Quần đảo Nam Kuril là nơi mà Nga và Nhật đang tranh chấp nhau nhưng Nga đă hứa sẽ trả lại đảo Kuril cho Nhật. Nhưng cái ǵ cũng có giá của nó, Nga trả lại đảo cho Nhật nhưng với giá như thế nào? Liệu Nhật cóchấp nhận những điều kiện đó không? Liệu Mỹ có đồn trú tại các ḥn đảo này không?
Nga luôn thể hiện thiện chí trong giải quyết tranh chấp quần đảo Kuril nhưng lại vừa thắt vừa thả cho mỗi chương tŕnh đầu tư kinh tế của Nhật.
Sau mỗi cú hích từ phía Nhật Bản cho kinh tế Nga, Moscow lại thêm một lần thể hiện thiện chí trong tranh chấp quần đảo Kuril với Tokyo.
Hăng tin RIA Novosti dẫn phát biểu hôm 2/11 của Chủ tịch Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga, bà Valentina Matviyenko cho hay, Moscow hy vọng Tokyo sẽ xem xét dỡ bỏ các lệnh trừng phạt của Nhật Bản vào Nga, vốn gây trở ngại cho quan hệ kinh tế và thương mại.
"Chúng tôi hy vọng Nhật Bản sẽ xem xét dỡ bỏ các hạn chế... bởi những biện pháp này tác động tiêu cực tới quá tŕnh hợp tác kinh tế của chúng ta và cản trở việc tăng cường các hoạt động thương mại giữa hai bên"- bà Matviyenko nói.
Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga Valentina Matviyenko trong cuộc gặp với các đại diện Nhật Bản. Ảnh: Sputnik
Trước đó 1 ngày, bà Matviyenko cũng "nhắc khéo" về các lĩnh vực kinh tế cần đầu tư như sản xuất ôtô, dược phẩm và công nghiệp y tế cũng như lĩnh vực công nghệ cao, đặc biệt trong việc hợp tác với các nhà đầu tư Nhật Bản phát triển vùng Siberia và Viễn Đông của Nga.
Bà lưu ư Hội đồng Liên bang Nga sẵn sàng cung cấp sự hỗ trợ chính trị và pháp lư cần thiết cho hợp tác kinh tế song phương.
Bộ Phát triển Viễn Đông của Nga hồi tuần rồi cho hay thu hút đầu tư Nhật Bản là ưu tiên, và phó Thủ tướng Nga Alexander Osipov bày tỏ kỳ vọng đạt được thỏa thuận hợp tác với Nhật Bản trong chuyến thăm của ông Putin đến Nhật Bản lần này.
Theo Bộ này, Nhật Bản cân nhắc đầu tư trên 16 tỉ USD vào vùng Viễn Đông và Siberia của Nga.
Nhật Bản đương nhiên lựa chọn các con đường khác nhau nhưng tập trung vào đ̣n đánh kinh tế vốn khiến Nga gặp cản trở liên quan tới các lệnh trừng phạt từ t́nh h́nh Ukraine hồi năm 2014.
Quần đảo Nam Kuril/ Vùng lănh thổ phía Bắc đang tranh chấp.
Cùng ngày 2/11, Reuters dẫn các nguồn tin từ chính phủ Nhật Bản tiết lộ về khả năng Tokyo tăng cường vận động hành lang cho doanh nghiệp Nhật đầu tư vào Nga, nhằm đẩy nhanh tiến tŕnh giải quyết vấn đề tranh chấp lănh thổ 4 ḥn đảo Nam Kuril/ Vùng lănh thổ phía Bắc.
“Cơ bản là hợp tác kinh tế do khối tư nhân dẫn đầu và chính phủ đang vận động thêm nhiều doanh nghiệp đầu tư vào các dự án ở Nga”, Reuters dẫn nguồn tin.
Nhật Bản đương nhiên nắm rơ các lợi ích chủ quyền trong khi thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế và đầu tư ở Nga. Song điều khó khăn nhất ở đây là mặc dù kêu gọi đầu tư vào Nga nhưng Chính phủ Nhật chưa có bất cứ một tuyên bố chính thức nào về việc chấm dứt các trừng phạt kinh tế đối với Nga. Điều này, cộng thêm với các yếu tố như hệ thống pháp lư hay thay đổi, tham nhũng, và nạn quan liêu ở Nga sẽ khiến doanh nghiệp Nhật Bản dễ chối từ.
“Vấn đề tranh chấp lănh thổ và hợp tác kinh tế giống như hai mặt không thể thiếu của một đồng xu. Thật vô nghĩa nếu chỉ có hợp tác kinh tế”, một quan chức giấu tên của chính phủ Nhật nói với Reuters.
Hai bên đang cố đạt được các thỏa thuận về “những dự án ưu tiên” khi ông Seko có chuyến thăm Nga vào ngày 2/11, một nguồn tin cho biết.
Một cựu quan chức Bộ Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản nói với Reuters: “Dù muốn làm hài ḷng ngài Thủ tướng, nhưng nếu đầu tư không có lợi nhuận, thậm chí dù bị gây áp lực, các doanh nghiệp sẽ nói không”.
Mối quan hệ mập mờ nhưng đang dần tiến về phía nhau đă cho thấy một tương lai mà Nga có thể câu kéo các lợi ích kinh tế có được từ Nhật Bản trong khi san sẻ các chủ quyền về lănh thổ là có thể xảy ra.
Ư tưởng của Nga đă khá rơ ràng. Không ngừng nuôi hy vọng cho Nhật Bản về các thỏa thuận ḥa b́nh mà sẽ giải quyết được vấn đề lănh thổ, vừa đưa ra các điều kiện kinh tế trao đổi. Các mức điều kiện này, đương nhiên không ngừng tăng thêm.
Càng kéo dài càng lợi
Hồi tháng 5/ 2016, chính quyền Nhật Bản cũng đă đề xuất 8 lĩnh vực hợp tác với Nga, bao gồm năng lượng, y tế. Nga th́ đề xuất hàng chục dự án hợp tác với Nhật Bản, từ phát triển cảng, năng lượng cho đến nông nghiệp và nghề cá.
Nhưng trả lời phỏng vấn trang tin Bloomberg (Mỹ) hồi tháng 9/2016, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Nga “không trao đổi lănh thổ”.
Ông Putin và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
Song trước thềm chuyến thăm của ông Putin đến Nhật Bản vào giữa tháng 12/2016, hăng tin Kyodo ngày 30/10 dẫn lời các nguồn tin ngoại giao tiết lộ Nga sẽ trao trả hai đảo Shikotan và Habomai ở quần đảo Nam Kuril nhưng quan ngại về khả năng lính Mỹ xuất hiện ở đây.
“Nga sẽ không đồng ư trao trả hai đ̣n đảo nếu Nhật Bản không loại trừ khả năng lính Mỹ đồn trú tại hai đảo này”, một nguồn tin ngoại giao tiết lộ với tờ The Japan Times.
Các nguồn tin ngoại giao cho hay, phía Nga có thể quan ngại quân đội Mỹ có thể đồn trú trên hai đảo này sau khi chúng được trao trả cho Nhật Bản theo Điều 5 trong Hiệp định an ninh Mỹ - Nhật Bản, Mỹ được phép điều quân đồn trú tại những khu vực do Nhật Bản kiểm soát.
Do vậy, Chính quyền Nhật Bản đang cân nhắc khả năng loại trừ hai đ̣n đảo này khỏi Điều 5 để đảm bảo chúng được Nga trao trả lại cho Nhật Bản.
Một trong số những nguồn tin cho biết thêm Thủ tướng Nhật có thể công khai tuyên bố hai ḥn đảo này không thuộc Điều 5.
Sau đó, Thủ tướng Shinzo Abe đă lên tiếng bác bỏ thông tin từ truyền thông Nhật Bản.
Tuy nhiên, tới nay, khi những nỗ lực giải quyết các vấn đề ḥa b́nh được đưa ra, các ư tưởng và ư đồ Nhật Bản và Nga đă khá rơ ràng.
Chiến thuật tiếp theo của Nga chắc chắn sẽ c̣n được tận dụng để nâng cao "thương vụ" này.
Vietbf @ sưu tầm.