Bộ trưởng Tư pháp Mỹ đă bị Tổng Thống sa thải, chuyện này làm người Mỹ nhớ lại "vụ thảm sát đêm thứ Bảy". Những người có quan điểm "lệch sóng" sẽ bị sa thải đúng như câu chuyện chính trị. Và giờ đây quốc hội thuộc về ông Trump th́ khó có ai có thể ngăn cản được những chính sách "quái gở" của Tổng Thống.
Trong lịch sử của Mỹ, việc một Tổng thống muốn sa thải ngay một nhân vật "không đồng quan điểm" - giống như cách Trump sa thải Bộ trưởng Tư pháp Sally Yates vào 11h đêm ngày 30/1 - trước đây đă từng xảy ra vào một thứ Bảy mùa thu năm 1973 và được truyền thông Mỹ gọi là "Vụ thảm sát đêm thứ Bảy".
Lúc đó, Tổng thống Nixon gọi Bộ trưởng Tư pháp Elliot Richardson đến và yêu cầu ông sa thải công tố viên Archibald Cox - người đang điều tra vụ Watergate.
Công tố viên Cox lúc đó đă ban hành một "trát ṭa" yêu cầu được cung cấp nội dung những đoạn hội thoại đă được ghi âm của tổng thống Nixon, khiến Tổng thống lo ngại.
Bộ trưởng Richardson lúc đó đă từ chối việc thực thi yêu cầu của Nixon, và sau đó từ chức.
Nixon tiếp tục t́m kiếm sự ủng hộ từ William Ruckelshaus, thứ trưởng của Richardson và yêu cầu ông này sa thải Cox. Ruckelshaus cũng đă không thực hiện yêu cầu này của tổng thống và từ chức.
Không nản ḷng, Nixon sau đó trao quyền quản lư Bộ Tư pháp cho Robert Bork và lại yêu cầu ông này sa thải Cox. Bork đă vui vẻ thực hiện ngay lập tức, và sau này không ngần ngại tiết lộ rằng Tổng thống Nixon rất biết ơn ông.
Thế nhưng, cuối cùng, hành động này của Bork và Nixon lại trở nên không cần thiết khi Nixon cũng phải từ chức 9 tháng sau đó.
Bộ trưởng Tư pháp Richardson và Thứ trưởng Ruckelsaus được ghi nhớ như những công chức có nguyên tắc và đạo đức, c̣n tên của ông Bork sau này trở thành một động từ, với nghĩa "hủy hoại thanh danh của chính ḿnh".
Việc bà Sally Yates bị sa thải một cách bất ngờ, đă không chỉ làm cho những nghị sỹ Dân chủ nổi giận, mà họ c̣n đe dọa sẽ xem xét sự độc lập của Bộ Tư pháp trong chính quyền Trump.
Nghị sỹ Dân chủ John Conyers (bang Michigan) đă viết trên Twitter:
"Trump đă bắt đầu thực hiện những hành động giống như cách Nixon đă từng làm, và tất cả những việc đó đe dọa sự độc lập – một giá trị đáng ca ngợi – của Bộ Tư pháp. Khi có những quan chức chính phủ mẫn cán gọi các mệnh lệnh của Trump là trái pháp luật và vi hiến, ông ấy đơn giản là sa thải họ. Chính phủ dường như đă trở thành một show truyền h́nh thực tế!" [Trump là nhân vật chính trong show truyền h́nh thực tế nổi tiêng ‘You’re fired’ – Anh bị sa thải]
Bà Yates đă bị sa thải trong bối cảnh chính quyền mới vẫn đang cố gắng vượt qua những chỉ trích đối với chính sách cấm nhập cư cứng rắn của Trump.
Trong làn sóng chỉ trích đó là cả những nhận xét khá "chua cay" của những đảng viên Cộng ḥa, những người mà Tổng thống Trump không hề tham vấn khi đưa ra chính sách và họ cũng bất ngờ và bị động như tất cả những người khác.
"Họ [Trump và các cố vấn thân tín] biết họ có thể làm theo cách tốt hơn và tôi đoán rằng bây giờ họ đang cố gắng giải quyết đống lộn xộn này. Có thể họ đă hiểu ra rằng giao tiếp và quy tŕnh nội bộ là những điều có ích", Thượng nghị sĩ Bob Corker – Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Thượng viện – cho biết.
Việc Bộ trưởng Bộ Tư pháp Yates bị cách chức trong đêm cũng đă trở thành một "lời cảnh tỉnh" đối với các thượng nghị sỹ Dân chủ.
Chính bài học này sẽ làm cho những cuộc điều trần sắp tới đối với ứng viên Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions trở nên căng thẳng hơn, khi những nghị sỹ Dân chủ hiểu rằng họ sẽ phải ngăn cản Sessions trở thành Bộ trưởng Tư pháp nếu muốn ngăn cản những chính sách của Trump.
Theo CNN, nh́n lại những ứng viên cho các vị trí cấp cao trong chính quyền Trump, hầu hết họ là những người có tố chất "tuân thủ" – rồi sẽ được một Quốc hội mà những người Cộng ḥa chiếm đa số ủng hộ. Như vậy, nếu tất cả các ứng viên đó được thông qua, th́ có lẽ không c̣n ai có thể ngăn cản được Trump.