Nội tạng động vật là món ăn đường phố khá nổi tiếng ở các nước châu Á. Các chuyên gia cho biết nội tạng là nguồn dinh dưỡng giá trị nhưng cũng ẩn chứa nhiều nguy cơ sức khỏe.
Vậy ăn nội tạng thế nào để đảm bảo sức khỏe?
Nội tạng là các bộ phận bên trong của động vật như gan, thận, tim, dạ dày... Theo các chuyên gia, nội tạng động vật đúng là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng nhưng cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ với sức khỏe.
Trong các ruột của các loại động vật có rất nhiều vi khuẩn, ví dụ như ecoli, các vi khuẩn có thể là gây tả, kiết lị, thương hàn… hay các vi khuẩn gây lao.
Mối nguy hiểm nhất là nội tạng động vật thường không có nguồn gốc, khi chế biến, chúng ta cũng không thể biết chúng còn tươi hay không. Chưa kể tới việc có những con lợn nhiễm bệnh, bị ốm, nhiễm liên cầu khuẩn thì trong máu, nội tạng của con lợn ấy có vi khuẩn vô cùng nguy hiểm.
Có quá nhiều trường hợp ăn tiết canh bị phát bệnh, nguy hiểm tới tính mạng. Đó là lời cảnh báo cho tất cả chúng ta. Người nhiễm bệnh này có thể có các triệu chứng viêm não, xuất huyết, viêm phổi, viêm cơ tim, nguy kịch, có thể dẫn tới tử vong.
Người mắc các bệnh rối loạn chuyển hoá như tăng cholesterol máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh gout, bệnh thận, người thừa cân - béo phì... (Ảnh minh họa)
Gan, dạ dày, ruột non, ruột già của động vật chính là nơi tiêu hóa thức ăn và chứa đựng cặn bã thức ăn. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ, sát trùng cẩn thận thì việc đưa vi khuẩn gây bệnh vào cơ thể là điều không thể nào tránh khỏi. Đó là chưa kể đến khâu vận chuyển, thời gian vận chuyển. Loại thực phẩm này để lâu, càng tạo điều kiện cho các vi khuẩn kí sinh và gây bệnh…
Đó là chưa kể đến việc, không phải đối tượng nào cũng có thể ăn được nội tạng động vật. Phần lớn các loại phủ tạng đều chứa nhiều chất đạm, riêng các loại tim, gan chứa nhiều sắt và vitamin A. Tuy nhiên nhược điểm chủ yếu của các loại phủ tạng là chứa nhiều chất béo; đặc biệt cholesterol rất cao, nhất là trong óc, gan và thận.
Vì thế, nội tạng đặc biệt không phù hợp với người cao tuổi, người mắc các bệnh rối loạn chuyển hoá như tăng cholesterol máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh gout, bệnh thận, người thừa cân - béo phì...
VietBF © sưu tầm