Kỹ năng sinh tồn là thứ được nhiều nước phương Tây và đặc biệt là Nhật coi trọng trong giáo dục. Nhờ đó mà nhiều người lớn và đặc biệt là em bé nhỏ đă thoát nạn mặc dù bị lạc một ḿnh trong rừng hoặc sa mạc. Một cô giáo cũng đă sống sót nhờ cỏ dại và nước tiểu sau nhiều giờ lạc lơng trong sa mạc hoang vu.
Rất nhiều người đă ca ngợi Karen Klein, một người mẹ hai con giảng dạy tại trường cao đẳng Northhampton ở Pennsylvania, về khả năng sống sót sau khi bị mắc kẹt hơn 24 giờ trong vùng ngoại ô hẻo lánh của Công viên quốc gia Grand Canyon.
Cô Karen Klein.
Trong chuyến đi tham quan từ Công viên Quốc gia Bryce Canyon ở bang Utah đến Vườn quốc gia Grand Canyon tuần trước khi Klein; chồng cô, Eric; và cậu con trai 10 tuổi của họ, chiếc xe thuê đă bị trượt khỏi đường và bị mắc kẹt trong một cái hố. Không có người nào khác ở trên đường và đường trong t́nh trạng rất xấu, Klein đă quyết định đi bộ trong tuyết sâu về phía tuyến đường 67 để t́m kiếm sự giúp đỡ.
Cô mặc một chiếc áo da có mũ trùm đầu, đội mũ len, và đi đôi ủng đi bộ (không thấm nước). Do tuyết sâu, chân Klein bị mắc kẹt dưới tuyết, khi kéo được chân lên th́ bị mất một chiếc giày. Sau khoảng hai mươi sáu dặm, cô tới đường cao tốc, và nó đă bị đóng. Klein buộc phải qua đêm ở ngoài trời, không giám ngủ v́ sợ hạ thân nhiệt trong khi ngủ, và để duy tŕ năng lượng cô đă ăn các cây cỏ dại và uống nước tiểu của chính ḿnh.
Ngày hôm sau, cô t́nh cờ phát hiện một căn pḥng nhỏ của một trạm canh gác tại Grand Canyon Cabins – nó đă bị đóng cửa. Cô phá cửa sổ, trườn vào trong và hoàn toàn kiệt sức. Trong khi đó, chồng cô leo lên vùng đất cao hơn gần chiếc xe, t́m thấy dịch vụ di động, và gọi cứu hộ 911. Lực lượng cứu hộ ngay lập tức đến tại khu vực chiếc xe gặp nạn, và cuối cùng cũng t́m thấy Klein, đang ngất lịm trên giường của trạm gác. Gia đ́nh đă được đoàn tụ trong nước mắt hạnh phúc, và Klein đă phải nhập viện v́ kiệt sức và chân trái bị tê cóng v́ đă không đi giày trong thời tiết băng giá.