Những quyết định của Tổng thống đắc cử Donald Trump đều thể hiện chính sách cứng rắn,không nhượng bộ đối với Trung quốc.Việc thành lập Ủy ban thương mại quốc gia cũng là lần đầu tiên được thành lập trong Nhà Trắng.Ngoài ra,ông Trump sẽ bổ nhiệm nhà kinh tế chống Trung quốc đứng đầu Uỷ ban này.
Ông Trump sẽ bổ nhiệm nhà kinh tế Peter Navarro – một người theo trường phái cứng rắn với Trung Quốc – để lănh đạo đơn vị này. Được đào tạo tại Harvard, ông Navarro là tác giả của các quyển sách như “Chết bởi Trung Quốc” và “Hổ ẩn: Chủ nghĩa quân phiệt của Trung Hoa với thế giới.” Cuốn “Chết bởi Trung Quốc” là những ghi chép về việc ngành công nghiệp của Mỹ mất việc vào tay người Trung Quốc như thế nào.
Từ nhiều năm nay, kinh tế gia này đă khuyến cáo nước Mỹ và Trung Quốc đang có một cuộc chiến tranh kinh tế và Mỹ cần phải quyết liệt hơn. Ông Navarro đă nhiều lần phê phán gay gắt Trung Quốc “chơi không đẹp” trong lĩnh vực thương mại – đơn cử như thao túng tiền tệ, ăn cắp bản quyền và sử dụng lao động rẻ mạt và không quan tâm đến ô nhiễm môi trường.
Thông điệp này cũng tương đồng với những ǵ ông Trump đă tuyên bố với cử tri trong quá tŕnh vận động bầu cử. Nhận xét về ông Navarro, ông Trump cho biết ông đă đọc sách của kinh tế gia này phân tích các vấn đề tồn tại trong chính sách thương mại của Hoa Kỳ và rất ấn tượng về sự rơ ràng, sắc sảo trong cách ông ấy lập luận.
“Navarro đă miêu tả chính xác việc toàn cầu hoá đă gây hại cho công nhân Mỹ như thế nào và đă đưa ra được giải pháp để giúp tầng lớp trung lưu lấy lại vị thế đă mất,” ông Trump nói.
Ban nhân sự của Trump gọi ông Navarro là “nhà kinh tế có tầm nh́n.” Nhiệm vụ của ông sẽ là phát triển các chính sách công nghiệp để giảm bớt thâm hụt thương mại, mở rộng tăng trưởng và ngăn chặn việc làm ở Mỹ bị xuất khẩu sang các nước khác. Việc bổ nhiệm này cho thấy ông Trump có ư định nghiêm túc trong việc thực hiện các lời hứa của ḿnh với cử tri về mục tiêu hồi sinh ngành công nghiệp sản xuất và tạo ra nhiều việc làm trong lĩnh vực trên.
Nhiều nhà kinh tế cho biết việc đặt ưu tiên vào giảm thâm hụt thương mại sẽ nhiều khả năng dẫn đến các chính sách thương mại bảo hộ. Tuy nhiên, họ cho rằng ưu tiên này bị đặt sai chỗ v́ sử dụng chính sách thương mại bảo hộ sẽ chỉ khiến dẫn đến việc tháo chạy vốn khổng lồ khỏi Mỹ, mất các thị trường xuất khẩu lớn và thậm chí là khủng hoảng kinh tế.
Từ năm 2000, ngành công nghiệp Mỹ đă mất 5 triệu việc làm. Thâm hụt thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc năm 2015 là 366 tỉ USD.