Bộ Ngoại giao Mỹ cảm thấy không thấy có vấn đề ǵ khi cơ quan t́nh báo Mỹ không ra bằng chứng cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ.
Lư do cho việc này cũng dễ hiểu bởi đây là đặc thù công việc của cơ quan an ninh nói chung.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby trả lời các câu hỏi của phóng viên: "Tôi nghĩ không có nhiều người hoài nghi về việc cơ quan t́nh báo phải bảo mật các nguồn tin và phương pháp của họ".
"Họ (cơ quan an ninh) có trách nhiệm đảm bảo không tiết lộ các phương pháp và nguồn tin, chúng tôi cho phép cộng đồng t́nh báo tự quyết định khi nào giải mật thông tin, xác định những thông tin nào có thể công bố", ông Kirby nói thêm. Ông cũng cho rằng sẽ là “vô trách nhiệm” nếu làm điều ngược lại.
Khi nhắc lại việc Mỹ từng bắt đầu cuộc chiến ở Iraq dựa trên những kết luận t́nh báo sai lầm về vũ khí hủy diệt hàng loạt tại Iraq, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ gọi đó là sự so sánh "không chính xác".
"Không ai cho rằng không có những sai lầm giai đoạn 2000-2001, nhưng đó là cách đây 15 năm, kể từ đó đă diễn ra rất nhiều thay đổi… chúng tôi đă tiến lên phía trước và học được nhiều từ những sai lầm ấy", ông Kirby cho biết.
Trước đó, t́nh báo Mỹ đă công bố bản báo cáo về cái gọi là “sự can thiệp của Mátxcơva" trong chiến dịch tranh cử Tổng thống Hoa Kỳ.
Báo cáo lập luận rằng Tổng thống Vladimir Putin đă đích thân ra lệnh tác động vào diễn biến bầu cử ở nước Mỹ. Những tố cáo tương tự nhiều lần được đưa ra nhưng chưa bao giờ cung cấp được bằng chứng xác thực và Nga kiên quyết bác bỏ cáo buộc.
VietBF © sưu tầm