16 và F-18 của Mỹ.
V́ lí do đó, chiến hạm pḥng không lớp Kiev tập trung vào tên lửa pḥng không chứ không phải bổ sung thêm máy bay. Thời điểm tàu Đô đốc Kuznetsov được xây dựng, Liên Xô đă phát triển các máy bay có tính năng tương đương thậm chí vượt trội so với những máy bay của phương Tây bao gồm: MiG-29 và đặc biệt là SU-27. Điều đó khiến Liên Xô có ư tưởng xây dựng một tàu sân bay thực sự.
Quyết định xây dựng tàu Đô đốc Kuznetsov là một quyết định cực kỳ gây tranh căi và vướng phải rất nhiều sự phản đối. Những ưu thế của tàu Kuznetsov là chiến hạm này có nền tảng pḥng không vượt trội, có thể mang theo các chiến đấu cơ chiếm ưu thế và có thể đương đầu với tàu sân bay hạng nặng của Mỹ, đặc biệt là thế hệ tàu tiếp theo chạy bằng năng lượng hạt nhân dù mới chỉ trên thiết kế chứ không bao giờ được xây dựng.
Hiện nay phần lớn những người hoạch định lực lượng hải quân Nga đều đồng ư rằng Nga không cần tàu sân bay theo phong cách của Mỹ và nếu Nga cần thêm bất kỳ tàu sân bay nào, những mẫu hạm đó phải đáp ứng được các yêu cầu nhiệm vụ của Nga, chứ không chỉ là bản sao tàu sân bay Mỹ.
V́ vậy, tàu Đô đốc Kuznetsov cuối cùng đă trở thành một sự thỏa hiệp khá ổn. Cho dù tàu Đô đốc Kuznetsov có thể mang được 12 tên lửa chống tàu Granit cỡ lớn, nó vẫn bổ sung được những chiến đấu cơ cỡ lớn hơn tàu sân bay Charles de Gaulle của Pháp. Ban đầu, tàu Đô đốc Kuznetsov mang được 12 chiến đấu cơ SU-33, nhưng hiện nay nó có thể được trang bị 20 chiếc MiG-29K hiện đại hơn nhiều và 24 chiếc trực thăng Ka-27 sẽ được thay thế bởi những máy bay trực thăng tấn công và trinh sát tối tân Ka-52K.
Tên lửa Granit của Nga đă được hiện đại hóa có uy lực ghê gớm
Tuy nhiên tàu Đô đốc Kuznetsov vẫn có hai điểm yếu lớn đó là: Một hệ thống phóng máy bay (vẫn phải sử dụng phương pháp cất cánh kiểu cầu bật) và không có máy bay trinh sát và cảnh báo sớm (AWAC). Việc thiếu máy bay AWAC là hệ quả trực tiếp của triết lư thiết kế tàu Kuznetsov, dự định chỉ hoạt động tác chiến trong khoảng cách 500-1.000km tính từ biên giới Nga.
Tóm lại, chiến hạm Đô đốc Kuznetsov là một tàu sân bay tương đối tốt, tuy nhiên vẫn phản ảnh một triết lư thiết kế thỏa hiệp, tức là không bao giờ có ư định triển khai sức mạnh Nga ở khoảng cách xa như tàu sân bay của Mỹ và phương Tây vẫn làm.
Tiếp đó, Unz Review bàn tới phần c̣n lại của cụm tác chiến hải quân Nga.
Đội hộ tống hùng hậu
Một cái tên lớn ngay lập tức hiện lên chính là tàu tuần dương hạng nặng mang tên lửa Peter Đại Đế, chạy bằng năng lượng hạt nhân. Đây là một chiến hạm hạng nặng và hiện là tàu vũ trang mạnh nhất hành tinh. Tàu chiến này có thể thực hiện tất cả mọi nhiệm vụ: chống máy bay, chống tàu, chống ngầm.
Chiến hạm này được trang bị hệ thống radar hàng đầu và hệ thống thông tin liên lạc cao cấp. Tàu Peter Đại đế là kỳ hạm (tàu mang cờ) của Hạm đội Biển Bắc và cũng là kỳ hạm của cả Hải quân Nga. Chiến hạm Peter Đại đế c̣n được trang bị 20 tên lửa Granit chống hạm đáng gờm. Hăy lưu ư rằng hỏa lực kết hợp của số lượng tên lửa Granit chống hạm của tàu Đô đốc Kuznetsov và tuần dương hạm Peter Đại đế mang theo lên tới 12+20 quả. (Tầm quan trọng của điều này sẽ được lí giải rơ hơn ở dưới).
Tuần dương hạm hạng nặng chạy bằng năng lượng hạt nhân Peter Đại đế là chiến hạm trang bị vũ khí vào loại khủng nhất thế giới
Ngoài Đô đốc Kuznetsov và Peter Đại đế, phần c̣n lại của cụm tác chiến tàu sân bay Nga c̣n hai tàu chống tàu ngầm cỡ lớn (theo các gọi của phương tây th́ là tàu khu trục) đó là Phó Đô đốc Kulakov và Severomorsk và một số lượng lớn các tàu hỗ trợ. Hai chiến hạm Kulakov và Severomorsk dựa trên thiết kế lớp Udaloy và là những tàu chiến hiện đại và có khả năng tổng hợp nhất. Những tàu này được sáp nhập vào một hải đội, bao gồm cả hai tàu mang tên lửa hạng nhẹ (phương Tây gọi là tàu hộ tống), trang bị tên lửa hành tŕnh Kalibr nổi tiếng và chuyên tấn công các chiến hạm mặt nước.
Cuối cùng, cho dù không được quảng cáo th́ cụm tác chiến hải quân đặc biệt này của Nga vẫn sẽ có ít nhất hai tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Akula, một là tàu ngầm mang tên lửa hành tŕnh Oscar II (được trang bị 12 tên lửa hành tŕnh Granit) và một vài tàu ngầm chạy bằng điện-diesel lớp Kilo.
Tóm lại Unz Review đánh giá, cụm tác chiến đặc biệt hải quân Nga là một nỗ lực của Nga nhằm tập hợp một số lượng các tàu chưa từng được thiết kế để tác chiến chung trong một đội đặc nhiệm cách xa biên giới Nga. Đây mà một bước đi khôn ngoan của Nga và cũng là một bước đi thành công v́ cụm tác chiến hải quân đặc biệt trên về tổng thể hết sức ấn tượng. Dù không thể chống lại toàn bộ lực lượng NATO, song lực lượng này có thể thực hiện rất tốt một số nhiệm vụ.
Vietbf @ sưu tầm.