VBF-Vũ khí hạt nhân nguyên tử vẫn được coi là loại vũ khí số 1 TG v́ khả năng gây nổ phá hoại vô cùng lớn. Hiện lượng vũ khí nguyên tử được 2 nước sở hữu chính là Nga và Mỹ. Nếu như không có những hiệp định thỏa thuận th́ chắc chắn lượng bom nguyên tử trên TG sẽ c̣n tăng cao.Trang tin Business Insider cho biết, ngay sau khi Thế chiến II kết thúc, các nhà khoa học phát triển bom nguyên tử được thả xuống Nhật Bản đă tiên lượng số vũ khí hạt nhân cần thiết để hủy diệt toàn thế giới.
Nhà sử học người Mỹ Alex Wellerstein đă chia sẻ một văn bản tuyệt mật từ năm 1945 mới được công bố, trong đó ghi rằng các nhà khoa học tại trung tâm thí nghiệm Los Alamos, nơi chế tạo bom nguyên tử, đă đưa ra kết luận rằng “chỉ cần có trong tay 10 đến 100 phiên bản bom Supers của loại này” để gieo rắc nỗi đau cho toàn nhân loại.
Đó là thời điểm hoạt động chế tạo vũ khí hạt nhân đang trong giai đoạn sơ khai. Thế nhưng, các nhà khoa học vẫn có thể xác định sức công phá tiềm tàng của loại vũ khí mà họ đang phát triển. “Loại bom “Super” được nêu ra trong văn bản này chính là loại vũ khí mà ta ngày nay gọi là bom nhiệt hạch”, ông Wellerstein cho biết.
Khi đó, các nhà khoa học tin rằng họ có thể chế tạo một loại vũ khí có sức công phá từ 10 đến 100 megaton (tương đương hàng triệu tấn thuốc nổ TNT). Để so sánh, hai quả bom nguyên tử được thả xuống Hiroshima và Nagasaki (Nhật Bản) có sức công phá vào khoảng 15 kiloton, tức 0,015 megaton.
Điều đó có nghĩa, những vũ khí hạt nhân được chế tạo sau đó c̣n mạnh hơn hai quả bom trên gấp hàng ngàn lần.
Hiểm họa mà vũ khí hạt nhân mang lại không chỉ dừng lại ở sức nổ. Các nhà khoa học khẳng định rằng “chất phóng xạ sẽ hủy diệt toàn thế giới” do các bom nguyên tử mang chất uranium. Phơi nhiễm chất phóng xạ sẽ tăng tỉ lệ ung thư, sinh con bị dị tật và mặc nhiều bệnh di truyền khác.
Ông Wellerstein cho biết, những lo ngại về chất phóng xạ từ vũ khí hạt nhân vào năm 1945 vẫn chưa xuất hiện, và vấn đề này măi đến năm 1963 mới được nói đến, khi Mỹ “ngừng thử nghiệm vũ khí hạt nhân trên mặt đất trong khuôn khổ Hiệp ước Cấm thử Hạt nhân”.
Bằng một phép tính đơn giản, ta có thể thấy rằng 100 quả siêu bom có sức công phá 100 megaton phát nổ cùng lúc sẽ gây ra một vụ nổ 10.000 megaton. Theo ông Wellerstein, đây là con số mà các tài liệu trong một nghiên cứu năm 1953 xác định là “sẽ nâng mức độ phóng xa lên mức cực kỳ nguy hiểm”.
Trong suốt thời Chiến tranh Lạnh, vũ khí hạt nhân có sức công phá lớn đều nằm trong tay Mỹ và Liên Xô cũ, song may mắn thay chưa bao giờ được sử dụng.
Trong những thập niên gần đây, Mỹ và Nga đă bắt đầu giải giáp dần vũ khí hạt nhân, qua đó theo ông Wellerstein, “hiểm họa do nhiễm xạ trên toàn thế giới không c̣n lớn như trước”. “Mối lo ngại hiện tại là lượng khí cacbon được giải phóng từ các loại vũ khí hạt nhân, có thể ảnh hưởng xấu đến khí hậu Trái Đất”.
Trong quá khứ, Mỹ và Liên Xô đă từng cho nổ các siêu bom trong các cuộc thử nghiệm. Họ đă cho nổ một quả bom có sức nổ 15 megaton vào năm 1954, trong khi Liên Xô đă cho nổ Tsar Bomba, một quả bom nhiệt hạch có sức công phá 58 megaton.
|