Vietbf.com - Nổi thất bại của ông Obama là phải đối mặt với vấn đề xă hội khiến lỗ hổng đó đă góp phần "mở cửa" cho ông Trump thẳng tiến vào Nhà Trắng, v́ vậy ông Barack Obama cũng có phần chịu trách nhiệm với bà Clinton đă gây ra thất bại.
Tổng thống Barack Obama sẽ rời nhiệm sở vào đầu năm sau.
Tổng thống đắc cử Donald Trump kích động cử tri giận dữ bằng cách đổ lỗi cho thương mại v́ đă cướp đi việc làm tốt trong nước. Thế nhưng ông không phải người đầu tiên tấn công vào khía cạnh này.
Chính Tổng thống Barack Obama cũng đă đặt vấn đề tương tự vào năm 2010, tuy cách tiếp cận của ông phần nào khác Trump. Obama tập trung vào việc hàn gắn các đầu mối kết nối thương mại trong và ngoài nước, thay v́ dẹp bỏ loạt hiệp định thương mại tự do để làm lại từ đầu.
Cụ thể hơn, trong bài phát biểu năm 2010 trước Công đoàn, Obama đă kêu gọi tăng gấp đôi tổng lượng xuất khẩu đến cuối năm 2014. Ông khẳng định rằng, động thái này sẽ đóng góp hai triệu việc làm, phần lớn trả lương cao trong lĩnh vực sản xuất. Nói cách khác, ông đă có thể "khiến nước Mỹ vĩ đại trở lại."
Nhưng mọi thứ diễn ra không như mong đợi. Các chuyên gia thương mại ngay lập tức chất vấn kế hoạch của Obama, chỉ ra rằng sự thay đổi đột ngột trong thời gian ngắn như vậy sẽ gây rối loạn tỷ giá tiền tệ giữa đô la Mỹ và các đối tác giao thương.
Việc trừng phạt công ty Mỹ v́ hoạt động ở nước ngoài như Obama đă đề xuất sẽ phản tác dụng. Và đề án "Buy America" (tạm dịch: "Mua hàng Mỹ") sẽ dẫn đến loạt chiêu thức phản kháng đến từ Trung Quốc và các nước khác.
Mối nghi ngờ này sau đó đă trở thành sự thật. Đến cuối năm 2014, sản lượng xuất khẩu của Mỹ chỉ tăng 28,2% so với cùng kỳ năm 2010, theo số liệu từ Cục Điều tra Dân số. Con số này cách mục tiêu 100% của Obama một khoảng quá xa.
Không những thế, kể từ thời điểm cuối năm 2014 đến nay, mức tăng trưởng trên c̣n liên tục giảm. Lượng xuất khẩu trong 10 tháng đầu năm 2016 chỉ cao hơn cùng kỳ 2010 8,3%.
Trump giành được sự ủng hộ tuyệt vời từ cộng đồng công nhân trên khắp nước Mỹ. Ảnh: John Minchillo/AP
Một điều khiến Obama đau đầu chính là đồng đô la Mỹ tăng giá bắt đầu tăng giá mạnh kể từ năm 2014, khi Cục Dự trữ Liên bang tiết chế các kế hoạch kích thích tiền tệ, và giới đầu tư dự đoán lăi suất tăng. Khi đồng đô la tăng giá, hàng xuất khẩu từ Mỹ trở nên đắt hơn, do đó sản lượng xuất khẩu giảm. Giá thành nhập khẩu rẻ hơn, do đó có xu hướng gia tăng.
Tỷ trọng nhập khẩu tăng ít hơn xuất khẩu từ năm 2010, nghĩa là mức tổng thâm hụt thương mại - khoảng 500 tỷ đô la Mỹ vào cuối năm 2015 - vẫn ngang bằng con số của năm 2010. Nhưng Donald Trump liên tục đăng đàn chỉ trích mức thâm hụt thương mại của Mỹ trong suốt chiến dịch tranh cử.
Trump cho rằng, Trung Quốc và Mexico đă "cướp" công ăn việc làm của người Mỹ. Động thái này đă có hiệu quả, do cử tri tại các vùng Rust Belt ("Vành đai nghèo" phía đông bắc và trung tây nước Mỹ, gồm các bang chịu ảnh hưởng nặng nề của suy thoái kinh tế, từ vùng giàu có trở về tay trắng - ND) đă góp phần giúp Trump giành chiến thắng ngoạn mục.
Nếu Obama thành công trong việc mang lại 2 triệu việc làm như ông đă hứa, có lẽ Trump đă không gây được ấn tượng sâu sắc đến thế.
Hiện giờ, đề án xuất khẩu thất bại của Obama sẽ là bài học cho Trump. Tân tổng thống đắc cử quả quyết rằng ông sẽ "cứng rắn" trước các đối tác thương mại như Trung Quốc và Mexico, đàm phán các điều khoản có lợi hơn cho Mỹ.
Mục tiêu của ông là tạo ra được 25 triệu việc làm mới trong một thập kỷ. Nhưng cũng chẳng có lư do ǵ để tin rằng Trump sẽ thành công hơn Obama trong việc chi phối một phần phức tạp trong nền kinh tế toàn cầu theo hướng Mỹ hưởng lợi.